Nhân sự kiện chuyến thăm chính thức
của Chủ tịch Kim Jong-Un đến Việt Nam, hãy cùng chúng tôi nhìn nhận lại
những sự thật tại Triều Tiên. Đây không phải là những lời tô vẽ hay
những sự việc bị bóp méo bởi truyền thông của các nước Phương Tây. Đây
đơn giản chỉ là sự thật tại đất nước Triều Tiên xinh đẹp, gần gũi.
Thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên. |
1.
Triều Tiên là đất nước không có bất cứ loại thuế nào. Và đất nước này
đã có hơn 70 năm Công nghiệp hóa hạng nặng (sắt & thép) nhờ vậy
Triều Tiên xuất xưởng được nhiều mẫu ôtô thương hiệu bản xứ từ nhiều năm
nay. Một trong những công ty sản xuất ôtô nổi tiếng nhất của Triều Tiên
là Pyeonghwa Motors. Trong tiếng Hàn Quốc, Pyeonghwa có nghĩa là hòa
bình. Mẫu xe Zunma trong hình của Pyeonghwa có nét thiết kế giống chiếc
Mercedes E320 đời 1997 và đèn pha của Ford.
Ngoài
xe hơi, người Triều Tiên còn tự sản xuất được smartphone. Năm 2016, CIA
ước tính có khoảng hơn 3 triệu thuê bao di động tại Triều Tiên. Trong
hình là mẫu smartphone Pyongyang Touch ra mắt năm 2014. Dù không có
thông tin cụ thể về chiếc điện thoại này, một website tại Nhật Bản là
Choson Sinbo cho biết đây là chiếc điện thoại phổ biến với giới trẻ
Triều Tiên. Pyongyang Touch được cho là sử dụng một phiên bản khác của
hệ điều hành Android được “Triều Tiên hóa”.
2.
Không có tội phạm có tổ chức, rất ít tội phạm hình sự và các hành động
phá hoại (như biểu tình “ôn hòa” ở nước nào đó chẳng hạn).
3.
Đất nước hoàn toàn không có ma túy. Ngoại trừ rượu và thuốc lá (món này
dùng khá nhiều, cũng như ta và Nga, hic), không ai biết ma túy là cái
gì.
4. Công nhân là chủ sở hữu các nhà máy xí nghiệp, nông trang, được quyền tham gia mọi quyết định của tập thể sản xuất.
5.
Các kỳ nghỉ của người lao động được đài thọ hoàn toàn bằng tiền của nhà
nước, được nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe ở các spa, khách sạn và các nhà
nghỉ dành cho tất cả người lao động.
Mẫu xe Zunma của Pyeonghwa có nét thiết kế giống chiếc Mercedes E320 đời 1997 và đèn pha của Ford. |
6.
Một xã hội giữ được truyền thống văn hóa dân tộc, không bị ảnh hưởng
xâm thực bởi các giá trị tư tưởng văn hóa lai căng tây âu. Hoàn toàn
không có gái mại dâm và phim ảnh khiêu dâm. Một xã hội đạo đức với các
giá trị văn hóa truyền thống được chú trọng, trong đó quyền riêng tư của
con người được coi là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm (theo thuyết
Juche, chủ thể).
7.
Nhà ở được nhà nước đảm bảo cho tất cả mọi người, hoàn toàn miễn phí.
Hoàn toàn không có người lang thang và vô gia cư như ở các nước cường
quốc tư bản. Không có khu ổ chuột, không có ai phải sống dưới gầm cầu,
vỉa hè, không có chênh lệch giàu nghèo lớn.
8.
Tự do tôn giáo được đảm bảo bằng pháp luật, được phép xây dựng các công
trình tôn giáo và tổ chức các nghi lễ tôn giáo. Tuy nhiên, tôn giáo
phải tôn trọng độc lập chủ quyền quốc gia, không được phép liên hệ với
nước ngoài. Ví dụ: Kitô giáo của Triều Tiên hoàn toàn độc lập, không phụ
thuộc vào Vatican.
9.
Nền Y tế công lập đủ khả năng đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Y
tế dự phòng sử dụng 60%, y học cổ truyền và 40% Tây y. Triều Tiên có
215.700 bác sĩ, tức 8,8 bác sĩ/1000 dân, 15% GDP dành cho Y tế. Cứ 130
gia đình lại có 01 bác sĩ chuyên trách, hàng ngày trực phòng khám và tư
vấn vào buổi sáng, buổi chiều đến thăm khám tại các hộ gia đình.
10.
Triều Tiên là quốc gia có nền khoa học, thể thao và nghệ thuật phát
triển, phục vụ các nhu cầu cơ bản của đất nước và con người, con người
là trọng tâm ưu tiên trong chiến lược phát triển. Mọi hoạt động thể
thao, nghệ thuật đều miễn phí, các sân vận động, trung tâm văn hóa, bảo
tàng, rạp hát, rạp chiếu phim và thư viện đều không bán vé.
Ngoài xe hơi, người Triều Tiên còn tự sản xuất được smartphone. |
11.
Nhà nước đảm bảo cung cấp lương thực cho tất cả các công dân, dù là
người lao động hay không, mỗi người 0,45 kg gạo/ngày, cung cấp cả thực
phẩm cơ bản như trứng và đậu hũ, mỗi người đàn ông trưởng thành còn được
cung cấp 7 lít bia/tháng.
12.
Nền tảng Cách mạng của Triều Tiên được xây dựng dựa trên “Liên minh
thống nhất toàn xã hội”, với vai trò lãnh đạo của Giai cấp Công nhân.
Triều Tiên đặc biệt quan tâm Cách mạng tư tưởng, từ đó xây dựng đất nước
thành một khối thống nhất.
13.
Người lao động làm việc 8 giờ/ngày từ thứ hai đến thứ năm. Thứ sáu tham
gia trên cơ sở tình nguyện các hoạt động lao động Cộng sản. Nghỉ ngơi
thứ bảy và chủ nhật (không tăng ca, không làm thêm). Với 32 giờ làm
việc/tuần, Triều Tiên là quốc gia có số giờ làm việc quy định ít nhất
thế giới. Những ngày nghỉ, lễ tết đều được hưởng nguyên lương. Nghỉ ốm,
điều dưỡng, chữa bệnh vẫn được hưởng 100% tiền lương.
14.
Việc làm được nhà nước đảm bảo, không có ai thất nghiệp. Mỗi người đều
có quyền lựa chọn công việc theo nguyện vọng nếu đáp ứng được các yêu
cầu, nếu không thì vẫn được sắp xếp công việc khác. Nông dân (công nhân
nông nghiệp) và thợ mỏ được hưởng lương cao nhất, tham gia quân đội là
nghĩa vụ bắt buộc nhưng được coi là tầng lớp vinh dự nhất trong xã hội.
15.
Không có khái niệm sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Nền kinh tế của
đất nước hoàn toàn thuộc sở hữu toàn dân theo đường lối kinh tế của Chủ
nghĩa xã hội. Lợi nhuận từ sản xuất một phần được trả lương cho người
lao động, còn lại nộp toàn bộ vào ngân sách quốc gia. Lịch sử Triều Tiên
chưa bao giờ xảy ra khủng hoảng kinh tế và cũng chả biết khủng hoảng là
gì…
Nhà ga tàu điện ngầm dưới lòng đất nhộn nhịp người đi lại. |
16.
Nền giáo dục hoàn toàn công lập, miễn phí từ Nhà trẻ cho tới trên Đại
học cũng như giáo dục thường xuyên, với chất lượng cao. 100% trẻ em đến
trường học. Tỷ lệ dân số biết đọc biết viết là 99,9%, cao nhất thế giới
cùng Cuba.
17.
Đặc biệt, tháng 12/2012, Triều Tiên đã phóng thành công tên lửa mang vệ
tinh do nước này tự chế tạo nên vũ trụ, trở thành một trong số ít các
quốc gia làm chủ được công nghệ vũ trụ. Tại châu Á thời điểm năm 2015,
ngoài Triều Tiên thì chỉ có Ấn Độ và Trung Quốc đạt được thành tựu này,
trong khi cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều không thực hiện được.
Kim Nhật Thành nói về giáo dục:
“Nguyên
tắc cơ bản nhất của giáo dục xã hội chủ nghĩa là ở kết quả của quá
trình giáo dục, học sinh và sinh viên phải trở thành những người Cách
mạng, với lý tưởng Cộng sản và khả năng hành động.
Để
làm được điều đó, giáo dục phải dạy cho họ những lý tưởng của Chủ nghĩa
cộng sản, kiến thức khoa học của thế giới và đất nước. Cuối cùng, giáo
dục phải giúp học sinh sinh viên phát triển trở thành những con người
thực thụ”.
Nói thêm:
Năm
1953 Triều Tiên chỉ là một đống đổ nát sau chiến tranh, cơ sở hạ tầng
bị phá hủy, nhà máy, công trường bị tàn phá nặng nề do bom đạn, binh
lính và dân thường thương vong nghiêm trọng nên thiếu sức lao động.
10
năm sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, tốc độ tăng trưởng trung
bình của kinh tế Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên lên tới 25%/năm.
Cuối thập kỷ 1960, toàn bộ nông thôn Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều
Tiên có đường điện. Cuối thập kỷ 1970, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều
Tiên tự túc được trong sản xuất lương thực.
Năm
1979 Triều Tiên được coi là một quốc gia chuẩn hiện đại hóa. Sự phát
triển vượt bậc về kinh tế khiến GDP bình quân theo đầu người, tuổi thọ,
tỉ lệ người biết chữ của Triều Tiên tăng lên nhanh chóng. Chế độ phúc
lợi xã hội của Triều Tiên thời kỳ đó cũng khá cao, năm 1979 đã thực hiện
toàn diện chế độ giáo dục miễn phí và y tế công cộng miễn phí, cung cấp
toàn đồ dùng cần thiết là áo khoác, áo may ô và giày cho đối tượng từ
trẻ em mầm non, học sinh tiểu học đến sinh viên đại học. Việc phân bố
nguồn của cải xã hội ở Triều Tiên khá đồng đều.
Đầu
thập kỷ 1980, 70% diện tích đất canh tác của quốc gia này được tưới
tiêu, 95% hoạt động gieo cấy và 70% hoạt động thu hoạch được cơ khí hóa.
Năm 1984, lần đầu tiên tổng sản lượng lương thực của Triều Tiên đạt 10
triệu tấn, đáp ứng được nhu cầu lương thực trong nước và xuất khẩu một
phần. Kinh tế công nghiệp của cũng phát triển với tốc độ rất nhanh.
Năm
2004 nông nghiệp Bắc Triều Tiên đạt khoảng 4,25 tấn lương thực, khai
thác mỏ tăng 21,3%, thủy điện tăng 17%. Năm 2005, sản lượng nông nghiệp
đạt khoảng 4,8 triệu tấn lương thực, năm 2006 là 4 triệu tấn, năm 2015
là 5,4 triệu tấn.
Đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên, ông Lê Quảng Ba nói về đời sống xã hội bên trong một đất nước Triều Tiên bị cấm vận, khép kín:
“Đúng
là nếu chỉ đọc báo chí bên ngoài thì tưởng như Triều Tiên rất đói khổ,
kiệt quệ. Song nhiều đoàn của Việt Nam và các nước khác sau khi thăm
Triều Tiên về đều kinh ngạc: Không ngờ Triều Tiên lại phát triển đến như
vậy… Về công nghệ cao, Triều Tiên có nhiều thành tựu mà ta phải ngưỡng
mộ. Tiềm lực của người Triều Tiên chính là sức mạnh tinh thần và văn
hóa, từ đó dẫn đến tiềm lực quốc phòng của họ… Tôi nghĩ ở đây có vấn đề
về thông tin. Chẳng hạn như có 100 thông tin, hình ảnh đăng tải trên thế
giới về Triều Tiên thì có đến 80% là từ báo chí phương Tây, hay các
nước mà Triều Tiên gọi là thù địch, tức chỉ nói xấu, hay không có thì
dựng ra là có. Bản thân Triều Tiên cũng ít đưa hình ảnh của mình ra
ngoài, nên dễ dẫn đến bị nhìn nhận sai lệch. Riêng tôi thấy rằng cần
bình tĩnh xem xét và đặt lại câu hỏi: “Bao giờ ta có thể làm được như
họ?” Trước khi đến, nhiều người cứ nghĩ Triều Tiên là quốc gia vô cùng
khốn khổ, người dân thì hiếu chiến, nhưng đó là bởi họ chưa trực tiếp
tham quan Triều Tiên. “Trăm nghe không bằng một thấy”, nếu tiếp nhận
thông tin qua nguồn gián tiếp, sự sai lệch sẽ rất nhiều”.
(Tinh Hoa)
Không có nhận xét nào