Header Ads

  • Breaking News

    Báo Thái Lan: Từ Surachai Saedan đến Trương Duy Nhất: Khi cuộc sống bị biến mất vào trong lòng đất

    "Bất kể ai giết bọn họ chắc vẫn hy vọng rằng, những tảng đá trong bụng họ sẽ lôi xác và những bí mật liên quan sẽ chìm xuống lòng sông. Nhưng không có gì thay đổi, những người từng kiên định đấu tranh chống độc tài và luôn khẳng định họ sẽ lên tiếng bất kể họ còn sống hay đã chết".

    Sự mất tích ở miền đất phía bên phải sông Mekong

    Claudio Sopranzetti chuyên gia người Italian, tác giả của cuốn sách "Owners of the Maps" nói về cách thức vận động chính trị cho thành phần tầng lớp dưới của đất nước Thái Lan. Ông đã dẫn lời phần mở đầu trong bài viết "Đã đến lúc chúng tôi lắng nghe hoàn cảnh của những người bất đồng chính kiến Thái Lan ở nước ngoài", được đăng trên trang website Aljazeera ngày 31/1/2019 sau 2 ngày người ta thấy xác 2 người trôi trên sông Mê Kong chảy qua tỉnh Nakor Phanom trong các ngày 27 và 29/12/2018. Theo báo Khaosod, 2 xác chết nói trên ở trạng thái tay bị còng khóa số 8, cổ bị thắt bằng dây rừng; bụng họ bị mổ và nhét những tảng đá nặng. Xác của họ được gói trong những lớp bao tải và vứt xuống sông Mê công, trước khi xác của bọn họ bị nổi lên sát bờ sông làng Samran, xã Adcha Samath, thị xã Nakorn Phanom, tỉnh Nakorn Pha Nom.


    Sau đó nhiều cơ quan truyền thông nói rằng, những xác chết đó có thể là xác của 2 người có tên là ông Surachai Saedan (hay Danwathna Nuson) là một nhà hoạt động chính trị chống độc tài, và đang bị truy nã với tội danh của điều 112 Bộ Luật Hình sự. Hiện ông này đang xin tỵ nạn chính trị ở một nước láng giềng, sau cuộc đảo chính quân sự ngày 22/5/2014, cùng với 2 người cận vệ của ông là Sahai Phuchana (đồng chí Chiến Thắng) và Sahai Kasalong (đồng chí Kasalong). Cả ba người này bỗng dưng mất tích từ ngày 12/12/2018 và không để lại dấu tích gì.

    Sau hơn một tháng, kể từ khi người ta phát hiện được 2 xác nổi trên sông Mê công như vừa kể. Cho đến ngày 22/1/2019, kết quả xét nghiệm DNA con trai và mẹ của Sahai Phuchana và và Sahai Kasalong đều trùng khớp, để có thể khẳng định 2 xác chết đó là của Sahai Phuchana và và Sahai Kasalong là những cận vệ của ông Surachai Sedan.

    Cho dù cho đến nay, người ta vẫn chưa tìm thấy xác của ông Surachai Sedan, nhưng bà Prani Danwathna Nuson là vợ ông Sedan vẫn nửa tin, nửa ngờ và hết hy vọng về số mệnh của chồng bà theo như bài trả lời phỏng vấn của bà đối với hãng tin the101.world.

    "Bây giờ tôi van xin quý vị hãy trả lại xác của chồng tôi, để chúng tôi làm lễ tang theo đúng lễ nghi tôn giáo, rồi sau đó hy vọng cũng sẽ có đầy đủ giây tờ chứng tử để còn tiến hành nhiều công việc liên quan khác. Liên quan đến tài sản thừa kế cho những người trong gia đình và các con. Các con tôi cũng vô cùng vất vả, đứng ngồi không yên. Mọi người đều vất vả nếu như chuyện phân chia tài sản cho con cháu không làm được, sẽ ảnh hưởng đến chuyện học hành của họ".

    Một câu hỏi được đặt ra là, tại sao bà ta lại không nghi ngờ việc không tìm thầy xác của chồng và vì sao bà ấy hết hy vọng thay vì còn hy vọng chồng bà ấy vẫn còn sống?

    Trong báo cáo nghiên cứu của Bản lên án về sự mơ hồ của tổ chức và những người ủng hộ của mình khẳng định: Nạn nhân bị bắt cóc rồi mất tích bởi bạo lực ở nước ngoài và khi trông chờ áp lực xã hội, thì việc giải thích sự mơ hồ việc đưa tin về hành động xuất phát từ động lực của kẻ thủ ác. Với mục đích nhất định nào đó, nhằm làm cho người nhà nạn nhân hiểu sai lệch, với mục đích nhằm đánh lạc hướng.

    Cách suy nghĩ như thế được dùng trong cách hiểu về việc cố tình làm cho người khác mất tích, theo như định nghĩa của Công ước quốc tế của Liên hiệp quốc về vệc ngăn chặn và chống lại việc người bị mất tích, bị bắt cóc. Và có thể thấy rằng, đối với các nạn nhân là phương tiện mà nhà cầm quyền cố gắng để tạo ra sự mơ hồ về việc bắt cóc và mất tích thành công của họ. Để không thể tìm ra một kết luận rõ ràng rằng người mất vẫn còn sống hay đã chết; đã bị sát hại hay đã trốn thoát?. Và ai phải là người chịu trách nhiệm?

    (Cắt bỏ đoạn nhậy cảm) ........

    Trong bài báo 'Đã đến lúc chúng ta lắng nghe hoàn cảnh của những người bất đồng chính kiến ​​Thái Lan ở nước ngoài', Claudio So Pranetti đã cho rằng,  số liệu thống kê của những người bị truy tố theo Điều 112 và số vụ trong năm 2018 đã giảm đáng kể so với số liệu thống kê trong các năm 2016-2017 Những người chỉ trích chính phủ Thái Lan đã bị truy tố về tội vi phạm Nghị định về sử dụng máy tính và mạng internet tăng lên. Còn đối với những người tị nạn chính trị Thái Lan ở các nước láng giềng cũng không nhận được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, khi họ buộc Thái Lan nhanh chóng thay đổi trở thành nền chính trị dân chủ. Nhưng khi ba nhà hoạt động (kể trên) biến mất khỏi Viêng Chăn đã gây nên sự nghi ngờ rằng, liệu có việc tổ chức các nhóm bắt cóc này có được thành lập ở nước ngoài hay không. Và đặt tác giả đã đặt câu hỏi, câu hỏi "Còn phải gặp thêm bao nhiêu thi thể? Cho đến khi nào cộng đồng thế giới và các tổ chức quốc tế sẽ chú ý đến số phận của những người tị nạn chính trị này. "

    Ông Surachai Saedan (giữa) và 2 người cận vệ của ông là Sahai Phuchana và Sahai Kasalong cùng bị mất tích
    Ngày 7 tháng 2 năm 2018, ông Somyot Prueksakasemsuk, lãnh đạo nhóm ngày 24 tháng 6 Dân chủ và ông Pranee Danwathna Nuson, đã cùng những người ủng hộ họ, đã tới gặp và gửi bản yêu sách cho Thủ tướng Prayut Chan-ocha, kiến nghị về trường hợp mất tích bí ẩn của ông Surachai, cùng với hai người bạn thân khác, dựa trên cơ sở xét nghiệm DNA đã xác nhận rằng các thi thể là của các nạn nhân.

    Trong thư yêu cầu cần điều tra sự thật về vụ giết ông Surachai và các đồng chí của ông, và phải đưa vào vòng tố tụng. Cần chấm dứt các hành động bạo lực khủng bố cho đến khi chết. Bao gồm cả việc phải bảo vệ nhân chứng là ông Ekkachai Hongkangwan, và những nhà hoạt động chính trị khác. Đồng thời phải điều tra để đưa kẻ tội phạm đưa ra xét xử và trừng phạt. Yêu cầu chấm dứt Ủy ban duy trì trật tự vì đó là một trở ngại và trái với các nguyên tắc dân chủ. Trả tự do cho những người Thái lan đang tỵ nạn ở nước ngoài người tị nạn trở về Thái Lan an toàn. Đồng thời tổ chức tổng tuyểnn cử tự do và công bằng.

    Cuối tháng 1/2019 tờ báo Prachatai đã có bài viết "Tại sao chúng ta không thể đến đất nước thứ ba ...!", theo đó tiết lộ chi tiết về người tị nạn chính trị Thái Lan sau cuộc đảo chính năm 2014. Bài viết này tiết lộ chi tiết về việc trốn khỏi đất nước của những người chống độc tài khi đến tị nạn ở một nước thứ 3 và trường hợp mất tích của ông Ithiphon Sukpen, một người tị nạn chính trị tại Campuchia sau đó trở về Lào, nhưng "ai biết được sự trở lại của ông này khi trở lại và đã không quay lại vĩnh viễn. Bởi vì sau một thời gian đã có tin Ithiphon Sukpen bị bắt cóc mang đi. Và anh ta biến mất khỏi cuộc đấu tranh chống độc tài mà không quay trở lại".

    Đây không phải là trường hợp đầu tiên, vì ngay sau đó là sự biến mất của ông Wutthiphong Kodchathamakhun - tức Koty, một lãnh tụ ưa thích dùng bạo lực của tổ chức Áo đỏ đang bị truy nã bởi điều 112 và tội khủng bố cũng đang trốn chạy tại một nước láng giềng. Rồi sau đó là sự biến mất của ông Surachai Saedan và 02 đồng chí của ông.


    Trương Duy Nhất và sự biến mất ở đất nước bên trái sông Mê Công.

    Trở lại ngày 06/2/2019, website The Guardian cho biết ông Trương Duy Nhất, một blogger người Việt Nam của Radio Free Asia (RFA) đã mất tích giữa lúc vào Thái Lan để xin đăng ký tỵ nạn tại Cao Ủy Liên Hợp Quốc về người tỵ nạn - UNHCR (Un High Commissioner for Refugees) tại Bangkok, ngày 26/1/2019. Ngay sau hôm đó, người ta không biết số phận ông Trương Duy Nhất hiện nay ra sao.

    Trước đó, năm 2014, ông Nhất đã từng bị tuyên án 02 năm tù giam vì tội xâm hại các quyền tự do dân chủ và lợi ích của tổ chức nhà nước, vì chỉ trích các lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam trên Blog "Một Góc nhìn khác"

    Ông Trương Duy Nhất, bị bắt năm 2014 và bị giam giữ điều tra và thụ án trong các năm 2014 - 2016, với tội danh tuyên truyền chống Nhà nước.

    Sau khi được trả tự do, ông Nhất là một nhà báo tự do. Cho đến tháng 12/2018, khi có tin mình sắp có khả năng bị bắt lại, do việc để ý thấy rằng có nhiều những khuôn mặt lạ mà có thể là an ninh xung quanh nhà riêng. Ông Trương Duy Nhất đã quyết định trốn khỏi Việt Nam, nhưng ông ta không biết rằng, ông sẽ gặp Cá Sấu sau khi thoát khỏi tay Hổ báo.

    Đầu tháng 1/2019, ông Nhất nhập cảnh Thái lan và ngày 25/1/2019 ông ta đã đến xin tỵ nạn chính trị tại cơ quan UNHCR tại Bangkok. Tại đây, ông Nhất đã gửi cho gia đình 2 tấm hình khi ngồi trước cửa cơ quan UNHCR, nhưng sau đó, kể từ ngày 26/1/2019 không có ai có thể liên lạc với ông Trương Duy Nhất.

    Tin tức từ các phương tiện truyền thông cho biết, vào ngày 26/1/2019, ông Nhất đã bị đã bị bắt trong một chuyến đi mua sắm tại Trung tâm mua bán Future Rangsit. Theo một số nguồn tin cho rằng ông ta bị bắt khi đang mua kem.

    Nhà nước Việt Nam từng có nhiều tai tiếng về việc hạn chế tự do. Và Nhà nước bằng mọi cách loại trừ những người đã bị chính phủ đánh dấu. Chuyện mất tích như thế không phải là mới, như vào năm 2005, ông Thích Trí Lục, một tu sĩ Việt Nam chống lại chính phủ, đã bị bắt cóc và trở về Việt Nam khi tị nạn ở Campuchia. Hay như trường hợp mặc dù được chứng nhận là người tị nạn từ UNHCR năm 2008, nhưng ông Lê Trí Tuệ, một nhà hoạt động chống lại chính phủ Việt Nam, đã biến mất khỏi Phnom Penh, Campuchia. Cũng như việc dù đã được Liên Hợp Quốc bảo vệ như một người tị nạn vào năm 2016, nhưng ông Trịnh Xuân Thanh, cựu giám đốc điều hành của Tổng công ty dầu khí - Petro Vietnam Bcũng "biến mất" từ ​​Berlin Đức, nơi ông đang là một người tị nạn Sau khi bị chính quyền Việt Nam kết án tù chung thân về các cáo buộc tham nhũng Chính quyền Đức tin rằng vụ bắt cóc là một nhiệm vụ bí mật được thực hiện bởi chính quyền Việt Nam.



    Ban thư ký Tổ chức Ân xá Quốc tế tại London, Vương quốc Anh ngày 7/2/2019 đã ra tuyên bố kêu gọi chính quyền Thái Lan điều tra vụ bắt cóc này.

    "Sự biến mất của ông Trương Duy Nhất là một điều khủng khiếp. Ông ấy từng là một tù nhân của tự do tư tưởng và trở thành mục tiêu của nhà cầm quyền Việt Nam. Chúng tôi từ nhiều nguồn cho biết, ông Nhất đã đến Bangkok để xin tị nạn chính trị, nhưng kể từ sau ngày 26/1/2019 trở đi đã không có ai có thể gặp lại ông.

    "Từ nhiều báo cáo tin tức đáng tin cậy, Chính quyền Thái Lan phải điều tra vụ bắt cóc người Việt Nam từ cộng đồng người tỵ nạn. Theo báo cáo tin tức và từ việc thu thập bằng chứng của các đồng nghiệp của ông Trương Duy Nhất tại Đài Á Châu Tự Do, người ta thấy rằng Việt Nam đã từng sử dụng việc bắt cóc những người xin tị nạn ở Thái Lan và các nước khác. Ông Trương Duy Nhất có nguy cơ sẽ bị tra tấn và đối xử tàn nhẫn. Nếu tin tức về vụ bắt cóc này là sự thật.

    "Chính quyền Việt Nam chưa đưa ra tuyên bố về sự mất tích của ông Trương Duy Nhất, do vậy giới chức Việt Nam phải có trách nhiệm làm rõ thông tin về số phận của ông ta. Và đảm bảo rằng ông Trương Duy Nhất sẽ an toàn và có quyền tự do đi lại. "

    Tổ chức Phóng viên không có Biên giới kêu gọi chính quyền Thái Lan cần điều tra và làm rõ sự việc. và thấy rằng vụ việc nói trên là một dấu hiệu xấu cho các blogger Việt Nam đang sinh sống ở Thái Lan, và kể cả những người Việt Nam đang tỵ nạn tại Thái Lan.

    Ông Daniel Bastard, một chuyên gia về khu vực châu Á của tổ chức Phóng viên không biên giới nói rằng, nếu phía nhà chức trách Thái Lan để vấn đề này trôi qua mà không làm gì cả Thái Lan, thì coi như sẽ cho phép các điệp viên Việt Nam đàn áp những người bất đồng chính kiến với chính phủ. Đây là điều trái với luật pháp quốc tế và vi phạm chủ quyền của Thái Lan.

    Đây là số phận của những người có suy nghĩ khác tại hai quốc gia Thái Lan và Việt Nam, họ đã bị biến mất trong lúc người thân của họ không biết số phận. Những người đó được sinh ra hay gắn liền với Thái Lan, vì Surachai Saad Dean là công dân Thái Lan, còn ông Trương Duy Nhất đã bị biến mất khỏi Thái Lan.

    Tác giả: Weerapong Soonthornchatchaw

    Kami dịch từ bản tiếng Thái

    Nguồn: https://waymagazine.org/forced-disappearance-again/

    Ngày 20 tháng 2 năm 2019

    © Kami

    (Blog RFA)

    Không có nhận xét nào