Kỳ 1: Cao Lâm, Kami có phải là tình báo Tổng Cục 2?
Hình ảnh nhà báo Trương Duy Nhất (bị chụp trộm) tại quán Cafe Holly trong Future Park (Nguồn Nation TV Thái Lan) |
Tháng
12 năm 2018, nhà báo tự do Trương Duy Nhất trốn khỏi Việt Nam để sang
Cam-phu-chia lánh nạn. Sau 1 tháng ở Phnôm-Pênh, ông tiếp tục bí mật
vượt biên sang Thái Lan. Từ ngày 20 tháng 1 năm 2019, ông ẩn náu tại một
phòng trọ nhỏ thuộc quận Lam-Lúc-Ka, tỉnh Pa-thum-tha-ni…
Do
ông Nhất đang bị CS truy lùng nên mọi hoạt động đưa đón, tiếp xúc chỉ
giới hạn trong 5 người được biết. Cả 5 người này đều quen biết nhau, họ
tổ chức giúp ông Nhất bỏ trốn ngay từ giai đoạn đầu. Bí mật gần như
tuyệt đối, vậy mà mà chỉ 7 ngày sau, ông Nhất bị lộ thông tin về nơi ẩn
náu và cả số điện thoại cá nhân, dẫn đến đến vụ mất tích bí ẩn vào hôm
26 tháng 1 năm 2019.
Vì
sao thông tin của Trương Duy Nhất bị bại lộ? Ai đã làm lộ? Nhóm 5 người
liệu có liên quan gì?... là những câu hỏi sẽ được giải đáp trong loạt
bài phóng sự điều tra của chúng tôi.
Để
cuộc điều tra có thể đi đúng hướng, trước tiên chúng ta sẽ phải tìm
hiểu về những “nghi phạm” được nhắc đến nhiều nhất trong suốt 1 tháng
qua dựa trên những gì được viết trên facebook ông Bùi Thanh Hiếu (Người
Buôn Gió).
Sau
khi vụ mất tích được công bố, ông Hiếu là người đầu tiên khẳng định
Trương Duy Nhất bị Tổng Cục Tình Báo Quân Đội (Tổng Cục 2) "bắt cóc" tại
Thái Lan. Blogger này còn nêu rõ danh tính "hung thủ" tham gia vụ “bắt
cóc” gồm có: Kami, Cao Lâm, Huân cùng hàng loạt những tên viết tắt như:
H, T, S...
Chúng
tôi đã hỏi những người tị nạn tại Thái thì không ai biết nhân vật tên
Huân trong bài, cho nên bài viết này sẽ chỉ đi tìm hiểu về 2 cái tên là
Cao Lâm và Kami mà thôi.
1. Kami
Trước hết, hãy phân tích nhân vật Kami dựa trên đoạn trích dẫn lại nguyên văn từ facebook Người Buôn Gió dưới đây:
"Nhất
sau khi trình diện ở chỗ xin tị nạn chính trị, thì trở về khách sạn,
sau đó có người goi điện và Nhất rời khách sạn để đến chỗ của một người
Việt Nam khác bút danh là Kami, người của tổng cục 2 chờ sẵn và thực
hiện vụ bắt cóc đưa Nhất trở lại Việt Nam."
"Khoảng
8 giờ tối ngày 26 tháng 1 năm 2019. Trương Duy Nhất bị đám gồm 10 người
của tổng cục 2 trùm túi lên đầu và đưa lên xe đi, trước khi đi Nhất còn
xin thay quần áo."
"Ngày
26 khi Nhất cắt bỏ điện thoại, anh vào siêu thị Futurepark tìm mạng
intent để liên lạc tìm sự giúp đỡ của đồng hương. Có 3 đồng hương biết
vị trí của Nhất lúc đó là Bạch Hồng Quyền, Cao Lâm và Kami. Ngay sau đó
thì Nhất bị bắt !!!"
Về
hiện trường gây án, lúc đầu ông Hiếu nói rằng Trương Duy Nhất bị bắt
khi đến “chỗ của Kami”, nhưng sau đó lại ghi rằng vị trí cuối cùng của
ông Nhất là siêu thị Future Park. “Chỗ của Kami” và Future Park là một
thì sẽ rất nực cười, vì đây là khu buôn bán chứ không phải chỗ để ở. Dù
rất mâu thuẫn, nhưng chúng ta cứ tạm chấp nhận địa điểm vụ “bắt cóc” là
Future Park trước đã.
Về
thời gian gây án, ông Hiếu cũng khẳng định vụ “bắt cóc” diễn ra vào lúc
8 giờ tối ngày 26 tháng 1 năm 2019 thì càng mâu thuẫn hơn. Vì ngày 26
tháng 1 là ngày thứ bảy, 8 giờ tối lại là giờ cao điểm tại Future Park,
hàng ngàn người sẽ đến mua sắm, vui chơi vào dịp cuối tuần, việc ông
Nhất bị bắt cóc bằng cách “trùm túi lên đầu” là không thể xảy ra, chứ
đừng nói gì đến việc có thể bắt “đưa lên xe đi”.
Điều
này cũng không đúng với tính cách của người dân Thái, vì nếu có sự việc
như trên thì không cần chờ đến lực lượng bảo vệ mà hàng trăm dân thường
sẽ xông đến giải vây cho Trương Duy Nhất. Giả sử vụ việc có sự tham gia
của cảnh sát Thái mặc sắc phục thì lập tức sẽ có hàng chục chiếc điện
thoại đưa lên ghi lại mọi diễn biến vụ việc, truyền thông Thái Lan cũng
rất nhanh nhạy trước những tin tức kiểu này.
Chúng
tôi cũng đã trực tiếp đến Future Park để hỏi bảo vệ và các nhân viên
thì tất cả đều khẳng định không có vụ bắt người nào xảy ra như như ông
Bùi Thanh Hiếu nói. Thậm chí, các cô phục vụ quán cà-phê Holly (nơi ông
Nhất xuất hiện lần cuối trước khi mất tích) đã cười toáng lên khi nghe
chúng tôi dịch lại những gì được viết trên facebook Người Buôn Gió, họ
khẳng định đây là thông tin bịa đặt.
Theo
chúng tôi, sở dĩ có chi tiết “trùm đầu bắt cóc” là do ông Hiếu hiểu lầm
chữ Park (công viên) trong “Future Park”, dịch sang tiếng Việt là “Công
viên Tương Lai”. Ông Hiếu tưởng Future Park là một công viên hoang vắng
giống như nơi xảy ra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh bên Đức.
Ai
ở Thái Lan cũng đều biết Future Park là một trong những trung tâm mua
sắm sầm uất nhất nước. Ông Hiếu ở Đức nên không rành, nhưng có lẽ người
cung cấp tin cho ông ta cũng không chịu chú thích rõ ràng. Từ việc hiểu
lầm Future Park là công viên, ông Hiếu sau đó tự nghĩ ra mốc thời gian
là 8 giờ tối cho có vẻ hợp lý vì khi đó công viên sẽ vắng người, rồi bịa
thêm chi tiết “trùm đầu” và “bắt cóc lên xe” hòng gạt độc giả.
Cũng
xin lưu ý với bạn đọc, những đoạn trích trên là ở 3 bài viết được Người
Buôn Gió đăng vào những ngày khác nhau. Ông Hiếu không nắm rõ câu
chuyện, vừa viết vừa hư cấu, thời gian viết lại bị ngắt quãng nên quên
luôn những gì mình viết trước đó.
Chúng
tôi mới chỉ mới điều tra bước đầu thôi mà đã chứng minh được rằng những
tình tiết trong loạt bài của Người Buôn Gió là hoàn toàn bịa đặt, do đó
sự can dự của ông Kami cũng là bịa đặt nốt. Còn rất nhiều điều vô lý
khác nhưng chúng tôi khó có thể phân tích hết trong bài viết này.
Ngoài
Kami và Cao Lâm, Người Buôn Gió còn nêu ra hàng loạt cái tên khác dính
tới vụ “bắt cóc” như: Huân, Sương, H, T, S... Theo chúng tôi, đây đều là
những cái tên do Người Buôn Gió tự tưởng tượng ra để cho đủ số lượng
“10 người của Tổng cục 2” trong phi vụ “bắt cóc trùm đầu” đậm chất hư
cấu như đã trích dẫn ở trên.
2. Cao Lâm
Bây
giờ chúng ta hãy phân tích tiếp về nhân vật Cao Lâm, người bị ông Hiếu
đưa hình ảnh lên facebook và ám chỉ Cao Lâm là nhân viên tình báo Tổng
Cục 2.
Khác
với Kami, Cao Lâm là người khá tiếng tăm trong cộng đồng tị nạn tại
Thái Lan cho nên việc điều tra của chúng tôi cũng khá dễ dàng. Cao Lâm
sinh năm 1974, người Thanh Hóa. Nghề nghiệp chính là thợ may, đã làm
việc ở Thái Lan được 15 năm, có thể giao tiếp tốt với người bản xứ.
Nhờ
làm ăn chăm chỉ nên cuộc sống của Cao Lâm khá ổn định. Hàng tuần, ông
ta thường đi xin gạo, mắm, muối từ các nhà thờ để mang đến cho người tị
nạn. Ông ta cũng có một quỹ nhỏ để giúp đồng hương người Việt mỗi khi
gặp khó khăn về tiền bạc.
Hầu
hết những người tị nạn tại Thái Lan đều nhận xét Cao Lâm là người tốt.
Họ không tin Cao Lâm là nhân viên tình báo Tổng Cục 2 vì những lý do sau
đây:
-
Thứ nhất, Cao Lâm là một tín đồ Công Giáo đạo gốc. Xét về mặt lý lịch
dưới chế độ Việt Nam cộng sản thì khó có thể tham gia lực lượng vũ
trang, chứ đừng nói đến việc trở thành điệp viên trong ngành tình báo
quân đội.
-
Thứ hai, trình độ học vấn của Cao Lâm chưa qua tiểu học, làm công an xã
còn không đủ tiêu chuẩn thì nói gì đến nhân viên Tổng Cục 2.
-
Thứ ba, Cao Lâm được các Linh mục cả người Thái lẫn người Việt tín
nhiệm, đó là nhờ vào kinh nghiệm 15 năm đóng góp nhiều công của để xây
dựng nên cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Thái Lan. Liệu có điệp viên
nào "nằm vùng" được lâu vậy hay không?
-
Thứ tư, Cao Lâm bộc trực và tốt tính, khi bực tức thì nghĩ sao nói vậy,
còn khi rượu vào thì cho mọi người thấy hết cả ruột gan. Người như Cao
Lâm mà đi làm tình báo thì chắc bao nhiêu bí mật sẽ bị "phun" ra hết chỉ
sau một chầu nhậu.
-
Thứ năm, Cao Lâm nổi tiếng là người thường xuyên giúp đỡ đồng bào tị
nạn tại Thái Lan, cả về vật chất lẫn tiền bạc. Suốt 3 năm nay chưa thấy
có bất kỳ tai tiếng nào xảy ra. Nhiều người trốn chạy cộng sản đều mang
ơn Cao Lâm. Không lẽ Tổng Cục 2 lại cho phép cán bộ của mình đi giúp đỡ
những kẻ thù của chế độ?
Điểm
sơ qua 5 lý do trên để thấy rằng việc Người Buôn Gió vu cho Cao Lâm là
nhân viên Tổng Cục 2 là điều bịa đặt. Thậm chí, ông Hiếu Gió cũng không
đưa ra được bất cứ bằng chứng nào liên quan đến việc Cao Lâm có tham gia
vào vụ “bắt cóc” Trương Duy Nhất.
Nực
cười ở chỗ, ông Bùi Thanh Hiếu khẳng định rằng ông ta có rất nhiều bằng
chứng, nhưng chưa muốn công bố vì còn phải bảo vệ sự an toàn và bí mật
của nguồn tin. Chúng tôi thì biết rõ “nguồn tin” của ông Hiếu là ai, vì
cộng đồng tị nạn Thái Lan rất nhỏ. “Nguồn tin” của ông Hiếu cũng chính
là người đã được Cao Lâm và Kami cưu mang, giúp đỡ suốt 2 năm qua khi
người này phải bỏ trốn sang Thái Lan tị nạn.
Cả
ông Kami và Cao Lâm hoàn toàn không liên quan gì đến vụ mất tích của
nhà báo Trương Duy Nhất, cả Bùi Thanh Hiếu và “nguồn tin” của ông ta đều
biết rõ điều này, nhưng họ vẫn vu khống. Còn về lý do vì sao Người Buôn
Gió cố tình vu khống cho Kami và Cao Lâm sẽ được chúng tôi trình bày ở
bài sau, vì đây là một câu chuyện khá dài.
Chúng
tôi xin tạm kết thúc phần đầu cuộc điều tra tại đây. Kỳ tới, chúng tôi
sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về nhóm 5 người đã tổ chức đưa Trương
Duy Nhất sang Thái Lan và những nguyên nhân khiến vụ việc bị bại lộ. Mời
quý vị đón đọc.
Châu Thái
(Tin tức Hàng ngày)
Không có nhận xét nào