Mới đây đã lộ thêm một bằng chứng
sống động về Bộ GTVT cố ý câu giờ mà không mau chóng chấm dứt sự tồn tại
của sân golf Tân Sơn Nhất và mở rộng sân bay dân sự cùng tên.
Hình minh họa |
“Những “bất thường” cần làm rõ khi mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất” là tựa đề của báo Dân Việt ngày 21/2/2019.
Theo
tờ Dân Việt, để “cứu” sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ GTVT có 2 đề án mở rộng
theo đề xuất của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV)) và Công ty
Hàng không Lưỡng dụng Ngôi Sao Việt (Vietstar). Tuy nhiên, vẫn không
thể thực hiện cùng 1 lúc (vì có nhiều tranh cãi), bởi đề án của ACV chưa
mang tính khả thi cao. Từ thiết kế nhà ga, quỹ đất, công suất, đến tiến
độ thực hiện đều bất cập so với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Cũng
theo Dân Việt, mặc dù Thủ tướng đã quyết định mở rộng sân bay Tân Sơn
Nhất với việc xây thêm ga hành khách, nhưng khi ACV đưa ra thiết kế tại
văn bản số 1942/QĐ-BGTVT về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn 2020, định hướng đến
2030 do Thứ trưởng Lê Đình Thọ ký lại khác xa so với quyết định của tư
vấn ADPi (Pháp) trước đó.
Đây
là một điểm “bất thường” bởi nó khác so với những gì Thủ tướng cùng các
Bộ, ngành đã thống nhất trước đó. Cụ thể, ACV quyết định xây dựng nhà
ga trên diện tích đất 16 ha (thay vì 26 ha như tư vấn Pháp được Thủ
tướng phê duyệt). Thậm chí, nhà ga này chỉ có diện tích 100.000 m2, thay
bằng 200.000 m2 phục vụ 20 triệu hành khách.
Trong
khi sân bay Tân Sơn Nhất đang trong giai đoạn quá độ, thì việc “thu
nhỏ” nhà ga T3 liệu có tiếp tục là một điểm tắc nghẽn mới đối với ngành
Hàng không? Đặc biệt, với công suất 20 triệu khách thì hàng loạt các
tiện ích nhà ga phải đảm bảo về đường ra vào, bãi đậu xe, tiện nghi nhà
ga, nơi tiếp nhận đón trả khách, an ninh….
Được
biết, thiết kế của ACV kế thừa theo văn bản số 3193/QĐ-BGTVT ngày
7.9.2015 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế
Tân Sơn Nhất giai đoạn 2020, định hướng đến 2030 của Bộ trưởng Bộ GTVT.
Tuy
nhiên, ACV đã tự “xoá sổ” chính quyết định 3193/QĐ-BGTVT bằng việc xoá
nhà ga lưỡng dụng đã có trong Quyết định này, dù trước đó, chính Bộ GTVT
đã có văn bản cho phép và yêu cầu Hãng hàng không Lưỡng dụng Ngôi Sao
Việt (Vietstar Airlines) sớm triển khai xây dựng nhà ga lưỡng dụng.
Cần
phải nhắc lại, trong khi sân bay Tân Sơn Nhất bị quá tải, việc “thu
nhỏ” nhà ga T3, Tân Sơn Nhất phải chăng ACV đang đi ngược với quyết định
của Thủ tướng Chính phủ, đi ngược với các quyết định của Bộ GTVT trước
đó.
Mặt
khác, Quyết định 1942/QĐ-BGTVT do Thứ trưởng Lê Đình Thọ ký ban hành đã
được các Bộ, Ngành, đơn vị tư vấn thống nhất? Bộ GTVT có phải đang cố
tình kéo dài thời gian chậm triển khai sân bay Tân Sơn Nhất khiến cho
các hãng Hàng không phải lao đao vì thiếu sân đỗ, máy bay phải bay lòng
vòng trên bầu trời thêm 15 – 12 phút mới được hạ cánh?...
Văn bản do Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ ký. |
Những kẻ chiếm dụng đất
Dù
diện tích đủ để thiết lập một sân bay khổng lồ với hơn 3.000 ha thời
Việt Nam Cộng Hòa để lại, nhưng từ sau 1975 sân bay TSN đã bị thẳng tay
lấn chiếm diện tích bừa bãi khi đại gia nhóm lợi ích quân đội đã chiếm
157 ha đất vàng làm sân golf, nhà hàng, khách sạn, chung cư.
Tập
đoàn Him Lam của đại gia Dương Công Minh - người mà giờ đây đang ngự
trị ở Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - bị xem là thủ phạm chiếm dụng 157
ha đất của sân bay dân sự TSN từ hàng chục năm qua. Dự án sân golf TSN
cũng do tập đoàn này làm chủ đầu tư. Tập đoàn này còn tai tiếng với loạt
scandal như: xây không phép sân tập golf và nhà hàng Him Lam; tự ý lấn
chiếm hành lang sông Sài Gòn, xây vượt tầng trái phép; coi thường pháp
luật, ngang nhiên cưỡng đoạt tài sản của doanh nghiệp khác; lọt danh
sách đen cưỡng chế nợ của Bộ Tài chính với số tiền nợ lên tới 34,8 tỷ
đồng…. Theo nhà báo Nguyễn Đình Ấm là người có thâm niên trong ngành
hàng không và hiện nay là hội viên Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, thậm
chí chủ tập đoàn này còn nhẫn tâm “đầu độc” người dân Sài Gòn bằng 200
tấn thuốc trừ sâu đổ xuống sân golf TSN mỗi năm nhưng vẫn không hề bị
truy cứu trách nhiệm.
Vào
năm 2015, khi sân bay TSN bắt đầu rơi vào tình thế bế tắc giao thông,
phía quân đội mà cụ thể là viên đại tướng bị coi là “thân Trung Quốc”
Phùng Quang Thanh cùng con ruột là đại tá Phùng Quang Hải đã không một
lần nhượng bộ đòi hỏi của làn sóng dư luận về thu hồi diện tích sân golf
để mở rộng sân bay TSN.
Khi
đó, Đại tá Phùng Quang Hải chính là “chủ” một doanh nghiệp lớn trong
quân đội mà được biết đã chiếm được rất nhiều khu đất vàng ở nhiều địa
phương trên toàn quốc, trong đó có đất ở sân bay TSN.
Mọi
việc chỉ nhúc nhích chuyển động sau cú rớt đài của tướng Thanh tại Đại
hội 12 của đảng cầm quyền vào đầu năm 2016, kéo theo cú ngã ngựa của
Đại tá Hải vào cuối năm đó.
Sau
câu chuyện “xuống chó” của cha con Phùng Quang Thanh và sau khi hai
quan chức này biến mất không để lại tăm hơi trên chính trường lẫn thương
trường, dường như xuất hiện cuộc “nổi dậy” của một nhóm tướng lĩnh
trong quân đội - những người mà từ lâu đã bất đồng chính kiến với tướng
Thanh về thái độ quỵ lụy với Trung Quốc và phản ứng với vô số lợi ích
của gia đình tướng Thanh.
Tuy
nhiên ngay cả khi nhóm tướng lĩnh trên có ra mặt ủng hộ chủ trương thu
hồi sân golf TSN để lấy đất phục vụ sân bay dân sự, mọi chuyện vẫn không
hề dễ dàng. Dù không còn Phùng Quang Thanh và Phùng Quang Hải, người
dân vẫn e rằng “đạn” của những đại gia quân đội như Dương Công Minh vẫn
còn quá dồi dào, đủ để bắn phá nhu cầu lưu thông thiết thân của dân
chúng và khách quốc tế.
Trong thương trường và chính trường ở Việt Nam, “đạn” đã trở thành một ‘tôn giáo”, được dân gian ví như “tiền là tiên là phật”.
Không
chỉ Dương Công Minh, mối đe dọa đối với dân cư và giao thông xung quanh
sân bay TSN còn là Bộ GTVT - cơ quan chủ quản của sân bay này.
Không
biết lượng ‘đạn’ đã được ‘bắn’ nhiều đến mức nào, nhưng bằng chứng rõ
nhất về thái độ nhóm lợi ích muốn giữ được sân golf TSN là trong suốt
một năm rưỡi kể từ khi mạng xã hội, dư luận xã hội và một số trong giới
đại biểu quốc hội dậy sóng về cái mà một quan chức quốc phòng còn dám
ngụy biện là ‘sân golf TSN là lá chắn phòng thủ quốc gia’!
Minh Quân
(VNTB)
Không có nhận xét nào