‘Kỷ niệm’ 45 ngày mất Hoàng Sa vào
tay Trung Quốc (1974 - 2019), tờ báo Thanh Niên đã làm nên một hiện
tượng chính trị hiếm hoi khi lần đầu tiên tung bài ‘45 năm Trung Quốc
cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam’.
Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam |
Cũng
có thể cho rằng đây là lần đầu tiên hệ thống báo chí quốc doanh tố cáo
Trung Quốc mạnh mẽ như thế - phản ánh quan điểm của cơ quan tuyên giáo
trung ương và cao hơn thế là của Bộ Chính trị Việt nam, trong khi những
năm trước thường im như hến, thậm chí chính quyền và công an còn tổ chức
đàn áp các cuộc biểu tình phản kháng Trung Quốc của người dân theo đúng
tôn chỉ ‘hèn với giặc, ác với dân’ mà rất nhiều người dân đã cáo buộc
chính quyền này.
Vào
lần này, có thể tin rằng bài viết ‘45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng
Sa của Việt Nam’ của Thanh Niên thể hiện quan điểm của ‘đảng ta’. Từ năm
2018 và đặxc biệt với sự kiện thanh trừng 13 nhân sự lãnh đạo không
phải là đảng viên cộng sản vào cuối năm 2018, Thanh Niên đã chính thức
biến thành ‘báo đảng’. Từ đó đến nay, ngày càng xuất hiện nhiều bài viết
chính trị trên tờ báo này như một phiên bản của báo Nhân Dân - cơ quan
ngôn luận chính thức của đảng.
Trước
khi xảy ra hiện tượng báo Thanh Niên và Hoàng Sa, vào cuối tháng Mười
Một năm 2018 cũng đã có một hiện tượng lạ: một trong những lần thật hiếm
hoi, vài tờ báo nhà nước ở Việt Nam công khai hoạt động “Trung đoàn 921
về Yên Bái: Su-22 đoàn KQ Sao Đỏ rời Hà Nội, lên chốt giữ vùng Tây Bắc”
- theo Soha.vn.
Theo
bản tin còn hơn cả đặc biệt trên, toàn bộ lực lượng máy bay Su-22, phi
công, thợ máy và vũ khí, trang bị của Trung đoàn 921 đã chuyển sân từ
Nội Bài về Yên Bái làm nhiệm vụ canh trời Tây Bắc của Tổ quốc. Sân bay
Yên Bái trước đây là căn cứ của Trung đoàn không quân 931 (nay đã giải
thể) sử dụng tiêm kích MiG-21. Để đón các máy bay Su-22 của Trung đoàn
không quân 921, sân bay Yên Bái đã được đầu tư lớn để nâng cấp, kéo dài
đường băng, xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ đơn vị đóng quân lâu
dài…
Vì
sao báo chí nhà nước lại dám công bố sự kiện trên khi việc bố trí lực
lượng quân sự và các kế hoạch chuyển quân, dù vào thời bình, vẫn thuộc
loại bí mật quân sự và được xếp trong danh mục bảo vệ bí mật của Bộ Quốc
phòng? Vì sao những tờ báo này lại không sợ bị truy tố vì ‘cố ý làm lộ
bí mật nhà nước’?
Khách
quan mà xét, có thể cho rằng cuộc chuyển quân của đoàn không quân Sao
Đỏ là hết sức bình thường và bản tin của Soha.vn cũng là chẳng có gì đặc
biệt, nếu không vướng vào yếu tố… Trung Quốc.
Cho
tới hôm nay, bản tin “Trung đoàn 921 về Yên Bái: Su-22 đoàn KQ Sao Đỏ
rời Hà Nội, lên chốt giữ vùng Tây Bắc” của trang Soha.vn đã tồn tại được
nhiều ngày, trong khi rất nhiều trường hợp báo nhà nước phải gỡ những
bài ‘nhạy cảm’ chỉ sau vài giờ đồng hồ đăng tải trên mạng do lệnh miệng
của Ban Tuyên giáo trung ương - một thứ vòng kim cô tư tưởng như một đặc
thù không thể thiếu của ‘nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa’ ở Việt
Nam.
Do
vậy, chỉ có thể cho rằng bản tin trên của Soha.vn được bật đèn xanh của
không chỉ ban Tuyên giáo trung ương mà còn cả từ cấp cao hơn - Bộ Quốc
phòng, Thường trực ban bí thư và thậm chí cả bí thư quân ủy trung ương
Nguyễn Phú Trọng.
Rất
có thể, mối quan hệ ‘mười sáu chữ vàng’ Việt - Trung và cả vài cuộc
giao lưu quốc phòng vừa diễn ra giữa quân đội ‘hai nước anh em xã hội
chủ nghĩa’ đã chỉ có ý nghĩa như một bức tranh che đậy cái vùng phía sau
của nó đang đen dần, như một cơn giông tố đang hình thành và lừ lừ trùm
lên vùng biên giới phía Bắc Việt Nam, nhất là vùng Tây Bắc - nơi mà
"đoàn không quân Sao Đỏ anh hùng" vừa được chuyển đến để ‘làm nhiệm vụ
canh trời Tây Bắc của Tổ quốc’.
Cũng
rất có thể, Bộ Quốc phòng Việt Nam cùng quân ủy trung ương của ông
Nguyễn Phú Trọng - bằng chỉ đạo cho công khai cuộc chuyển quân của đoàn
không quân Sao Đỏ lên vùng Tây Bắc - đang muốn lặp lại chiến thuật ‘răn
đe Trung Quốc’ khi Việt Nam mời cả một hàng không mẫu hạm của quân đội
Hoa Kỳ - USS Carl Vinson - đến ‘giao lưu quân sự’ tại cảng Đà Nẵng vào
tháng Ba năm 2018.
Một chỉ dấu tiền chiến tranh Việt - Trung?
Trong
khi đó, những biểu hiện về ‘chiến tranh dầu khí’ giữa Việt Nam và Trung
Quốc ở Biển Đông là ngày càng rõ ràng. Những mỏ dầu khí mà Việt Nam dự
kiến khai thác như Cá Rồng Đỏ (liên doanh với Công ty Repsol của Tây Ban
Nha) và Lan Đỏ (liên doanh với Tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga) đều bị
Trung Quốc đặt vào tầm ngắm và chuẩn bị đe dọa. Sang năm 2017, Repsol
đã chính thức thất thủ và phải cuốn cờ tháo chạy khỏi mỏ Cá Rồng Đỏ bởi
có đến vài trăm tàu Trung Quốc bao vây mỏ dầu khí này. Thậm chí hải quân
Trung Quốc còn đe dọa sẽ tấn công quần đảo Trường Sa nếu Việt Nam khai
thác Cá Rồng Đỏ.
Năm
2018, Việt Nam lại âm thầm định cùng Repsol khai thác Cá Rồng Đỏ. Nhưng
một lần nữa, kế hoạch này lại thất bại thê thảm bởi ‘đồng chí tốt’
Trung Quốc.
Cho
tới nay, toàn bộ các mỏ Cá Rồng Đỏ, Lan Đỏ và kể cả mỏ Cá Voi Xanh ở
ngoài khơi Quảng Nam, Quảng Ngãi đều đang bị đình hoãn khai thác.
(VNTB)
Không có nhận xét nào