Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa lên tiếng yêu cầu năm 2019 báo chí cần tiếp tục phản ánh những vấn đề “nóng” của xã hội. Yêu cầu này cũng tương tự với chỉ thị của Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương khi cho rằng báo chí Nhà nước bị mạng xã hội qua mặt về việc phản ánh những vấn đề nóng mà công luận quan tâm.
Yêu cầu, chỉ thị của cấp lãnh đạo đối với báo chí như thế có thể khả thi không khi mà quyền tự do tư tưởng, quyền tự do biểu đạt không được tôn trọng qua kiểm duyệt chặt chẽ của cơ quan chức năng.
Ông Vũ Đức Đam đưa ra yêu cầu vừa nêu tại Hội nghị giao ban Báo chí đầu Xuân Kỷ Hợi 2019 được tổ chức ở Hà Nội hôm 12 tháng 2. Cụ thể ông nói, báo chí tiếp tục phản ánh, kéo vấn đề chưa “nóng” để “nóng lên”, góp phần vào sự phát triển của đất nước.
Nhà báo Võ Văn Tạo, người có nhiều kinh nghiệm trong nghề báo, đưa ra nhận định liên quan yêu cầu của ông Vũ Đức Đam:
“Ý kiến của ông Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, tôi nghĩ cũng bình thường, vì đã là báo chí thì phải bám sát các vấn đề nóng của xã hội. Nhưng mà là người làm báo chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm xương máu trong nghề nghiệp, hay những người tổng biên tập, biên tập viên lâu năm thì đều biết rằng, không phải vấn đề nóng nào cũng được đề cập, mà phải lựa ý của Bộ chính trị, của Ban bí thư, của Bộ thông tin truyền thông hay Ban tuyên giáo trung ương để mà viết, để mà phản ánh.”
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam có khoảng 838 cơ quan báo chí, 67 đài phát thanh truyền hình với đội ngũ nhà báo lên tới khoảng 40.000 người. Tất cả các cơ quan báo chí này đều phải chịu sự kiểm soát thông tin của nhà nước mà cụ thể là theo đường hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương.
Vì vậy cũng không lạ gì suốt hai năm qua Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) liệt Việt Nam vào điểm đen, xếp hạng thứ 175 trong số 180 quốc gia về tự do báo chí.
Khi trao đổi với chúng tôi hôm 13 tháng 2 năm 2019, nhà báo Ngô Nhật Đăng cho rằng:
“Việt Nam chưa có báo chí tư nhân, tức là chưa có báo chí độc lập, mặc dù có hơn 700 tờ báo, nhưng người ta nói chỉ có một tổng biên tập. Thì phản ánh của báo chí Việt Nam vẫn theo một cái định hướng, không có ý kiến khác chiều nhau. Nên tôi không hy vọng lắm về chuyện báo chí Việt Nam được đụng đến những vùng ‘nóng’ hoặc ‘rất nóng’. Thường chúng ta hay nghe nói báo chí không có vùng cấm, nhưng thực ra nó vẫn có. ”
Theo nhà báo Lê Anh Hoài, việc hướng dẫn dư luận ở một số trường hợp nhất định cũng có cái tốt, bởi vì theo ông, ở Việt Nam nhiều cái còn mông muội. Nhưng về lâu về dài theo ông là không nên, cần phải theo một hướng tự do hóa hơn và để tự một xã hội dân sự kết hợp với việc thực thi đúng pháp luật. Như vậy theo ông sẽ có một nền báo chí tốt hơn, thông tin sẽ được sàn lọc tốt hơn.
Còn ông Ngô Nhật Đăng cho biết, khi tiếp xúc với một số các phóng viên, hay viết phản ánh các vấn đề tiêu cực, nhưng qua một thời gian, họ đều nhận ra rằng, không ít thì nhiều, vô tình hoặc cố ý, báo chí đã trở thành báo chí công cụ, phát ngôn cho một tổ chức nào đó. Vì vậy ông cho rằng, dù ông Vũ Đức Đam có nói như thế nào thì ông cũng không thể có lạc quan về báo chí Việt Nam hiện nay.
Trong những năm vừa qua và đầu năm nay, rất nhiều người làm báo tự do, không ở trong hệ thống báo chí của nhà nước, bị khủng bố, bị bắt giam bỏ tù, với những án rất là nặng chỉ vì dung ngòi bút của mình để phản ánh sự thật. Ví dụ như vụ Formosa xả thải làm thủy hải sản chết hàng loạt, vụ cưỡng chế ở Dương Nội.v.v… Hay vụ lấy đất của dân ở Vườn rau Lộc Hưng, Thủ Thiêm… chỉ viết lên là có thể bị bỏ tù. Do đó nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng xu thế đối xử với báo chí ở Việt Nam vẫn rất là nghiệt ngã.
Nhà báo Ngô Nhật Đăng cũng cho biết, hiện còn nhiều nhà báo bị sách nhiễu bắt bớ, như vụ xôn xao nhà báo Trương Duy Nhất chẳng hạn, hiện nay vẫn đang mất tích, chưa biết số phận như thế nào? Theo ông, trước nhiều vấn đề kinh tế xã hội chính trị khó khăn, nhà nước đang không biết giải quyết như thế nào, thì có lẽ nhà nước đã chọn giải pháp xử lý cứng rắn:
“Cứng rắn đầu tiên là không cho các ý kiến trái chiều xuất hiện. Như các cuộc đàn áp khác, đàn áp đầu tiên là nhằm vào ngôn luận, chúng ta thấy hàng loạt nhà báo bị săn đuổi, các nhà hoạt động về xã hội nhân quyền phải nhận những phản ứng nặng nề. Tôi cho rằng cách lựa chọn như thế là lựa chọn rất sai lầm.”
Nhận xét về tình trạng tự do báo chí ở Việt Nam những năm qua, các nhà báo độc lập đều cho rằng là ngày càng tồi tệ, không tiến bộ. Trong khi đó, Nhà nước luôn tuyên truyền với thế giới rằng, họ tôn trọng và đảm bảo quyền tự do báo chí của người dân.
Nhà báo Võ Văn Tạo nhìn nhận, so với mấy chục năm trước khi ông làm việc, thì tự do báo chí ở Việt Nam có nới chút đỉnh, nhưng chỉ chút đỉnh thôi. Theo ông, trước đây một tờ báo muốn xuất bản ngày hôm sau, thì đều phải đem cho ban kiểm duyệt để duyệt tất cả các nội dung trong đó. Nhưng sau này thì họ trao quyền kiểm duyệt cho Tổng biên tập, tự chịu trách nhiệm với bài báo mình đã đăng. Nếu có bài quan trọng thì họ phải thăm dò ý kiến của cơ quan quản lý chức năng trước, rồi nếu được bật đèn xanh thì họ mới đăng. Tuy vậy ông nói tiếp:
“Cái gì chứ tuyên truyền là cộng sản Việt Nam không bao giờ buông, không những nắm mà còn nắm rất chặt. cái gì liên quan tới chính trị, tới sự độc tôn của đảng cộng sản Việt Nam là không có chuyện nới lỏng. Trong khi Trung Quốc giờ nhà báo có thể viết về sự sai lầm của cách mạng văn hóa 1966-1976. Nhưng ở Việt Nam hiện nay, nếu nhà báo, nhà văn nào viết về sự sai lầm của cải cách ruộng đất, chắc chắn là ‘vô hộp’ ngay, chứ không có thoát được. Cho nên có những lãnh vực Việt Nam còn nghiệt ngã hơn cả Trung Quốc.”
Báo chí ở Việt Nam được nói là phải chịu sự kiểm duyệt rất khắt khe từ Ban Tuyên giáo. Không chỉ bị kiểm soát trực tiếp từ Ban Tuyên giáo Trung ương đến Ban Tuyên giáo địa phương và các Sở Thông tin- Truyền thông ở các tỉnh thành. Các tờ báo còn bị kiểm duyệt thông qua việc bố trí nhân sự trong các cơ quan báo chí như bí thư chi bộ, đảng bộ của các nơi này. Cũng chính vì sự kiểm duyệt và định hướng này, nhiều nhà báo đã từ bỏ hệ thống báo chí quốc gia, trở thành những cây bút độc lập để tự do lên tiếng mọi vấn đề trong xã hội.
Chính vì muốn bóp nghẹt quyền tự do này, theo nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế, chính phủ Hà Nội và đảng cộng sản đã mạnh tay, hành hung các nhà hoạt động, nhà báo độc lập ở Việt Nam. Chỉ riêng năm 2018, đã xảy ra hàng chục vụ hành hung, sách nhiễu.
Theo Nhà báo Ngô Nhật Đăng, việc nên làm là những người có tâm huyết, có lòng yêu nước, nhất là những nhà báo, không phải vì hành xử của chính quyền như thế này mà né tránh. Ngược lại, phải lên tiếng nhiều hơn, dũng cảm hơn. Không thể ngồi chờ các hội nhóm xã hội dân sự được pháp luật công nhận, mà mỗi cá nhân có trách nhiệm lên tiếng trước các bất công xã hội, và hơn lúc nào hết đây là lúc phải lên tiếng nhiều hơn.
Trung Khang
RFA
Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe |
Ông Vũ Đức Đam đưa ra yêu cầu vừa nêu tại Hội nghị giao ban Báo chí đầu Xuân Kỷ Hợi 2019 được tổ chức ở Hà Nội hôm 12 tháng 2. Cụ thể ông nói, báo chí tiếp tục phản ánh, kéo vấn đề chưa “nóng” để “nóng lên”, góp phần vào sự phát triển của đất nước.
Những người tổng biên tập, biên tập viên lâu năm thì đều biết rằng, không phải vấn đề nóng nào cũng được đề cập, mà phải lựa ý của Bộ chính trị, của Ban bí thư, của Bộ thông tin truyền thông hay Ban tuyên giáo trung ương để mà viết, để mà phản ánh.
-Võ Văn Tạo
“Ý kiến của ông Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, tôi nghĩ cũng bình thường, vì đã là báo chí thì phải bám sát các vấn đề nóng của xã hội. Nhưng mà là người làm báo chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm xương máu trong nghề nghiệp, hay những người tổng biên tập, biên tập viên lâu năm thì đều biết rằng, không phải vấn đề nóng nào cũng được đề cập, mà phải lựa ý của Bộ chính trị, của Ban bí thư, của Bộ thông tin truyền thông hay Ban tuyên giáo trung ương để mà viết, để mà phản ánh.”
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam có khoảng 838 cơ quan báo chí, 67 đài phát thanh truyền hình với đội ngũ nhà báo lên tới khoảng 40.000 người. Tất cả các cơ quan báo chí này đều phải chịu sự kiểm soát thông tin của nhà nước mà cụ thể là theo đường hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương.
Vì vậy cũng không lạ gì suốt hai năm qua Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) liệt Việt Nam vào điểm đen, xếp hạng thứ 175 trong số 180 quốc gia về tự do báo chí.
Khi trao đổi với chúng tôi hôm 13 tháng 2 năm 2019, nhà báo Ngô Nhật Đăng cho rằng:
“Việt Nam chưa có báo chí tư nhân, tức là chưa có báo chí độc lập, mặc dù có hơn 700 tờ báo, nhưng người ta nói chỉ có một tổng biên tập. Thì phản ánh của báo chí Việt Nam vẫn theo một cái định hướng, không có ý kiến khác chiều nhau. Nên tôi không hy vọng lắm về chuyện báo chí Việt Nam được đụng đến những vùng ‘nóng’ hoặc ‘rất nóng’. Thường chúng ta hay nghe nói báo chí không có vùng cấm, nhưng thực ra nó vẫn có. ”
Theo nhà báo Lê Anh Hoài, việc hướng dẫn dư luận ở một số trường hợp nhất định cũng có cái tốt, bởi vì theo ông, ở Việt Nam nhiều cái còn mông muội. Nhưng về lâu về dài theo ông là không nên, cần phải theo một hướng tự do hóa hơn và để tự một xã hội dân sự kết hợp với việc thực thi đúng pháp luật. Như vậy theo ông sẽ có một nền báo chí tốt hơn, thông tin sẽ được sàn lọc tốt hơn.
Trong những năm vừa qua và đầu năm nay, rất nhiều người làm báo tự do, không ở trong hệ thống báo chí của nhà nước, bị khủng bố, bị bắt giam bỏ tù, với những án rất là nặng chỉ vì dung ngòi bút của mình để phản ánh sự thật. Ví dụ như vụ Formosa xả thải làm thủy hải sản chết hàng loạt, vụ cưỡng chế ở Dương Nội.v.v… Hay vụ lấy đất của dân ở Vườn rau Lộc Hưng, Thủ Thiêm… chỉ viết lên là có thể bị bỏ tù. Do đó nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng xu thế đối xử với báo chí ở Việt Nam vẫn rất là nghiệt ngã.
Nhà báo Ngô Nhật Đăng cũng cho biết, hiện còn nhiều nhà báo bị sách nhiễu bắt bớ, như vụ xôn xao nhà báo Trương Duy Nhất chẳng hạn, hiện nay vẫn đang mất tích, chưa biết số phận như thế nào? Theo ông, trước nhiều vấn đề kinh tế xã hội chính trị khó khăn, nhà nước đang không biết giải quyết như thế nào, thì có lẽ nhà nước đã chọn giải pháp xử lý cứng rắn:
“Cứng rắn đầu tiên là không cho các ý kiến trái chiều xuất hiện. Như các cuộc đàn áp khác, đàn áp đầu tiên là nhằm vào ngôn luận, chúng ta thấy hàng loạt nhà báo bị săn đuổi, các nhà hoạt động về xã hội nhân quyền phải nhận những phản ứng nặng nề. Tôi cho rằng cách lựa chọn như thế là lựa chọn rất sai lầm.”
Như các cuộc đàn áp khác, đàn áp đầu tiên là nhằm vào ngôn luận, chúng ta thấy hàng loạt nhà báo bị săn đuổi, các nhà hoạt động về xã hội nhân quyền phải nhận những phản ứng nặng nề. Tôi cho rằng cách lựa chọn như thế là lựa chọn rất sai lầm.
-Ngô Nhật Đăng
Nhà báo Võ Văn Tạo nhìn nhận, so với mấy chục năm trước khi ông làm việc, thì tự do báo chí ở Việt Nam có nới chút đỉnh, nhưng chỉ chút đỉnh thôi. Theo ông, trước đây một tờ báo muốn xuất bản ngày hôm sau, thì đều phải đem cho ban kiểm duyệt để duyệt tất cả các nội dung trong đó. Nhưng sau này thì họ trao quyền kiểm duyệt cho Tổng biên tập, tự chịu trách nhiệm với bài báo mình đã đăng. Nếu có bài quan trọng thì họ phải thăm dò ý kiến của cơ quan quản lý chức năng trước, rồi nếu được bật đèn xanh thì họ mới đăng. Tuy vậy ông nói tiếp:
“Cái gì chứ tuyên truyền là cộng sản Việt Nam không bao giờ buông, không những nắm mà còn nắm rất chặt. cái gì liên quan tới chính trị, tới sự độc tôn của đảng cộng sản Việt Nam là không có chuyện nới lỏng. Trong khi Trung Quốc giờ nhà báo có thể viết về sự sai lầm của cách mạng văn hóa 1966-1976. Nhưng ở Việt Nam hiện nay, nếu nhà báo, nhà văn nào viết về sự sai lầm của cải cách ruộng đất, chắc chắn là ‘vô hộp’ ngay, chứ không có thoát được. Cho nên có những lãnh vực Việt Nam còn nghiệt ngã hơn cả Trung Quốc.”
Báo chí ở Việt Nam được nói là phải chịu sự kiểm duyệt rất khắt khe từ Ban Tuyên giáo. Không chỉ bị kiểm soát trực tiếp từ Ban Tuyên giáo Trung ương đến Ban Tuyên giáo địa phương và các Sở Thông tin- Truyền thông ở các tỉnh thành. Các tờ báo còn bị kiểm duyệt thông qua việc bố trí nhân sự trong các cơ quan báo chí như bí thư chi bộ, đảng bộ của các nơi này. Cũng chính vì sự kiểm duyệt và định hướng này, nhiều nhà báo đã từ bỏ hệ thống báo chí quốc gia, trở thành những cây bút độc lập để tự do lên tiếng mọi vấn đề trong xã hội.
Chính vì muốn bóp nghẹt quyền tự do này, theo nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế, chính phủ Hà Nội và đảng cộng sản đã mạnh tay, hành hung các nhà hoạt động, nhà báo độc lập ở Việt Nam. Chỉ riêng năm 2018, đã xảy ra hàng chục vụ hành hung, sách nhiễu.
Theo Nhà báo Ngô Nhật Đăng, việc nên làm là những người có tâm huyết, có lòng yêu nước, nhất là những nhà báo, không phải vì hành xử của chính quyền như thế này mà né tránh. Ngược lại, phải lên tiếng nhiều hơn, dũng cảm hơn. Không thể ngồi chờ các hội nhóm xã hội dân sự được pháp luật công nhận, mà mỗi cá nhân có trách nhiệm lên tiếng trước các bất công xã hội, và hơn lúc nào hết đây là lúc phải lên tiếng nhiều hơn.
Trung Khang
RFA
Không có nhận xét nào