Báo chí Việt Nam những ngày sau Tết gọi sân bay Tân Sơn Nhất (TSN) là một chảo lửa để chỉ cảnh kẹt xe liên tục tại sân bay này.
Sân golf nằm trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh ngày 14 tháng 4 năm 2015. (Ảnh minh họa) |
Những
thông tin chính thức còn nói đến việc máy bay phải lượn vòng nhiều lần
để chờ đáp, vì số lượng chuyến bay đi và đến Tân Sơn Nhất ngày càng
nhiều.
Kế
hoạch mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất đã được đưa ra từ lâu, nhưng giới
báo chí trong nước đặt câu hỏi là tại sau kế hoạch đó vẫn không được
thực hiện?
Quyết
định cao cấp nhất liên quan đến việc mở rộng sân bay TSN được Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phú đưa ra vào tháng tư 2017, đồng ý cho mở rộng sân bay về
cả hai hướng Bắc và Nam của sân bay này.
Trước đó người ta chỉ nói đến việc mở rộng sân bay TSN về phía Nam, vì phía Bắc là một sân golf do quân đội quản lý.
Tuy
nhiên việc quân đội cản trở việc mở rộng sân bay lại được báo chính
công khai chỉ trích, cho nên sau đó đã dẫn đến quyết định của Bộ Quốc
phòng Việt Nam là sẵn sàng trao đất lại cho sân bay TSN khi cần. Điều đó
đã dẫn đến quyết định ký điều chỉnh việc mở rộng sân bay TSN của Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Nhưng tại sao gần hai năm đã trôi qua mà không thấy việc mở rộng này được bắt đầu?
Tháng
3/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lặp lại một lần nữa chuyện mở rộng
sân bay TSN về cả hai hướng bắc và nam. Đến cuối năm 2018, văn phòng của
ông Nguyễn Xuân Phúc lại ra công văn thúc giục các bên có liên quan
tiến hành việc mở rộng sân bay TSN.
Tiến
sĩ Phạm Chí Dũng, một nhà quan sát độc lập tại Sài Gòn, theo dõi rất kỹ
những diễn tiến xung quanh việc mở rộng sân bay TSN cho đài RFA biết:
“Đất
thì có sẵn rồi, vấn đề là có muốn mở rộng hay không? Có tiền mở rộng
hay không? Quả bóng hiện nay nằm trong chân Bộ Quốc phòng. Tôi cho rằng
đây là một sự chậm trễ rất cố ý. Kể từ tháng 5/2017 đến nay, chính phủ
đã chỉ đạo nhưng mọi việc dậm chân tại chỗ.”
Đó là nói về phần mở rộng về phía bắc, liên quan đến khu đất hiện do Bộ Quốc phòng quản lý.
Còn phần mở rộng về phía Nam ,theo ông Phạm Chí Dũng sẽ phải giải tỏa rất nhiều khu dân cư tốn rất nhiều tiền.
Tiến
sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh cho đài RFA biết rằng ông không nắm chi tiết
về kế hoạch mở rộng sân bay TSN, nhưng ông cũng cho rằng vấn đề tiền vốn
để đầu tư vào kế hoạch này là một vấn đề quan trọng.
Nhưng
lý do quan trọng nhất cản trở việc mở rộng sân bay TSN, theo ông Phạm
Chí Dũng, là sự tồn tại của một đại dự án tên gọi là sân bay Long Thành.
Dự
án này nằm cách Sài Gòn vài chục ây số, được xem sẽ là sân bay quốc tế
chính cho khu vực phía Nam. Dự án này được quyết định từ tận năm 2005,
tức là cách đây gần 15 năm.
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhận định về sự liên quan giữa đại dự án sân bay Long Thành và việc sân bay TSN không được mở rộng:
“Đây
là nguyên nhân thâm sâu nhất, tôi cho rằng từ năm 2017 đến nay Bộ Quốc
phòng và Bộ Giao thông vận tải, và cả những nhóm lợi ích tìm cách câu
giờ để tiến hành xây dựng sân bay Long Thành. Khi xây dựng sân bay Long
Thành rồi thì sẽ không mở rộng sân bay TSN nữa.”
Ông
Phạm Chí Dũng nói thêm rằng khi đó, những khoảnh đất hiện nay là sân
golf sẽ được sử dụng thương mại đem lại rất nhiều lợi nhuận cho Bộ Quốc
phòng cũng như các nhóm lợi ích.
Nhưng việc khởi động đại dự án sân bay Long Thành không hề dễ dàng.
Đã
có rất nhiều chỉ trích từ giới chuyên gia cho rằng đại dự án này quá
tốn kém. Số vốn được tính toán hiện nay cho dự án này là 5.4 tỉ đô la
Mỹ, theo báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, số ra ngày 11/2/2019. Và
theo một số chuyên gia, thời gian khởi công đại dự án này có khả năng bị
lùi lại 5 năm, và khi đó số vốn đầu tư có khả năng tăng lên đến 10 tỉ
đô la Mỹ.
Ông
Phạm Chí Dũng cho rằng dù tốn kém như vậy nhưng đại dự án Long Thành
cũng được đề ra vì hai lý do, thứ nhất là giới qui hoạch Việt Nam trước
đây dự tính là sẽ có vốn viện trợ phát triển với lãi suất ưu đãi của
nước ngoài (ODA) nhưng hiện nay vốn đó không còn nữa. Lý do thứ hai là
các nhóm lợi ích muốn đưa ra dự án này để đẩy giá đất xung quanh khu vực
Long Thành, mà họ đã chiếm dụng lên cao.
Theo
ghi nhận của báo chí Việt Nam, vào tháng 7/2018, trong một buổi làm
việc tổng kết một giai đoạn dài dùng vốn ODA ưu đãi, Phó Thủ tướng kiêm
Ngoại trưởng Việt Nam, ông Phạm Bình Minh cho biết, những đồng vốn ưu
đãi về lãi suất đó sẽ không còn nữa.
Cũng theo báo chí Việt Nam ghi nhận, vào tháng 8/2017, giá đất tại Long Thành đã tăng đến 60%.
Tuy
vậy theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, việc xây mới sân bay Long Thành và mở
rộng sân bay TSN đều là những chuyện phải làm. Ông nói với đài RFA:
“Theo
tôi thì trước nhất nên mở rộng sân bay TSN, tận dụng những phương tiện
của sân bay TSN đến mức tối đa, trên cơ sở đó dần dần tiến đến việc xây
dựng sân bay Long Thành. Tình hình hiện nay là thiếu vốn thì khó mà xây
dựng được sân bay Long Thành.”
Như
vậy câu hỏi do giới báo chí Việt Nam đặt ra tại sao không mở rộng sân
bay TSN có thể được trả lời dễ dàng rằng hiện không có vốn để thực hiện.
Bên cạnh đó, việc trì hoãn này cũng có thể do những nhóm lợi ích không
muốn mở rộng TSN, để hòng chiếm cứ những khoảnh đất vàng tại đây.
Theo
thông tin của báo chí Việt Nam, sự tăng trưởng của riêng các hãng hàng
không Việt Nam hiện nay đã là 8-10%, sự tăng trưởng này sẽ đè nặng lên
sân bay TSN, làm cho nó càng quá tải hơn. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh lo ngại
thêm rằng sắp tới đây việc hợp tác hàng không với Hoa Kỳ thành hiện thực
thì sân bay TSN sẽ đón nhận một áp lực rất lớn.
Như
vậy hình ảnh chảo lửa mà báo chí Việt Nam dùng để tả cảnh sân bay TSN,
được hứa hẹn không chỉ là những hình ảnh trong ngày Tết mà sẽ là thường
trực ở thành phố Sài Gòn lớn nhất nước này.
Kính Hòa
(RFA)
Không có nhận xét nào