SÀI GÒN, Việt Nam – Trước và ngay trong ngày tưởng niệm 40 năm cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, hai sự việc đã diễn ra làm cho người dân Việt Nam cả nước sôi sục niềm căm phẫn.
Đón rước Hoa Vi (Huawei)
40 năm sau, khi chỉ còn ba ngày nữa là ngày người dân Việt Nam gọi là “Quốc tang” (1979 – 2019) – có thông tin nói rằng Bộ Thông Tin Truyền Thông Việt Nam đang có những hành động chuẩn bị “rước” Hoa Vi (Huawei) của Trung Quốc về trong cuộc đua cung cấp mạng hạ tầng 5G ở Việt Nam.
Tin này cũng được trang kinh tế Nikkei của Nhật Bản đưa tin hôm 13 Tháng Hai vừa qua. Theo đó, Tổng giám đốc tập đoàn công nghệ viễn thông Hoa Vi, phụ trách khu vực Việt Nam, ông Phạm Quân (Fine Fan) nói ông tin rằng Hoa Vi sẽ thắng thầu việc cung cấp loại công nghệ 5G cho hệ thống truyền thông tại Việt Nam.
“Chúng tôi tự tin mở rộng thị trường tại Việt Nam. Bộ Trưởng Thông Tin Truyền Thông CSVN Nguyễn Mạnh Hùng đã cho Huawei làm ‘bài tập’ vào tháng trước. Huawei cũng đã đàm phán với các đối tác tiềm năng tại Việt Nam về việc thử nghiệm 5G vào cuối năm nay. Chúng tôi không thể bị đánh bại về chất lượng hoặc giá bán. Huawei sẽ cung cấp công nghệ và giải pháp tốt hơn, cùng với trợ giúp tài chính cho các nhà khai thác địa phương để triển khai 5G tại Việt Nam,” ông Phạm Quân trả lời tờ Nikkei Asian Reviews.
Vấn đề đáng nói ở đây là chính phủ của các quốc gia phát triển khác như Hoa Kỳ, Úc, Canada, New Zealand, Ấn Độ, Đức…đều đang có những quyết định cấm cửa sự hiện diện của Hoa Vi trong đất nước của họ.
Lý do là các quốc gia này tình nghi rằng, dù Hoa Vi là công ty tư nhân nhưng thực chất có liên hệ mật thiết với nhà nước của Đảng Cộng Sản (ĐCS) Trung Quốc. Do đó, khả năng ĐCS Trung Quốc lợi dụng việc Hoa Vi cung cấp trang thiết bị cho các nước để cài đặt các thiết bị do thám là rất cao.
Sự lo ngại này không phải không có cơ sở.
Tập đoàn công nghệ viễn thông Hoa Vi được sáng lập bởi ông Nhậm Chính Phi sau khi ông rời quân ngũ. Ông Nhậm Chính Phi là người gốc Chiết Giang, từng là Đại biểu của Quân Giải phóng dự Đại hội Đảng Toàn quốc, được xem là người có ảnh hưởng đặc biệt và có tiếng nói “nặng ký” trong chính trường Trung Quốc.
Tháng Tám, 2018 chính phủ Úc chính thức cấm Hoa Vi cung cấp các thiết bị viễn thông cho nước này với lý do là Hoa Vi có liên hệ mật thiết với chính phủ Trung Quốc, không bảo đảm về an ninh quốc gia.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cấm các công ty Hoa Kỳ sử dụng thiết bị viễn thông do hai hãng Huawei và ZTE của Trung Quốc sản xuất vì lo ngại thiết bị của Huawei sẽ là công cụ cho hoạt động gián điệp của Trung Quốc.
Thế nhưng, Việt Nam thì khác. ĐCS Việt Nam vẫn “đặt niềm tin” và sẵn sàng “bắt tay” với ĐCS Trung Quốc để phát triển hạ tầng viễn thông 5G.
Mặc dù chưa có kết quả chính thức từ cuộc đấu thầu, nhưng người dân Việt Nam nhìn thấy được cái bóng ma Huawei và mối đe doạ an ninh quốc gia ngay trước mắt.
Giáo sư Dũng Hoàng bình luận trên trang cá nhân của ông:
“Huawei đang bị tẩy chay vì lo ngại các rủi ro gián điệp và tấn công mạng. Nhưng Huawei vẫn “tự tin sẽ thắng thầu cung cấp thiết bị 5G ở Việt Nam”. Đằng sau thái độ tự tin này là gì? Và liệu cuộc đấu thầu sắp tới có chịu tác động của “16 chữ vàng” hay không?”
Facebooker Trịnh Sơn nói thẳng:
“Khi cả thế giới tẩy chay Huawei 5G thì anh Việt nhà ta lại rần rần rộ rộ rước voi về dày mã tổ.”
Tổng Giám Đốc Tập Đoàn Công Nghệ Viễn Thông Hoa Vi ông Phạm Quân trả lởi phỏng vấn với Zing vào Tháng Giêng, 2019 khẳng định hồ sơ bảo mật của Hoa Vi là “sạch sẽ, tại Việt Nam và trên toàn thế giới” và tất cả các sản phẩm mà Huawei cung cấp là “hoàn toàn đáng tin cậy.”
Sự lệ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc không còn dừng lại ở kinh tế, thương mại mà rất nhiều các chuyên gia nhận định rằng lĩnh vực an ninh mạng đang là một mối nguy rất lớn. Hơn thế nữa, các nhà quan sát còn nói rằng Luật An ninh mạng vừa có hiệu lực ở Việt Nam vốn là bản copy từ Luật An ninh mạng của Trung Quốc.
“Cẩu” lư hương trước tượng Trần Hưng Đạo
Cứ ngỡ đâu khi 40 năm sau, một lần hiếm hoi truyền thông được “bật đèn xanh” để nói thẳng, nói mạnh, nói nhiều về sự thật của cuộc chiến thì lịch sử đã được trả về đúng hình hài của nó.
Nhưng, không phải thế.
Mà là tệ hơn thế.
Sáng ngày 17 Tháng Hai, một chiếc xe cẩu rất điềm nhiêm “cẩu” đi cái lư hương bên dưới chân tượng đài Trần Hưng Đạo ở Sài Gòn. Chưa hết, xung quanh tượng là những bao cát, xe rác, thùng rác được “huy động” làm “lực lượng cản trở.”
Đây là một hành động mà đối với dư luận là “không thể ngờ được”; “không thể hình dung được.”
Lý giải điều này, nhà hoạt động Trần Bang cho biết:
“Cả ngàn tờ báo Việt Nam thì cũng một người chỉ huy. Họ nghĩ rằng nếu không cho báo chí nói thì mạng xã hội cũng nói. Như thế thì có hại cho họ hơn. Để cho báo chí nói thì họ mới dẫn dắt và gài được, như đã gài ông Phạm Hồng Tung nói là lịch sự nếu viết lại thì phải bàn với ‘bạn’ Trung Quốc. Bạn nói thế nào thì ta phải nói như thế.
Cách của họ là họ dẫn dụ, đưa ra những cái chi tiết mà cái nào dân cũng biết. Nó đưa ra rất nhiều thông tin thật vì những cái đó nếu báo Đảng không đưa thì người dân cũng đưa.
Đến cái chìa khoá, cái quyết định, cái bản lề thì họ dẫn theo ý của họ. Nó đều có mưu đồ cả, không có gì là thực tâm trong vấn đề báo chí vừa rồi.”
Nói về hành động “cẩu” lư hương và chặn tượng đài bằng những xe rác, ông Trần Bang nói rằng: “Chỉ có những tư tưởng u tối, vô ơn bạc nghĩa mới dẫn đến hành động ngu tối như thế.”
“Có một nghìn cách ngăn chặn lịch sự hơn mà sẽ không bị chửi như thế,” ông Trần Bang nói.
Nhà báo tự do Quang Hữu Minh nhận định hành động này là “chiêu bài vừa giữ nước vừa giữ Đảng.”
“Thì hồi đó ông Hồ Chí Minh quan hệ với Trung Quốc để có viện trợ và phát triển Đảng, nhưng vẫn ngả về Mỹ và Liên Xô khi cần. Bây giờ cũng thế thôi. Truyền Thông chống Trung Quốc để nhân dân và Mỹ yên tâm. Nhưng chính các quan lại không nói về Trung Quốc để còn hợp tác hai Đảng,” ông Quang Hữu Minh nói.
Từ nhiều năm nay, nhà cầm quyền CSVN luôn ngăn cản, bắt bớ người dân tưởng niệm vào các ngày như Hải chiến Hoàng Sa 19 Tháng Giêng, Chiến tranh biên giới 17 Tháng Hai, 1979; trận Gạc Ma 14 Tháng Ba, 1988. Có rất nhiều người bị canh giữ từ vài ngày trước. Ai thoát được để đến nơi tổ chức tưởng niệm thì luôn bị ngăn cản, cướp vòng hoa, bắt về đồn công an…Năm nay, thêm một bước, chiếc lư hương của Đức Trần Hưng Đạo bị “cẩu” ngay trong buổi sáng 17 Tháng Hai.
Năm 1939, Đức Quốc xã tấn công Ba Lan mở đầu chiến tranh thế giới lần thứ hai. Có khoảng 60 triệu người chết trên thế giới.
Năm 1970, Thủ tướng Cộng Hoà Liên Bang Đức Willy Brandt quì gối trước tượng đài tưởng niệm nạn nhân Ba lan đã chết vì quân Đức trong lần thăm Ba lan và ký hiệp định bình thường hoá quan hệ hai nước.
40 năm trước, hơn 40 phụ nữ và trẻ em, có những bé mới 8 tháng tuổi ở Tổng Chúp (Cao Bằng) bị sát hại bằng búa và lưỡi lê, thi thể vùi dưới giếng. Họ là những người không kịp chạy đi khi quân Trung Quốc tràn sang tấn công.
40 năm sau, đế chế viễn thông của quốc gia đó được mời vào góp phần “đe doạ an ninh quốc gia”, như lời các chuyên gia nhận định. Còn chiếc lư hương của bậc tiền nhân ba lần đánh thắng quân Nguyên bị “cẩu” đi đúng ngày “Quốc tang” của dân tộc.
Một nhà hoạt động xã hội nói rằng: “Trung thực với lịch sử không phải là nguyên nhân gây thêm hận thù và cản trở sự phát triển sau chiến tranh. Không dám gọi tên một đảng cầm quyền đất nước đã đưa quân đánh chiếmtàn sát đồng bào và tổ quốc mình là hèn nhát.”
Kalynh Ngo
Người Việt
Đón rước Hoa Vi (Huawei)
Tin này cũng được trang kinh tế Nikkei của Nhật Bản đưa tin hôm 13 Tháng Hai vừa qua. Theo đó, Tổng giám đốc tập đoàn công nghệ viễn thông Hoa Vi, phụ trách khu vực Việt Nam, ông Phạm Quân (Fine Fan) nói ông tin rằng Hoa Vi sẽ thắng thầu việc cung cấp loại công nghệ 5G cho hệ thống truyền thông tại Việt Nam.
“Chúng tôi tự tin mở rộng thị trường tại Việt Nam. Bộ Trưởng Thông Tin Truyền Thông CSVN Nguyễn Mạnh Hùng đã cho Huawei làm ‘bài tập’ vào tháng trước. Huawei cũng đã đàm phán với các đối tác tiềm năng tại Việt Nam về việc thử nghiệm 5G vào cuối năm nay. Chúng tôi không thể bị đánh bại về chất lượng hoặc giá bán. Huawei sẽ cung cấp công nghệ và giải pháp tốt hơn, cùng với trợ giúp tài chính cho các nhà khai thác địa phương để triển khai 5G tại Việt Nam,” ông Phạm Quân trả lời tờ Nikkei Asian Reviews.
Triển lãm mạng viễn thông Huawei 5G Bangkok, Thái Lan. (Hình: REUTERS/Athit Perawongmetha.) |
Vấn đề đáng nói ở đây là chính phủ của các quốc gia phát triển khác như Hoa Kỳ, Úc, Canada, New Zealand, Ấn Độ, Đức…đều đang có những quyết định cấm cửa sự hiện diện của Hoa Vi trong đất nước của họ.
Lý do là các quốc gia này tình nghi rằng, dù Hoa Vi là công ty tư nhân nhưng thực chất có liên hệ mật thiết với nhà nước của Đảng Cộng Sản (ĐCS) Trung Quốc. Do đó, khả năng ĐCS Trung Quốc lợi dụng việc Hoa Vi cung cấp trang thiết bị cho các nước để cài đặt các thiết bị do thám là rất cao.
Sự lo ngại này không phải không có cơ sở.
Tập đoàn công nghệ viễn thông Hoa Vi được sáng lập bởi ông Nhậm Chính Phi sau khi ông rời quân ngũ. Ông Nhậm Chính Phi là người gốc Chiết Giang, từng là Đại biểu của Quân Giải phóng dự Đại hội Đảng Toàn quốc, được xem là người có ảnh hưởng đặc biệt và có tiếng nói “nặng ký” trong chính trường Trung Quốc.
Tháng Tám, 2018 chính phủ Úc chính thức cấm Hoa Vi cung cấp các thiết bị viễn thông cho nước này với lý do là Hoa Vi có liên hệ mật thiết với chính phủ Trung Quốc, không bảo đảm về an ninh quốc gia.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cấm các công ty Hoa Kỳ sử dụng thiết bị viễn thông do hai hãng Huawei và ZTE của Trung Quốc sản xuất vì lo ngại thiết bị của Huawei sẽ là công cụ cho hoạt động gián điệp của Trung Quốc.
Thế nhưng, Việt Nam thì khác. ĐCS Việt Nam vẫn “đặt niềm tin” và sẵn sàng “bắt tay” với ĐCS Trung Quốc để phát triển hạ tầng viễn thông 5G.
Mặc dù chưa có kết quả chính thức từ cuộc đấu thầu, nhưng người dân Việt Nam nhìn thấy được cái bóng ma Huawei và mối đe doạ an ninh quốc gia ngay trước mắt.
Giáo sư Dũng Hoàng bình luận trên trang cá nhân của ông:
“Huawei đang bị tẩy chay vì lo ngại các rủi ro gián điệp và tấn công mạng. Nhưng Huawei vẫn “tự tin sẽ thắng thầu cung cấp thiết bị 5G ở Việt Nam”. Đằng sau thái độ tự tin này là gì? Và liệu cuộc đấu thầu sắp tới có chịu tác động của “16 chữ vàng” hay không?”
Facebooker Trịnh Sơn nói thẳng:
“Khi cả thế giới tẩy chay Huawei 5G thì anh Việt nhà ta lại rần rần rộ rộ rước voi về dày mã tổ.”
Tổng Giám Đốc Tập Đoàn Công Nghệ Viễn Thông Hoa Vi ông Phạm Quân trả lởi phỏng vấn với Zing vào Tháng Giêng, 2019 khẳng định hồ sơ bảo mật của Hoa Vi là “sạch sẽ, tại Việt Nam và trên toàn thế giới” và tất cả các sản phẩm mà Huawei cung cấp là “hoàn toàn đáng tin cậy.”
Sự lệ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc không còn dừng lại ở kinh tế, thương mại mà rất nhiều các chuyên gia nhận định rằng lĩnh vực an ninh mạng đang là một mối nguy rất lớn. Hơn thế nữa, các nhà quan sát còn nói rằng Luật An ninh mạng vừa có hiệu lực ở Việt Nam vốn là bản copy từ Luật An ninh mạng của Trung Quốc.
“Cẩu” lư hương trước tượng Trần Hưng Đạo
Cứ ngỡ đâu khi 40 năm sau, một lần hiếm hoi truyền thông được “bật đèn xanh” để nói thẳng, nói mạnh, nói nhiều về sự thật của cuộc chiến thì lịch sử đã được trả về đúng hình hài của nó.
Nhưng, không phải thế.
Mà là tệ hơn thế.
Sáng ngày 17 Tháng Hai, một chiếc xe cẩu rất điềm nhiêm “cẩu” đi cái lư hương bên dưới chân tượng đài Trần Hưng Đạo ở Sài Gòn. Chưa hết, xung quanh tượng là những bao cát, xe rác, thùng rác được “huy động” làm “lực lượng cản trở.”
Bao cát và xe rác được huy động quanh tượng Trần Hưng Đạo, Sài Gòn. (Hình: Facebook Huy Tran.) |
Đây là một hành động mà đối với dư luận là “không thể ngờ được”; “không thể hình dung được.”
Lý giải điều này, nhà hoạt động Trần Bang cho biết:
“Cả ngàn tờ báo Việt Nam thì cũng một người chỉ huy. Họ nghĩ rằng nếu không cho báo chí nói thì mạng xã hội cũng nói. Như thế thì có hại cho họ hơn. Để cho báo chí nói thì họ mới dẫn dắt và gài được, như đã gài ông Phạm Hồng Tung nói là lịch sự nếu viết lại thì phải bàn với ‘bạn’ Trung Quốc. Bạn nói thế nào thì ta phải nói như thế.
Cách của họ là họ dẫn dụ, đưa ra những cái chi tiết mà cái nào dân cũng biết. Nó đưa ra rất nhiều thông tin thật vì những cái đó nếu báo Đảng không đưa thì người dân cũng đưa.
Đến cái chìa khoá, cái quyết định, cái bản lề thì họ dẫn theo ý của họ. Nó đều có mưu đồ cả, không có gì là thực tâm trong vấn đề báo chí vừa rồi.”
Hình ảnh chiếc lư hương đang bị cẩu đi. (Hình: Facebook Dương Lâm.) |
Nói về hành động “cẩu” lư hương và chặn tượng đài bằng những xe rác, ông Trần Bang nói rằng: “Chỉ có những tư tưởng u tối, vô ơn bạc nghĩa mới dẫn đến hành động ngu tối như thế.”
“Có một nghìn cách ngăn chặn lịch sự hơn mà sẽ không bị chửi như thế,” ông Trần Bang nói.
Nhà báo tự do Quang Hữu Minh nhận định hành động này là “chiêu bài vừa giữ nước vừa giữ Đảng.”
“Thì hồi đó ông Hồ Chí Minh quan hệ với Trung Quốc để có viện trợ và phát triển Đảng, nhưng vẫn ngả về Mỹ và Liên Xô khi cần. Bây giờ cũng thế thôi. Truyền Thông chống Trung Quốc để nhân dân và Mỹ yên tâm. Nhưng chính các quan lại không nói về Trung Quốc để còn hợp tác hai Đảng,” ông Quang Hữu Minh nói.
Từ nhiều năm nay, nhà cầm quyền CSVN luôn ngăn cản, bắt bớ người dân tưởng niệm vào các ngày như Hải chiến Hoàng Sa 19 Tháng Giêng, Chiến tranh biên giới 17 Tháng Hai, 1979; trận Gạc Ma 14 Tháng Ba, 1988. Có rất nhiều người bị canh giữ từ vài ngày trước. Ai thoát được để đến nơi tổ chức tưởng niệm thì luôn bị ngăn cản, cướp vòng hoa, bắt về đồn công an…Năm nay, thêm một bước, chiếc lư hương của Đức Trần Hưng Đạo bị “cẩu” ngay trong buổi sáng 17 Tháng Hai.
Hình ảnh cho thấy chiếc lư hương không còn dưới chân tượng đài Trần Hưng Đạo. (Hình: Facebook Huỳnh Ngọc Chênh.) |
Năm 1939, Đức Quốc xã tấn công Ba Lan mở đầu chiến tranh thế giới lần thứ hai. Có khoảng 60 triệu người chết trên thế giới.
Năm 1970, Thủ tướng Cộng Hoà Liên Bang Đức Willy Brandt quì gối trước tượng đài tưởng niệm nạn nhân Ba lan đã chết vì quân Đức trong lần thăm Ba lan và ký hiệp định bình thường hoá quan hệ hai nước.
40 năm trước, hơn 40 phụ nữ và trẻ em, có những bé mới 8 tháng tuổi ở Tổng Chúp (Cao Bằng) bị sát hại bằng búa và lưỡi lê, thi thể vùi dưới giếng. Họ là những người không kịp chạy đi khi quân Trung Quốc tràn sang tấn công.
40 năm sau, đế chế viễn thông của quốc gia đó được mời vào góp phần “đe doạ an ninh quốc gia”, như lời các chuyên gia nhận định. Còn chiếc lư hương của bậc tiền nhân ba lần đánh thắng quân Nguyên bị “cẩu” đi đúng ngày “Quốc tang” của dân tộc.
Một nhà hoạt động xã hội nói rằng: “Trung thực với lịch sử không phải là nguyên nhân gây thêm hận thù và cản trở sự phát triển sau chiến tranh. Không dám gọi tên một đảng cầm quyền đất nước đã đưa quân đánh chiếmtàn sát đồng bào và tổ quốc mình là hèn nhát.”
Kalynh Ngo
Người Việt
Không có nhận xét nào