Nhà báo và chuyên gia nói với BBC rằng hàng loạt vụ tai nạn giao thông chết người tại Việt Nam thời gian qua "là hậu quả của những chính sách về giao thông suốt mấy mươi năm qua, liên quan đến hạ tầng giao thông, nhập và sản xuất xe máy giá rẻ tràn lan, quy hoạch đô thị, giáo dục..."
Bình luận này được đưa ra ngay sau tin hôm 22/1, Công an huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương) đã ký quyết định khởi tố vụ án vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến 8 người chết trong lúc đang đi viếng nghĩa trang.
Truyền thông Việt Nam ghi nhận tài xế xe tải "khai nhận sử dụng ma túy đá" trước khi gây ra vụ này.
"Tài xế xe tải/container nghiện ma túy" đang là nguyên do chính được các báo Việt Nam chỉ ra đầu tiên mỗi khi tường thuật về các vụ tai nạn giao thông chết người trong thời gian qua.
Hôm 23/1, Hiệp hội vận tải hàng hóa TP Hồ Chí Minh kiến nghị Bộ Giao thông-Vận Tải công khai danh sách những tài xế nghiện ma túy để các doanh nghiệp nắm được thông tin khi tuyển dụng, theo báo Zing.
Trên mạng xã hội, có nhà báo đề xuất Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cần tuyên bố tai nạn giao thông là thảm họa quốc gia để từ đó có những giải pháp lâu dài cũng như biện pháp cấp bách, tương ứng với mức thảm họa, thực sự đồng bộ, thực sự có hiệu quả nhằm hạn chế bớt đau thương..."
Nguyên do và trách nhiệm của ai?
Hôm 23/1, nhà báo Nguyễn Trung Bảo, cựu thư ký tòa soạn báo Một Thế Giới, nói với BBC: "Khó hay gần như không thể ban bố tai nạn giao thông là thảm họa quốc gia được. Vì có quốc gia nào mà không cần đến giao thông và có tai nạn giao thông đâu. Ban bố thảm họa quốc gia sẽ đi kèm theo các biện pháp hạn chế, nếu vậy thì hạn chế giao thông sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế."
"Cũng không thể trách hay đổ toàn bộ trách nhiệm cho một ông bộ trưởng hay một ông thủ tướng được. Phải thấy tình trạng giao thông hiện nay nó là hậu quả của những chính sách về giao thông suốt mấy mươi năm qua. Liên quan đến hạ tầng giao thông, nhập và sản xuất xe máy giá rẻ tràn lan, quy hoạch đô thị, giáo dục..."
"Do vậy có thể thấy việc truyền thông hướng trách nhiệm cho tài xế mỗi khi xảy ra một vụ tai nạn là dễ và cụ thể nhất. Nhưng, vậy là chưa đủ. Phải thấy giới tài xế chạy ngày chạy đêm để đáp ứng yêu cầu của chủ xe mới có lương."
"Còn chủ xe thì phải xoay vòng cho được đồng vốn, kiếm lợi nhuận... trong khi đó các thứ phí, giá nhiên liệu, các loại phí tiêu cực trên đường... và đặc biệt là họ phải è cổ ra nuôi hệ thống BOT đặt sai chỗ đang ngày đêm hút máu nhân dân."
"Chính những áp lực ấy khiến giới tài xế phải chạy vượt quá sức chịu đựng của người bình thường rồi tìm tới chất kích thích sau đó là các vụ tai nạn khủng khiếp."
'Bề nổi của tảng băng'
Cũng trong hôm 23/1, một chuyên gia giao thông ở Hà Nội đề nghị ẩn danh, nói với BBC: "Quy tai nạn giao thông do tệ trạng cấp bằng lái có khuất tất hoặc 70 % cánh lái xe chơi ma túy là mới chỉ nhìn thấy bề nổi của tảng băng."
"Vấn đề chính mà không thấy báo nào ở Việt Nam đề cập là dường như Bộ Giao thông-Vận Tải đã bất khả trong việc cấp bằng lái xe, an toàn xe. Ngoài ra là thực trạng quản lý giao thông đường bộ đáng báo động."
"Trong vụ mới nhất ở Hải Dương, chúng ta thấy cây cầu vượt dành cho người đi bộ lại có thể bị "lỗi thiết kế" khiến người dân bị đưa ngay xuống đường, nơi thường xuyên có lưu lượng xe tải chạy qua ngay đúng khúc cua bị khuất tầm nhìn của lái xe."
"Và rồi tình trạng người đi đường thấy công an hiện diện trên đường gần như chỉ để "làm luật" chứ không phải để giúp các phương tiện an toàn hơn khi đi lại."
Hồi tháng 5/2018, báo Dân Trí đưa tin: "Với tư cách người đứng đầu ngành giao thông vận tải, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã lên tiếng xin lỗi các nạn nhân, gia đình nạn nhân trong các vụ tai nạn giao thông đường sắt xảy ra những ngày qua. Bộ trưởng Thể cũng xin chịu mọi hình thức kỷ luật từ Đảng và Nhà nước."
Ông Thể được báo này dẫn lời nói các vụ tai nạn giao thông xảy ra "có nguyên nhân chủ yếu là do con người và do yếu tố chủ quan" nên "cần phải phân tích làm rõ, rà soát và có giải pháp giải quyết dứt điểm, đồng thời áp dụng công nghệ kỹ thuật vào vận hành, khai thác và vào hoạt động cứu hộ tai nạn."
Tuy vậy, tính từ thời điểm đó đến nay, vấn nạn giao thông dường như không có gì cải thiện. Báo Người Lao Động hôm 23/1 ghi nhận: "Dù ngành chức năng và các địa phương vẫn liên tục rầm rộ ra quân, liên tục mở cao điểm kiểm soát, kiểm tra xử lý và liên tục báo cáo tai nạn giao thông giảm trên nhiều tiêu chí thì con số từ 20-30 người chết vì tai nạn giao thông mỗi ngày vẫn chưa có dấu hiệu giảm trong rất nhiều năm qua. "
"Dù doanh nghiệp vận tải đã phải chi ra hàng ngàn tỷ đồng để triển khai các chủ trương gắn thiết bị giám sát hành trình cho phương tiện vận tải theo yêu cầu của ngành giao thông, rốt cuộc thì "xe điên" vẫn nghênh ngang lưu thông và chỉ lộ diện khi gây tai nạn."
Giới chức Thái Lan xử lý thế nào?
Để rút tỉa kinh nghiệm, dường như giới chức Bộ Giao thông-Vận Tải có thể tham khảo kinh nghiệm của Thái Lan, quốc gia láng giềng của Việt Nam cũng đang phải đau đầu xử lý vấn nạn giao thông.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Thái Lan hiện xếp thứ hai trên thế giới về tử vong do tai nạn đường bộ, sau Libya. Ước tính có 24.000 người thiệt mạng trên đường phố Thái Lan mỗi năm và 73% trong số này là người đi xe máy.
Thống kê của WHO cũng cho thấy, Thái Lan có 36,9 triệu xe các loại giao thông trên đường bộ - con số này tăng 30% trong 5 năm qua.
Người dân Thái Lan dùng "Tuần lễ chết chóc" để mô tả vấn nạn giao thông trong hai mùa lễ lớn trong năm, mừng năm mới Dương lịch và Tết Songkran vào giữa tháng Tư.
Chính phủ Thái Lan từng đặt mục tiêu giảm tỷ lệ nạn nhân tử vong trên đường phố, khuyến cáo người dân không được chạy quá tốc độ quy định, hoặc lái xe trong tình trạng say rượu.
Để tuyên truyền về giao thông đến công chúng, một xưởng đóng quan tài còn mời các nhà báo đến ghi nhận chuyện nhân công phải hối hả đóng quan tài cho mỗi mùa lễ.
Số liệu thống kê nghiệt ngã về cái chết và thương tích trên đường phố Thái được ghi nhận trên truyền thông thường là không ít hơn so với năm trước.
Vấn nạn giao thông trở thành thử thách đáng kể với chính phủ trong bối cảnh Thái Lan hòa bình và ngày càng thịnh vượng trong nhiều thập kỷ và đạt được nhiều thành quả trong các lĩnh vực khác như y tế và cơ sở hạ tầng.
Năm 2011, chính phủ thời điểm đó tuyên bố 10 năm tiếp theo là "Thập kỷ hành động về an toàn đường bộ của Thái Lan".
Năm 2012 được tuyên bố là "Năm người đi xe máy đội mũ bảo hiểm 100%".
Năm 2015, Cục Phòng chống Thảm họa được giao trọng trách đảm bảo an toàn đường bộ bên cạnh việc xử lý các vấn đề như lũ lụt và lở đất. Cơ quan này đã mạnh dạn tuyên bố mục tiêu kéo giảm 80% tử vong do tai nạn giao thông.
Nhưng xem ra những nỗ lực này đều thất bại.
Bà Ratana Winther, giám đốc quốc gia của Quỹ Phòng chống Thương vong Châu Á lý giải với BBC: "Nhìn chung, đường xá tại Thái Lan rất tốt, nên mọi người có xu hướng chạy rất nhanh. Vì vậy, sát thủ số một là tốc độ."
"Thực thi pháp luật là vấn đề mấu chốt", bà Winther nói.
"Đó là một thách thức đòi hỏi phải có sự đồng bộ. Mức phạt do vi phạm luật giao thông cần phải đủ lớn để mọi người sợ nó. Và các chiến dịch tuyên truyền an toàn giao thông phải được tiến hành liên tục, không chỉ vào mùa cao điểm. Sau đó, chúng ta cần chuyển sang các vấn đề như cải thiện cơ sở hạ tầng đường bộ."
Ông Nikorn Chamnong, cựu thứ trưởng Giao thông-Vận tải, bây giờ là nhà vận động an toàn giao thông Nikorn Chamnong đi xa hơn.
"Chúng ta cần thay đổi DNA của đất nước," ông nói với BBC News, "Giáo dục về an toàn giao thông ngay trong trường học là điều quan trọng nhất".
Bên cạnh đó, ông kiến nghị Quốc hội Thái Lan thông qua 10 đề xuất thay đổi đối với luật Giao thông, trong đó có quy định bắt buộc thắt dây an toàn đối với người ngồi ghế phía sau trên xe hơi...
Ông Liviu Vedrasco, chuyên gia an toàn đường bộ tại Tổ chức Y tế Thế giới, có ý kiến khác: "Cách tốt nhất để cắt giảm lượng người chết kinh hoàng trên đường là tập trung vào nhóm dễ bị tổn thương nhất. Thống kê cho thấy lượng người đi xe máy chiếm 80% số ca tử vong."
"Nếu quý vị không thể giảm số lượng xe máy trên đường, điều tốt nhất có thể làm là có làn đường riêng cho loại xe này. Chỉ cần tăng tỷ lệ đường có làn riêng cho xe máy thì có thể tạo ra sự thay đổi lớn."
Dường như ý kiến của ông không được giới chức lắng nghe.
Đến thời điểm hiện tại, người nước ngoài đến Thái Lan vẫn thấy xe máy chạy xen kẽ với các loại phương tiện khác trên đường và phó mặc mạng sống của họ cho số phận.
Ben Ngô
BBC
Truyền thông Việt Nam ghi nhận tài xế xe tải "khai nhận sử dụng ma túy đá" trước khi gây ra vụ này.
"Tài xế xe tải/container nghiện ma túy" đang là nguyên do chính được các báo Việt Nam chỉ ra đầu tiên mỗi khi tường thuật về các vụ tai nạn giao thông chết người trong thời gian qua.
Hôm 23/1, Hiệp hội vận tải hàng hóa TP Hồ Chí Minh kiến nghị Bộ Giao thông-Vận Tải công khai danh sách những tài xế nghiện ma túy để các doanh nghiệp nắm được thông tin khi tuyển dụng, theo báo Zing.
Trên mạng xã hội, có nhà báo đề xuất Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cần tuyên bố tai nạn giao thông là thảm họa quốc gia để từ đó có những giải pháp lâu dài cũng như biện pháp cấp bách, tương ứng với mức thảm họa, thực sự đồng bộ, thực sự có hiệu quả nhằm hạn chế bớt đau thương..."
Nguyên do và trách nhiệm của ai?
Hôm 23/1, nhà báo Nguyễn Trung Bảo, cựu thư ký tòa soạn báo Một Thế Giới, nói với BBC: "Khó hay gần như không thể ban bố tai nạn giao thông là thảm họa quốc gia được. Vì có quốc gia nào mà không cần đến giao thông và có tai nạn giao thông đâu. Ban bố thảm họa quốc gia sẽ đi kèm theo các biện pháp hạn chế, nếu vậy thì hạn chế giao thông sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế."
"Cũng không thể trách hay đổ toàn bộ trách nhiệm cho một ông bộ trưởng hay một ông thủ tướng được. Phải thấy tình trạng giao thông hiện nay nó là hậu quả của những chính sách về giao thông suốt mấy mươi năm qua. Liên quan đến hạ tầng giao thông, nhập và sản xuất xe máy giá rẻ tràn lan, quy hoạch đô thị, giáo dục..."
- Năm 2018, Việt Nam ghi nhận xảy ra 18.232 vụ tai nạn giao thông khiến 8.125 người chết, 5.124 người bị thương nặng, 9.070 người bị thương nhẹ.
- Trong bốn ngày nghỉ Tết dương lịch 2019, Việt Nam ghi nhận 111 người chết, 54 người bị thương, chưa tính thiệt hại về tài sản do tai nạn giao thông.
"Còn chủ xe thì phải xoay vòng cho được đồng vốn, kiếm lợi nhuận... trong khi đó các thứ phí, giá nhiên liệu, các loại phí tiêu cực trên đường... và đặc biệt là họ phải è cổ ra nuôi hệ thống BOT đặt sai chỗ đang ngày đêm hút máu nhân dân."
"Chính những áp lực ấy khiến giới tài xế phải chạy vượt quá sức chịu đựng của người bình thường rồi tìm tới chất kích thích sau đó là các vụ tai nạn khủng khiếp."
'Bề nổi của tảng băng'
Cũng trong hôm 23/1, một chuyên gia giao thông ở Hà Nội đề nghị ẩn danh, nói với BBC: "Quy tai nạn giao thông do tệ trạng cấp bằng lái có khuất tất hoặc 70 % cánh lái xe chơi ma túy là mới chỉ nhìn thấy bề nổi của tảng băng."
"Vấn đề chính mà không thấy báo nào ở Việt Nam đề cập là dường như Bộ Giao thông-Vận Tải đã bất khả trong việc cấp bằng lái xe, an toàn xe. Ngoài ra là thực trạng quản lý giao thông đường bộ đáng báo động."
"Trong vụ mới nhất ở Hải Dương, chúng ta thấy cây cầu vượt dành cho người đi bộ lại có thể bị "lỗi thiết kế" khiến người dân bị đưa ngay xuống đường, nơi thường xuyên có lưu lượng xe tải chạy qua ngay đúng khúc cua bị khuất tầm nhìn của lái xe."
"Và rồi tình trạng người đi đường thấy công an hiện diện trên đường gần như chỉ để "làm luật" chứ không phải để giúp các phương tiện an toàn hơn khi đi lại."
Hồi tháng 5/2018, báo Dân Trí đưa tin: "Với tư cách người đứng đầu ngành giao thông vận tải, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã lên tiếng xin lỗi các nạn nhân, gia đình nạn nhân trong các vụ tai nạn giao thông đường sắt xảy ra những ngày qua. Bộ trưởng Thể cũng xin chịu mọi hình thức kỷ luật từ Đảng và Nhà nước."
Ông Thể được báo này dẫn lời nói các vụ tai nạn giao thông xảy ra "có nguyên nhân chủ yếu là do con người và do yếu tố chủ quan" nên "cần phải phân tích làm rõ, rà soát và có giải pháp giải quyết dứt điểm, đồng thời áp dụng công nghệ kỹ thuật vào vận hành, khai thác và vào hoạt động cứu hộ tai nạn."
Tuy vậy, tính từ thời điểm đó đến nay, vấn nạn giao thông dường như không có gì cải thiện. Báo Người Lao Động hôm 23/1 ghi nhận: "Dù ngành chức năng và các địa phương vẫn liên tục rầm rộ ra quân, liên tục mở cao điểm kiểm soát, kiểm tra xử lý và liên tục báo cáo tai nạn giao thông giảm trên nhiều tiêu chí thì con số từ 20-30 người chết vì tai nạn giao thông mỗi ngày vẫn chưa có dấu hiệu giảm trong rất nhiều năm qua. "
"Dù doanh nghiệp vận tải đã phải chi ra hàng ngàn tỷ đồng để triển khai các chủ trương gắn thiết bị giám sát hành trình cho phương tiện vận tải theo yêu cầu của ngành giao thông, rốt cuộc thì "xe điên" vẫn nghênh ngang lưu thông và chỉ lộ diện khi gây tai nạn."
Giới chức Thái Lan xử lý thế nào?
Để rút tỉa kinh nghiệm, dường như giới chức Bộ Giao thông-Vận Tải có thể tham khảo kinh nghiệm của Thái Lan, quốc gia láng giềng của Việt Nam cũng đang phải đau đầu xử lý vấn nạn giao thông.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Thái Lan hiện xếp thứ hai trên thế giới về tử vong do tai nạn đường bộ, sau Libya. Ước tính có 24.000 người thiệt mạng trên đường phố Thái Lan mỗi năm và 73% trong số này là người đi xe máy.
Thống kê của WHO cũng cho thấy, Thái Lan có 36,9 triệu xe các loại giao thông trên đường bộ - con số này tăng 30% trong 5 năm qua.
Người dân Thái Lan dùng "Tuần lễ chết chóc" để mô tả vấn nạn giao thông trong hai mùa lễ lớn trong năm, mừng năm mới Dương lịch và Tết Songkran vào giữa tháng Tư.
Chính phủ Thái Lan từng đặt mục tiêu giảm tỷ lệ nạn nhân tử vong trên đường phố, khuyến cáo người dân không được chạy quá tốc độ quy định, hoặc lái xe trong tình trạng say rượu.
Để tuyên truyền về giao thông đến công chúng, một xưởng đóng quan tài còn mời các nhà báo đến ghi nhận chuyện nhân công phải hối hả đóng quan tài cho mỗi mùa lễ.
Đó là một thách thức đòi hỏi phải có sự đồng bộ. Mức phạt do vi phạm luật giao thông cần phải đủ lớn để mọi người sợ nó. Và các chiến dịch tuyên truyền an toàn giao thông phải được tiến hành liên tục, không chỉ vào mùa cao điểm. Sau đó, chúng ta cần chuyển sang các vấn đề như cải thiện cơ sở hạ tầng đường bộ.
bà Ratana Winther, Quỹ Phòng chống Thương vong Châu Á
Vấn nạn giao thông trở thành thử thách đáng kể với chính phủ trong bối cảnh Thái Lan hòa bình và ngày càng thịnh vượng trong nhiều thập kỷ và đạt được nhiều thành quả trong các lĩnh vực khác như y tế và cơ sở hạ tầng.
Năm 2011, chính phủ thời điểm đó tuyên bố 10 năm tiếp theo là "Thập kỷ hành động về an toàn đường bộ của Thái Lan".
Năm 2012 được tuyên bố là "Năm người đi xe máy đội mũ bảo hiểm 100%".
Năm 2015, Cục Phòng chống Thảm họa được giao trọng trách đảm bảo an toàn đường bộ bên cạnh việc xử lý các vấn đề như lũ lụt và lở đất. Cơ quan này đã mạnh dạn tuyên bố mục tiêu kéo giảm 80% tử vong do tai nạn giao thông.
Nhưng xem ra những nỗ lực này đều thất bại.
Bà Ratana Winther, giám đốc quốc gia của Quỹ Phòng chống Thương vong Châu Á lý giải với BBC: "Nhìn chung, đường xá tại Thái Lan rất tốt, nên mọi người có xu hướng chạy rất nhanh. Vì vậy, sát thủ số một là tốc độ."
"Thực thi pháp luật là vấn đề mấu chốt", bà Winther nói.
"Đó là một thách thức đòi hỏi phải có sự đồng bộ. Mức phạt do vi phạm luật giao thông cần phải đủ lớn để mọi người sợ nó. Và các chiến dịch tuyên truyền an toàn giao thông phải được tiến hành liên tục, không chỉ vào mùa cao điểm. Sau đó, chúng ta cần chuyển sang các vấn đề như cải thiện cơ sở hạ tầng đường bộ."
Ông Nikorn Chamnong, cựu thứ trưởng Giao thông-Vận tải, bây giờ là nhà vận động an toàn giao thông Nikorn Chamnong đi xa hơn.
"Chúng ta cần thay đổi DNA của đất nước," ông nói với BBC News, "Giáo dục về an toàn giao thông ngay trong trường học là điều quan trọng nhất".
Bên cạnh đó, ông kiến nghị Quốc hội Thái Lan thông qua 10 đề xuất thay đổi đối với luật Giao thông, trong đó có quy định bắt buộc thắt dây an toàn đối với người ngồi ghế phía sau trên xe hơi...
Ông Liviu Vedrasco, chuyên gia an toàn đường bộ tại Tổ chức Y tế Thế giới, có ý kiến khác: "Cách tốt nhất để cắt giảm lượng người chết kinh hoàng trên đường là tập trung vào nhóm dễ bị tổn thương nhất. Thống kê cho thấy lượng người đi xe máy chiếm 80% số ca tử vong."
"Nếu quý vị không thể giảm số lượng xe máy trên đường, điều tốt nhất có thể làm là có làn đường riêng cho loại xe này. Chỉ cần tăng tỷ lệ đường có làn riêng cho xe máy thì có thể tạo ra sự thay đổi lớn."
Dường như ý kiến của ông không được giới chức lắng nghe.
Đến thời điểm hiện tại, người nước ngoài đến Thái Lan vẫn thấy xe máy chạy xen kẽ với các loại phương tiện khác trên đường và phó mặc mạng sống của họ cho số phận.
Ben Ngô
BBC
Không có nhận xét nào