Báo chí, trong một thời gian dài,
rất dài, đã luyện tập cho bạn đọc một nếp nghĩ, phàm quan chức là tham
nhũng, phàm giàu có là bất chính... Good news is Bad news, nghề thế. Và
thời gian đầu mở cửa, 99,9% là sự trong sáng, háo hức làm những Lục Vân
Tiên thời đại. Nhưng rồi, đời mà, những con sâu xuất hiện. Tôi vẫn kết
tội vì những con sâu này mà nồi canh ngon biến thành nồi cám lợn, như
hiện nay…
Bài học (chưa chắc) chót, từ Osin Huy Đức |
Đỉnh
điểm là vụ án Năm cam và PMU 18, báo chí đã góp một phần cực lớn vào
việc tiêu diệt ba quan chức cao cấp. Sự trong sáng bị lợi dụng cũng có,
sự lạm dụng cũng có và sự bất nhân với số phận con người, cũng có nốt.
Người dưng, tôi vẫn xót xa cho các ông. Và Huy Đức, cũng xót xa y như
vậy, một cách rất thật lòng.
Có lẽ vì đó, Huy Đức đã chọn một con đường riêng.
Tạo
ánh hào quang với các commenters cũng là tạo luôn quần chúng cho mình
bằng các bài viết thẳng vào những vấn đề dân sinh nóng nhất, lập luận
chặt chẽ, ngôn ngữ sử dụng giàu chất chính luận, Huy Đức khéo léo phản
bác( not phản biện) lại hầu hết các quyết sách của chính quyền, rất
sướng tai, đặc biệt là một nhóm người hiện nay trong xã hội, bạ gì cũng
chửi, xông vào chửi hôi mọi lúc mọi nơi chửi luôn cả thằng đang …đồng ca
cùng mình.
Dừng
lại ở đó thì tôi dám đoan chắc, Huy Đức giờ này vẫn đàng hoàng nhận tấm
thẻ nhà báo, xứng đáng với sự kính trọng của rất nhiều đồng nghiệp,
trong đó có tôi. Nhưng, nếu thế, còn gì để tôi bôi ra đến 3 entry.
Bà
ngoại tôi ngày xưa hay nói câu tử tế chả muốn…. Câu này áp vào vô cùng
đúng với Huy Đức. Bút lực ấy, nội công thâm hậu ấy, đâu cần đâm đầu tự
nguyện làm thân Osin, rất thảm, vì thực tế không có ông chủ nào sai ông
chủ nào khiến. Thế nên Osin sa vào hết lầm này đến lẫn khác, như trong
loạt bài nhắm vào Thủ tướng tôi đã dẫn chứng ở entry 2. Ở đây tôi mới
chỉ nói thuần về nghề nghiệp và nhân cách thôi, còn việc lập lờ hưởng
lợi từ hào quang các cụ cấp thiên triều, thấp hơn là một hai cụ bộ
trưởng (nay đã hưu)…để làm kinh tế cá thể thì còn lắt léo nhiều chuyện
nữa.
Khẳng
định ngay, không nhà báo có máu mặt nào hiện nay trong làng báo không
chơi với A25, nhỏ hơn là PA hay một vài quan chức cấp thứ bộ trưởng
trong lĩnh vực nhà báo đó quan tâm. Bỏ qua quan hệ xã hội bình thường,
quan hệ công việc là tương tác có văn hóa giữa đôi bên, văn hóa ở chỗ
không ai khuynh loát áp đặt ai về chính kiến và nguyên tắc quan trọng
bậc nhất là, không mưu lợi về mọi phương diện từ nhau. Khi biện pháp
nghiệp vụ (của hai phía) phải giở ra thì dứt khoát một bên có vấn đề.
Tôi
gọi mối quan hệ có văn hoá, giữa người với người, như trên là quan hệ
thật. Tôi chứng kiến cụ Trương Tấn Sang tới tận nhà thăm vợ chồng Minh
Hiền, hồi còn ở Nguyễn Thông, khi chị ấy bệnh nặng, nhưng chưa một lần
trực tiếp lẫn gián tiếp nghe chị ấy tận dụng mối quan hệ này bao giờ.
Vài bạn nữa mà tôi thân ở truyền hình Hà nội, báo Tin tức…cũng có những
mối quan hệ tương tự với các cụ nhất nhị phẩm quốc hội chính phủ, tính
bền vững của các mối quan hệ thật này rất cao, toàn mười lăm hai mươi
năm đã.
Đối
lập với thật là ảo. Tôi dùng chữ ảo ở đây không chính xác nhưng cho nó
nhẹ nhàng, đại để là quen biết thì có bảo kê thì không, nhưng anh lại cố
tình đánh lận hai chữ in nghiêng kia để mưu lợi. Cấp thấp thì mưu danh
mưu tiền, Huy Đức thêm toan tính chính trị, thoạt tưởng sẽ thấy hơn
người, là vì vậy.
Cũng
vì khôn ngoan kiến tạo được vỏ bọc ảo này nên Huy Đức đã đánh lừa được
nhiều người trong một thời gian rất dài, ngay khi làng báo sóng gió nhất
thì Osin vẫn vững vàng đi giữa lằn ranh hai lề phải trái.
Sau
vụ PMU 18, có ít nhất 2 bạn khi họ bị kỷ luật rồi tôi mới tá hỏa vì
trước đó, tôi cũng như rất nhiều người khác đinh ninh các bạn ấy được
bao bọc bởi quyền lực không thể đụng đến. Sự thật hoá ra cũng chỉ là
quan hệ ảo. Ngay khi ấy tôi đã hình dung gần như chính xác kết cục
nghiệp làm báo của Osin.
Thật tiếc, cái kết cục ấy lại không phải bằng hai chữ: tuẫn đạo.
Hồ Thu Hồng
(FB Hong Ho)
Không có nhận xét nào