Việc báo chí được bật đèn xanh đăng các hồ sơ nhân 40 năm sự kiện 17-2-1979 (Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam) đang được không ít người vỗ tay “hoan hô Tuyên giáo”. Có người thậm chí “cám ơn anh Võ Văn Thưởng!”.
Có nhiều điều để phân tích động thái thuần túy mang tính chính trị đối ngoại này, ở thời điểm cụ thể này, với bối cảnh chính trị khu vực này. Dù ý nghĩa chính trị của nó như thế nào thì cũng thấy động thái trên không phải là dấu chỉ cho thấy Tuyên giáo cởi trói báo chí.
Chẳng hề có chuyện báo chí được cởi trói. Báo chí vẫn tối mò mò. Một số nhà báo ăn lương có lương tâm vẫn tiếp tục úp úp mở mở bày tỏ ấm ức trên mạng ở các vấn đề thời sự để khỏi mất thời giờ sáng mai vào phòng biên tập “giải trình” “tại sao viết như thế” và “ý thức chính trị ở đâu mà phát biểu như vậy”… Đèn xanh chỉ được bật lên ở một góc giao lộ. Toàn bộ tuyến đường và toàn bộ khu vực vẫn nhấp nháy bất tận đèn đỏ. Mà xanh cũng có “mức độ” của xanh, trong khuôn khổ chừng mực và được phép, chưa kể sự giới hạn của yếu tố thời gian. Ngày mai người ta bảo, thôi, xanh như thế là đủ, thế là phải thôi. Dám cãi!?
Tôi dám cá nếu một cô người mẫu mất tích ở Thái Lan thì báo chí sẽ “vào cuộc” quyết liệt như thế nào. Sẽ có rất nhiều “phóng viên điều tra” sang tận khách sạn nơi cô người mẫu mất tích để chụp hình và thực hiện các cuộc phỏng vấn “nhân chứng” một cách rất chuyên nghiệp. Tòa soạn sẵn sàng chi tiền để phóng viên “bám trụ địa bàn” cho đến khi nào tìm ra manh mối vụ mất tích kỳ bí. Thế nhưng báo chí đã im phăng phắc trước vụ mất tích quái đản của một người có thể được xem là đồng nghiệp – nhà báo Trương Duy Nhất. Ngay cả một hàng tin ngắn: “ông Trương Duy Nhất, một người Việt Nam, đã biến mất một cách kỳ lạ ở Thái Lan” cũng chẳng báo nào dám đăng.
Khoan vội “hoan hô Tuyên giáo” và đừng quá nhanh miệng trong việc “cám ơn anh Thưởng”. Thậm chí còn tệ hơn cách đây vài thập niên khi báo chí vừa đi vừa dò đường, báo chí ngày nay không bao giờ dám đi đâu trước khi được chỉ đường. Chẳng riêng vụ ông Trương Duy Nhất, báo chí chẳng dám viết về bất cứ gì hoặc bất cứ ai dù có khi rõ ràng đèn xanh đã “xanh như thế” ở các vấn đề chẳng hạn “chống tham nhũng”. Chưa có tờ báo nào đụng đến “cậu” Lê Trương Hải Hiếu, huống hồ sờ đến ba của cậu là “bố già” Lê Thanh Hải. Báo chí đang chống tham nhũng, cả xã hội đang vào cuộc, sao lại không thể đề cập chân tướng những gương mặt tham nhũng đại gian? Khoan! Tuyên giáo đã nói gì đâu. Cứ chờ đấy. Hóng hớt xem thế nào rồi tính. Đừng có mà ngu cầm đèn chạy trước ôtô, bị cán chết tươi bây giờ!
“Anh nhớ xóa đoạn chat và đừng nói với ai những gì tôi vừa kể với anh” – một nhà báo đã cẩn thận nhắn cho tôi sau khi trao đổi một vài “bí mật hậu trường” ở một số vấn đề thời sự. “Cái hãng hàng không ấy, tôi nói anh nghe, kinh hoàng luôn; cái lão ấy, tôi nói anh biết, kinh khủng không thể tưởng; cái vụ ấy, tôi nói anh nhé, không như báo chí nói đâu; cái tên bộ trưởng ấy, con lão ấy đang du học ở Luân Đôn đấy…” – tôi vẫn nghe một số bạn nhà báo kể những câu chuyện tương tự. Họ biết rất nhiều nhưng họ không thể viết vì viết không thể đăng bởi đăng thì báo bị “giết” tức khắc. Cách đây ít nhất 10 năm, tôi đã nghe không biết bao nhiêu tình tiết ly kỳ về Dương Thị Bạch Diệp, bà trùm bất động sản, một mafia đúng nghĩa của từ này. Chẳng báo nào dám viết trong suốt thời gian dài bà Diệp làm mưa làm gió, cho đến mới đây, khi bà bị bắt với tội lừa đảo. Điều tệ hại nhất của tình trạng này là sự thật không bao giờ đến được độc giả. Có vô số sự kiện bây giờ người ta chỉ có thể biết bằng cách đọc “báo phản động” hoặc xem các “đài phản động” như VOA hoặc RFA. Độc giả biết tin sự kiện Lộc Hưng từ báo chí nhà nước hay từ “báo chí phản động”? Điều tệ hại nữa của tình trạng này là để tồn tại, báo chí đành phải sống bằng những vụ té xe trầy chân người nổi tiếng hoặc đại loại, dẫn đến một “môi trường báo chí” ô nhiễm và thậm chí ảnh hưởng đạo đức xã hội.
Đừng vội vỗ tay hoan hô Tuyên giáo trước một hoặc vài sự kiện được bật đèn xanh. Chừng nào còn phụ thuộc vào tín hiệu đèn xanh thì báo chí vẫn còn sống dài dài với nỗi thấp thỏm bị siết cổ nửa đêm bằng tin nhắn hoặc cú gọi lạnh tóc gáy từ một “đồng chí” Tuyên giáo. Cá nhân Võ Văn Thưởng, trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, cũng là công cụ. Tuyên truyền phục vụ đường lối chính sách của Đảng vẫn là “tôn chỉ” xuyên suốt của hoạt động báo chí Việt Nam. Các bài viết về sự kiện 17-2 gần đây không nằm ngoài điều đó. Còn có quá nhiều chi tiết liên quan sự kiện, ngoài môtíp tường thuật quen thuộc “ta thắng, địch thua”, vẫn chưa được phép lật lại để cho “sòng phẳng với lịch sử” như cách diễn đạt phổ biến của nhiều người ngày nay. Việc được bật đèn xanh lần này chỉ cho thấy một điều tích cực: làng báo Việt Nam không thiếu người làm báo giỏi. Bài “Biên giới 1979 trước biển người phương Bắc” của VNExpress là một ví dụ. Làng báo Việt Nam thật ra không thiếu người tài. Báo chí Việt Nam lý ra không lôi thôi như đang thấy, nếu Tuyên giáo được đóng cửa và người tài được sử dụng. Có lẽ ít người quan tâm đến sự thật rằng hệ thống báo chí đang bị khống chế bởi một “quy định” bất thành văn trong đó cấm tiệt một số nhà báo được phép viết cho báo chí nhà nước, dù họ (chẳng hạn Phạm Đoan Trang) tài giỏi như thế nào.
Mạnh Kim
Blog VOA
Chẳng hề có chuyện báo chí được cởi trói. Báo chí vẫn tối mò mò. Một số nhà báo ăn lương có lương tâm vẫn tiếp tục úp úp mở mở bày tỏ ấm ức trên mạng ở các vấn đề thời sự để khỏi mất thời giờ sáng mai vào phòng biên tập “giải trình” “tại sao viết như thế” và “ý thức chính trị ở đâu mà phát biểu như vậy”… Đèn xanh chỉ được bật lên ở một góc giao lộ. Toàn bộ tuyến đường và toàn bộ khu vực vẫn nhấp nháy bất tận đèn đỏ. Mà xanh cũng có “mức độ” của xanh, trong khuôn khổ chừng mực và được phép, chưa kể sự giới hạn của yếu tố thời gian. Ngày mai người ta bảo, thôi, xanh như thế là đủ, thế là phải thôi. Dám cãi!?
Tôi dám cá nếu một cô người mẫu mất tích ở Thái Lan thì báo chí sẽ “vào cuộc” quyết liệt như thế nào. Sẽ có rất nhiều “phóng viên điều tra” sang tận khách sạn nơi cô người mẫu mất tích để chụp hình và thực hiện các cuộc phỏng vấn “nhân chứng” một cách rất chuyên nghiệp. Tòa soạn sẵn sàng chi tiền để phóng viên “bám trụ địa bàn” cho đến khi nào tìm ra manh mối vụ mất tích kỳ bí. Thế nhưng báo chí đã im phăng phắc trước vụ mất tích quái đản của một người có thể được xem là đồng nghiệp – nhà báo Trương Duy Nhất. Ngay cả một hàng tin ngắn: “ông Trương Duy Nhất, một người Việt Nam, đã biến mất một cách kỳ lạ ở Thái Lan” cũng chẳng báo nào dám đăng.
Khoan vội “hoan hô Tuyên giáo” và đừng quá nhanh miệng trong việc “cám ơn anh Thưởng”. Thậm chí còn tệ hơn cách đây vài thập niên khi báo chí vừa đi vừa dò đường, báo chí ngày nay không bao giờ dám đi đâu trước khi được chỉ đường. Chẳng riêng vụ ông Trương Duy Nhất, báo chí chẳng dám viết về bất cứ gì hoặc bất cứ ai dù có khi rõ ràng đèn xanh đã “xanh như thế” ở các vấn đề chẳng hạn “chống tham nhũng”. Chưa có tờ báo nào đụng đến “cậu” Lê Trương Hải Hiếu, huống hồ sờ đến ba của cậu là “bố già” Lê Thanh Hải. Báo chí đang chống tham nhũng, cả xã hội đang vào cuộc, sao lại không thể đề cập chân tướng những gương mặt tham nhũng đại gian? Khoan! Tuyên giáo đã nói gì đâu. Cứ chờ đấy. Hóng hớt xem thế nào rồi tính. Đừng có mà ngu cầm đèn chạy trước ôtô, bị cán chết tươi bây giờ!
“Anh nhớ xóa đoạn chat và đừng nói với ai những gì tôi vừa kể với anh” – một nhà báo đã cẩn thận nhắn cho tôi sau khi trao đổi một vài “bí mật hậu trường” ở một số vấn đề thời sự. “Cái hãng hàng không ấy, tôi nói anh nghe, kinh hoàng luôn; cái lão ấy, tôi nói anh biết, kinh khủng không thể tưởng; cái vụ ấy, tôi nói anh nhé, không như báo chí nói đâu; cái tên bộ trưởng ấy, con lão ấy đang du học ở Luân Đôn đấy…” – tôi vẫn nghe một số bạn nhà báo kể những câu chuyện tương tự. Họ biết rất nhiều nhưng họ không thể viết vì viết không thể đăng bởi đăng thì báo bị “giết” tức khắc. Cách đây ít nhất 10 năm, tôi đã nghe không biết bao nhiêu tình tiết ly kỳ về Dương Thị Bạch Diệp, bà trùm bất động sản, một mafia đúng nghĩa của từ này. Chẳng báo nào dám viết trong suốt thời gian dài bà Diệp làm mưa làm gió, cho đến mới đây, khi bà bị bắt với tội lừa đảo. Điều tệ hại nhất của tình trạng này là sự thật không bao giờ đến được độc giả. Có vô số sự kiện bây giờ người ta chỉ có thể biết bằng cách đọc “báo phản động” hoặc xem các “đài phản động” như VOA hoặc RFA. Độc giả biết tin sự kiện Lộc Hưng từ báo chí nhà nước hay từ “báo chí phản động”? Điều tệ hại nữa của tình trạng này là để tồn tại, báo chí đành phải sống bằng những vụ té xe trầy chân người nổi tiếng hoặc đại loại, dẫn đến một “môi trường báo chí” ô nhiễm và thậm chí ảnh hưởng đạo đức xã hội.
Đừng vội vỗ tay hoan hô Tuyên giáo trước một hoặc vài sự kiện được bật đèn xanh. Chừng nào còn phụ thuộc vào tín hiệu đèn xanh thì báo chí vẫn còn sống dài dài với nỗi thấp thỏm bị siết cổ nửa đêm bằng tin nhắn hoặc cú gọi lạnh tóc gáy từ một “đồng chí” Tuyên giáo. Cá nhân Võ Văn Thưởng, trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, cũng là công cụ. Tuyên truyền phục vụ đường lối chính sách của Đảng vẫn là “tôn chỉ” xuyên suốt của hoạt động báo chí Việt Nam. Các bài viết về sự kiện 17-2 gần đây không nằm ngoài điều đó. Còn có quá nhiều chi tiết liên quan sự kiện, ngoài môtíp tường thuật quen thuộc “ta thắng, địch thua”, vẫn chưa được phép lật lại để cho “sòng phẳng với lịch sử” như cách diễn đạt phổ biến của nhiều người ngày nay. Việc được bật đèn xanh lần này chỉ cho thấy một điều tích cực: làng báo Việt Nam không thiếu người làm báo giỏi. Bài “Biên giới 1979 trước biển người phương Bắc” của VNExpress là một ví dụ. Làng báo Việt Nam thật ra không thiếu người tài. Báo chí Việt Nam lý ra không lôi thôi như đang thấy, nếu Tuyên giáo được đóng cửa và người tài được sử dụng. Có lẽ ít người quan tâm đến sự thật rằng hệ thống báo chí đang bị khống chế bởi một “quy định” bất thành văn trong đó cấm tiệt một số nhà báo được phép viết cho báo chí nhà nước, dù họ (chẳng hạn Phạm Đoan Trang) tài giỏi như thế nào.
Mạnh Kim
Blog VOA
Không có nhận xét nào