Theo báo cáo thường niên của Freedom House - một tổ chức phi chính phủ quốc tế có chức năng theo dõi tiến trình dân chủ hóa toàn cầu, khảo sát và nghiên cứu về tình trạng thực thi tự do chính trị cũng như các quyền tự do cơ bản của công dân tại các quốc gia trên thế giới - công bố hôm 5 tháng 2 năm 2019, thì Việt Nam vẫn là một quốc gia không có tự do về mọi mặt.
Cụ thể, theo thang điểm từ 0 đến 100, với điểm 0 là không có tự do đến điểm 100 là tự do nhất, thì Việt Nam được 20 điểm, thuộc vùng không có tự do.
Năm 1948 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền ra đời. Trong đó, thuật ngữ Nhân quyền được hiểu một cách đơn giản nhất là quyền con người: “những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người”.
Tại Việt Nam, sau các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và 1992 thì Hiến pháp sửa đổi năm 2013 bổ sung nhiều quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân như quyền bầu cử và quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân; quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, biểu tình, quyền và cơ hội bình đẳng giới… Nhà nước phải có trách nhiệm đảm bảo cho những quyền đó được thực hiện trên thực tế.
Theo Nhà nhiên cứu văn hóa Nguyễn Khắc Mai thì khó mà kêu gọi nhà nước Việt Nam bảo vệ quyền con người như từng hứa hẹn:
Tôi nói là Việt Nam cộng sản có cái lịch sử từ chối nhân quyền, luôn luôn cho nhân quyền là vấn đề của tư sản, của chủ nghĩa tư bản, của kẻ thù nó lợi dụng để chống lại Nhà Nước XHCN và chống lại đảng. Đấy là luận điệu rất lâu rồi. Vấn đề là nhân quyền đã trở thành khát vọng của Việt Nam nhưng vì cộng sản không coi đó là việc của mình nên không làm đến nơi đến chốn.
Theo nhà báo Phạm Thành, cũng là cựu phóng viên Đài tiếng nói Việt Nam thì Việt Nam có hiến pháp, có luật. Đọc hiến pháp Việt Nam thì thấy họ rất tiến bộ, nhưng họ có thực hiện đâu:
Cộng sản có một rừng luật nhưng họ thực hiện theo luật rừng. Họ nói rất hay, rất đẹp nhưng họ không thực hiện. Họ điều hành và quản lý xã hội theo quyền lực của họ. Ông Nguyễn Phú Trọng đã nói hiến pháp là một đạo luật rất quan trọng nhưng đứng sau đường lối của đảng.
Hôm 16/11/2018, tổ chức Freedom Now công bố báo cáo về tình trạng chính quyền Việt Nam xây dựng và sử dụng luật như một thứ vũ khí để khống chế, đàn áp xã hội dân sự. Điều này đi ngược với giá trị đích thực của luật pháp là để bảo vệ người dân.
Cô Carol Nguyễn, Điều phối viên chương trình của Tổ chức BPSOS, một trong những tổ chức giúp Freedom Now, là một trong các diễn giả của buổi công bố báo cáo, hôm 16 tháng 11 nói rằng:
"Bất chấp những chỉ trích từ quốc tế Việt Nam tiếp tục gia tăng đàn áp tôn giáo với Luật tín ngưỡng, tôn giáo được sửa đổi và có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 nhằm gia tăng sự kiểm soát của Chính phủ lên các nhóm tôn giáo và dùng luật này để trừng mạnh mạnh tay những người mà họ cho là vi phạm luật tín ngưỡng. Bởi luật có những quy định cụ thể như cấm lợi dụng tự do tôn giáo gây tổn hại đến an ninh quốc gia, trật tự công cộng."
Theo hiến pháp Việt Nam thì người dân có quyền tự do hội họp và lập hội, thế nhưng một trong những hội bị đàn áp, bắt bớ nặng nề cho đến thời điểm này là Hội Anh Em Dân Chủ. Đây là một tổ chức xã hội dân sự độc lập, thành lập vào tháng 4 năm 2013 với tiêu chí hoạt động là phổ biến kiến thức luật pháp về nhân quyền và dân quyền cho người dân, cũng như vận động xây dựng xã hội dân chủ, tiến bộ, công bằng, văn minh tại Việt Nam.
Anh Lê Thanh Tùng, một người từng tham gia Hội Anh Em Dân Chủ xác nhận với RFA:
Tôn chỉ hoạt động của chúng tôi không đụng chạm gì đến kêu gọi lật đổ chính quyền, nhưng bản chất của nhà cầm quyền cộng sản độc tài, họ luôn lo ngại phong trào xã hội dân sự tại Việt Nam lớn mạnh lên thì họ khó nắm được quyền kiểm soát, cho nên khó khăn lớn nhất của chúng tôi là bị nhà cầm quyền cộng sản đàn áp khốc liệt, bách hại ngay từ những ngày đầu thành lập.
Trong bản Phúc trình Toàn cầu 2019 được công bố ngày 17/01/2019, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) một lần nữa nhận định chính phủ Việt Nam xâm phạm các quyền dân sự và chính trị cơ bản như quyền tự do biểu đạt, quyền tự do báo chí và tiếp cận thông tin, quyền tự do lập hội và nhóm họp, quyền tự do tôn giáo...
Nhà báo Phạm Thành nhận định nguyên nhân Việt Nam là một quốc gia mất tự do về nhiều mặt, là do sự cai trị của đảng cộng sản. Ông nói:
Không có tự do báo chí, không có tự do lập hội, không có tự do tư tưởng. Nguyên nhân là do những người cộng sản họ tổ chức mô hình xã hội theo học thuyết Mác- Lênin. Nhà nước đó không muốn cho những người dân, các tầng lớp người dân nói khác mình, nghĩ khác mình. Họ dùng bộ máy quân đội, công an cũng như các điều luật để đàn áp. Nói gọn một câu là do cộng sản đang cầm quyền. Có thế thôi.
Thống kê cho thấy trong năm 2018, ít nhất 42 người đã bị kết án vì bày tỏ ý kiến chỉ trích chính phủ hoặc tham gia các nhóm ủng hộ dân chủ như 9 thành viên của Hội Anh em Dân chủ và 5 thành viên của Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết… Hơn 100 người tham gia biểu tình chống hai dự luật đặc khu và an ninh mạng hồi tháng 6 cũng bị án tù.
Sang năm 2019, Việt Nam tiếp tục bắt giữ cũng như mời làm việc một số Facebookers chỉ vì những người này công khai quan điểm trên trang mạng xã hội này.
Diễm Thi
RFA
Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe |
Năm 1948 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền ra đời. Trong đó, thuật ngữ Nhân quyền được hiểu một cách đơn giản nhất là quyền con người: “những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người”.
Tại Việt Nam, sau các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và 1992 thì Hiến pháp sửa đổi năm 2013 bổ sung nhiều quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân như quyền bầu cử và quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân; quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, biểu tình, quyền và cơ hội bình đẳng giới… Nhà nước phải có trách nhiệm đảm bảo cho những quyền đó được thực hiện trên thực tế.
Việt Nam cộng sản có cái lịch sử từ chối nhân quyền, luôn luôn cho nhân quyền là vấn đề của tư sản, của chủ nghĩa tư bản, của kẻ thù nó lợi dụng để chống lại Nhà Nước XHCN và chống lại đảng.
- Nguyễn Khắc Mai
Tôi nói là Việt Nam cộng sản có cái lịch sử từ chối nhân quyền, luôn luôn cho nhân quyền là vấn đề của tư sản, của chủ nghĩa tư bản, của kẻ thù nó lợi dụng để chống lại Nhà Nước XHCN và chống lại đảng. Đấy là luận điệu rất lâu rồi. Vấn đề là nhân quyền đã trở thành khát vọng của Việt Nam nhưng vì cộng sản không coi đó là việc của mình nên không làm đến nơi đến chốn.
Theo nhà báo Phạm Thành, cũng là cựu phóng viên Đài tiếng nói Việt Nam thì Việt Nam có hiến pháp, có luật. Đọc hiến pháp Việt Nam thì thấy họ rất tiến bộ, nhưng họ có thực hiện đâu:
Cộng sản có một rừng luật nhưng họ thực hiện theo luật rừng. Họ nói rất hay, rất đẹp nhưng họ không thực hiện. Họ điều hành và quản lý xã hội theo quyền lực của họ. Ông Nguyễn Phú Trọng đã nói hiến pháp là một đạo luật rất quan trọng nhưng đứng sau đường lối của đảng.
Hôm 16/11/2018, tổ chức Freedom Now công bố báo cáo về tình trạng chính quyền Việt Nam xây dựng và sử dụng luật như một thứ vũ khí để khống chế, đàn áp xã hội dân sự. Điều này đi ngược với giá trị đích thực của luật pháp là để bảo vệ người dân.
Cô Carol Nguyễn, Điều phối viên chương trình của Tổ chức BPSOS, một trong những tổ chức giúp Freedom Now, là một trong các diễn giả của buổi công bố báo cáo, hôm 16 tháng 11 nói rằng:
"Bất chấp những chỉ trích từ quốc tế Việt Nam tiếp tục gia tăng đàn áp tôn giáo với Luật tín ngưỡng, tôn giáo được sửa đổi và có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 nhằm gia tăng sự kiểm soát của Chính phủ lên các nhóm tôn giáo và dùng luật này để trừng mạnh mạnh tay những người mà họ cho là vi phạm luật tín ngưỡng. Bởi luật có những quy định cụ thể như cấm lợi dụng tự do tôn giáo gây tổn hại đến an ninh quốc gia, trật tự công cộng."
Anh Lê Thanh Tùng, một người từng tham gia Hội Anh Em Dân Chủ xác nhận với RFA:
Tôn chỉ hoạt động của chúng tôi không đụng chạm gì đến kêu gọi lật đổ chính quyền, nhưng bản chất của nhà cầm quyền cộng sản độc tài, họ luôn lo ngại phong trào xã hội dân sự tại Việt Nam lớn mạnh lên thì họ khó nắm được quyền kiểm soát, cho nên khó khăn lớn nhất của chúng tôi là bị nhà cầm quyền cộng sản đàn áp khốc liệt, bách hại ngay từ những ngày đầu thành lập.
Trong bản Phúc trình Toàn cầu 2019 được công bố ngày 17/01/2019, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) một lần nữa nhận định chính phủ Việt Nam xâm phạm các quyền dân sự và chính trị cơ bản như quyền tự do biểu đạt, quyền tự do báo chí và tiếp cận thông tin, quyền tự do lập hội và nhóm họp, quyền tự do tôn giáo...
Không có tự do báo chí, không có tự do lập hội, không có tự do tư tưởng. Nguyên nhân là do những người cộng sản họ tổ chức mô hình xã hội theo học thuyết Mác- Lênin.
- Phạm Thành
Không có tự do báo chí, không có tự do lập hội, không có tự do tư tưởng. Nguyên nhân là do những người cộng sản họ tổ chức mô hình xã hội theo học thuyết Mác- Lênin. Nhà nước đó không muốn cho những người dân, các tầng lớp người dân nói khác mình, nghĩ khác mình. Họ dùng bộ máy quân đội, công an cũng như các điều luật để đàn áp. Nói gọn một câu là do cộng sản đang cầm quyền. Có thế thôi.
Thống kê cho thấy trong năm 2018, ít nhất 42 người đã bị kết án vì bày tỏ ý kiến chỉ trích chính phủ hoặc tham gia các nhóm ủng hộ dân chủ như 9 thành viên của Hội Anh em Dân chủ và 5 thành viên của Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết… Hơn 100 người tham gia biểu tình chống hai dự luật đặc khu và an ninh mạng hồi tháng 6 cũng bị án tù.
Sang năm 2019, Việt Nam tiếp tục bắt giữ cũng như mời làm việc một số Facebookers chỉ vì những người này công khai quan điểm trên trang mạng xã hội này.
Diễm Thi
RFA
Không có nhận xét nào