Các kịch bản nào có thể xảy ra cho
Venezuela và tổng thống tạm quyền Guaidó có thể làm gì để tái thiết đất
nước trong khi ông Maduro vẫn tại vị và nắm trong tay quân đội.
Tổng thống tạm quyền Guaidó có thể làm gì tiếp theo để tái thiết đất nước trong khi ông Maduro vẫn tại vị và nắm trong tay quân đội |
Những kịch bản có thể xảy ra
Giới
phân tích đua nhau đưa ra những kịch bản có thể xẩy ra cho Venezuela
trong tình trạng đất nước này đang có hai tổng thống, một tổng thống
Maduro nắm thực quyền, và một tổng thống lâm thời Guaidó theo quy định
của Quốc hội nước này.
Theo tác giả Alex Ward của VOX, có 5 kịch bản cho tương lai của Venezuela:
Ông Maduro vẫn nắm quyền:
Trong bối cảnh đó, áp lực chính trị lên Maduro chắc chắn sẽ làm ông ta
suy yếu, và áp lực kinh tế sẽ làm mọi nỗ lực để cải thiện tình hình kinh
tế cho đất nước của ông trở nên phức tạp hơn. Hoa Kỳ, ví dụ, đã xem xét
áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Venezuela. Điều này có nguy cơ làm
giảm mức tín nhiệm với Maduro thấp hơn 20% - mức tín nhiệm mà ông Maduro
duy trì trong những năm gần đây.
Maduro
từ chức, nhưng tư tưởng chính trị và chính sách kinh tế thảm khốc của
ông vẫn tiếp tục: Maduro có thể từ chức nếu ông ta chọn được một lãnh
đạo mới có cùng hệ tư tưởng chính trị với mình. Đó là niềm tin rằng chủ
nghĩa dân túy, chủ nghĩa xã hội độc đoán là cách tốt nhất để cai trị đất
nước. Nếu kịch bản này xảy ra, tương lai của Venezuela sẽ không có gì
thay đổi như khi Maduro còn nắm quyền. Nói tóm lại là một chính phủ
"bình mới, rượu cũ".
Phe đối lập lên nắm quyền: Hiện
chưa rõ kịch bản này có thể xảy ra theo hình thức nào? Hoặc là Maduro
đợi tới một cuộc bầu cử công bằng hơn rồi mới từ chức, để người đắc cử
lên thay. Hoặc Maduro sẽ trao đất nước cho Guaidó. Niềm hi vọng là lãnh
đạo mới, có lẽ không thuộc phe xã hội chủ nghĩa của Maduro, sẽ lèo lái
đất nước tiến lên một nền dân chủ. Nhưng ngay cả kết quả màu hồng này
cũng có những thách thức của nó.
Lý
do là vì một số chính sách của Maduro hiện vẫn còn rất thịnh hành ở
Venezuela, chẳng hạn việc đầu tư ngân sách vào các chương trình xã hội
như chăm sóc y tế và thực phẩm. Và lãnh đạo mới sẽ vấp phải thách thức
khi buộc phải cắt một số chương trình như vậy để ngăn nền kinh tế đất
nước sụp đổ.
Điều
đó có thể dẫn đến việc người dân Venezuela phản ứng, chống lại nhà lãnh
đạo mới chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi. Nói cách khác, người
thay thế Maduro với hy vọng chân thành là tái thiết Venezuela sẽ có một
công việc vô cùng thách thức.
Quân đội Venezuela lên nắm quyền:
Quân đội Venezuela hiện là cơ quan quyền lực nhất đất nước, và đã khẳng
định đứng về phía ông Maduro. Nhưng trong trường hợp khủng hoảng chính
trị trầm trọng hơn, quân đội có thể quyết định phế truất ông Maduro để
lên nắm quyền.
Có
một hy vọng là quân đội sẽ kêu gọi một cuộc bầu cử tự do và công bằng,
sau đó sẽ trao quyền cho người chiến thắng. Nhưng lịch sử thì cho thấy
thực tế trái ngược. Từ 1948 -1958, lãnh đạo quân đội đã tra tấn, bỏ tù,
giết hại phe đối lập, và tham nhũng tràn lan. Điều đáng lo ngại là một
nhà cai trị quân sự, như trong những năm qua, sẽ hy sinh dân chủ nhân
danh sự ổn định xã hội.
Quân đội nước ngoài lật đổ Maduro và gây ra nội chiến: Trong
bối cảnh như vậy, quân đội sẽ trở thành lực lượng bảo vệ cho Maduro.
Ông Maduro đã huy động quân đội để đề phòng trường hợp ông Trump đưa
quân tới Venezuela. Một số người có thể theo phe quân đội nước ngoài để
tham gia vào cuộc xâm lược, nhưng trong trường hợp này thì cũng gây ra
tàn sát và đổ máu.
Tình
hình thậm chí có thể tồi tệ hơn, khi Maduro bị phế truất, các phe phái
tìm người kế vị ông Maduro có thể chống lại nhau, gây ra cuộc nội chiến.
Trong khi kẻ chiến thắng chưa ngay lập tức được xác lập, các phe phái
có thể bắt đầu cai trị và vận hành từng phần lãnh thổ của riêng mình
trên khắp Venezuela.
Ông Guado tuyên bố làm Tổng thống tạm quyền của Venezuela hôm 23/1, nhưng ông không có quyền hành trên thực tế.
Báo
chí quốc tế vừa qua đưa tin về việc lãnh đạo đảng đối lập, ông Juan
Guaidó, đã 'tự tuyên bố làm Tổng thống tạm quyền' của Venezula hôm 23/1.
Tuy nhiên nhiều người Venezuela phản đối chữ 'tự tuyên bố' này.
Chẳng
hạn, một số độc giả của New York Times phản ứng rằng ông Guaidó không
'tự tuyên bố' mà việc ông làm tổng thống đã được quy định trong Hiến
pháp Venezuela.
Nhìn
lại lịch sử, ông Maduro được bầu làm Tổng thống năm 2013 và trong suốt
thời gian ông tại vị, kinh tế Venezuela lao dốc không phanh.
Nhưng
ông Maduro vẫn ra ứng cử và trúng cử chức tổng thống thêm một nhiệm kỳ
sáu năm nữa trong một cuộc bầu cử gây tranh cãi hồi tháng 5/2018. Nhiều
ứng cử viên đảng đối lập bị cấm ra tranh cử đợt này, hoặc bị bỏ tù, hoặc
phải sống lưu vong.
Việc
tái đắc cử của ông Maduro không được phe đối lập kiểm soát Quốc hội
công nhận. Chính vì thế, Quốc hội Venezuela tuyên bố ông Maduro là kẻ
tiếm quyền và vị trí tổng thống hiện 'bỏ trống'.
Trích
dẫn các điều 233 và 333 của Hiến pháp Venezuela, Quốc hội Venezuela nói
rằng trong những trường hợp như vậy, người đứng đầu Quốc hội sẽ đảm
nhận chức Tổng thống.
Đó là lý do tại sao ông Guaidó, Chủ tịch Quốc hội Venezuela tuyên bố mình là quyền Tổng thống vào ngày 23/1.
Tình hình thậm chí có thể tồi tệ hơn, khi Maduro bị phế truất |
Ông Guadó không có thực quyền
Vấn đề đặt ra hiện nay là ông Maduro không chịu từ chức và hiện vẫn chưa rõ quân đội Venezuela có ủng hộ ông Guaidó hay không.
Trong
các video đăng trên mạng xã hội hôm 23/1, có cảnh một nhóm người mặc
quân phục nhường đường cho một đoàn người biểu tình - những người ủng
hộ ông Guaidó.
Nhưng
tướng lĩnh quan đội hàng đầu của Venezuela thì viết trên Twitter rằng
họ vẫn đứng về phía ông Maduro - người thường xuyên tăng lương, thưởng
cho họ và đưa những tướng quân sự cấp cao kiểm soát các vị trí và ngành
công nghiệp quan trọng.
Tổng
thống Maduro vẫn nắm trong tay các đòn bẩy quyền lực, bao gồm bộ máy
lập pháp, hành pháp, và đặc biệt là quân đội. Do đó một quốc gia hai
chính phủ tồn tại song song, dù được nước ngoài hậu thuẫn, có rất ít ý
nghĩa trên thực tế. Trong tình hình như vậy, sự hỗn loạn kinh tế của
Venezuela chỉ có khả năng trở nên tồi tệ hơn, theo bình luận của
Jonathan Marcus của BBC.
Ông
Guaidó là Chủ tịch Quốc hội, nhưng cơ quan lập pháp này nhìn chung trở
nên bất lực trước một Quốc hội Lập hiến được thành lập năm 2017 nơi tập
trung những người trung thành với ông Murado.
Quốc
hội (do ông Guaidó lãnh đạo) vẫn họp, nhưng các quyết định của nó bị
ông Murado phủ quyết hoàn toàn với sự hậu thuẫn của Quốc hội Lập hiến.
Nghĩa là, dù được Mỹ và một số nước châu Âu và Mỹ La Tinh ủng hộ, ông Guaidó không có quyền hành gì trên thực tế.
Khó có thể phá vỡ sự bế tắc
Ông
Guaidó hứa với tất cả nhân viên lực lượng an ninh sẽ ân xá nếu họ quay
lưng lại với Tổng thống Maduro trong khi ông Maduro vừa tăng cường sức
mạnh quân sự.
Trả
lời phỏng vấn truyền hình của hãng CBS, ông Ted Piccone, chuyên gia cao
cấp, nhà phân tích Mỹ La Tinh thuộc Viện Nghiên Brookings nói có một
chút ít yếu tố tích cực trong hoàn cảnh này, đó là việc ông Maduro hiện
đang chịu sức ép rất lớn đến từ hai phía: từ những người muốn lật đổ ông
trong nước, và từ cộng đồng quốc tế.
Theo
phân tích của ông Ted Piccone, tình huống phức tạp hiện nay là ông
Maduro vẫn đang nắm trong tay mọi lĩnh vực chủ chốt của đất nước, từ
kinh tế đến hạ tầng, năng lượng, và quân đội.
Các
lựa chọn khác trong bối cảnh này có thể là tăng cường cấm vận về kinh
tế, năng lượng... Và đây có thể là các biện pháp hiệu quả để gây áp lực
lên ông Maduro để buộc ông ta phải đàm phán và từ chức. Rất có thể Liên
Hiệp Quốc sẽ phải vào cuộc để gây sức ép lên ông Maduro.
Ông Guaidó cũng đã hứa với tất cả nhân viên lực lượng an ninh rằng sẽ ân xá nếu họ quay lưng lại với Tổng thống Maduro.
Câu
hỏi liệu Mỹ có triển khai quân đội để buộc ông Maduro từ chức và đưa
ông Guaidó lên vị trí Tổng thống có thực quyền hay không cũng được đặt
ra.
Và
giới phân tích cho rằng việc Mỹ can thiệp quân sự để lật đổ ông Maduro
khó có thể xem là một lựa chọn khả thi khi mà người dân Venezuela vốn đã
quyết liệt chối bỏ vai trò của Mỹ.
Ngay
kể cả trong trường hợp Mỹ triển khai quân đội thì các nước như Mexico,
Nga và Trung Quốc cũng sẽ chẳng làm gì để can dự ngoại trừ sẽ gây ầm ĩ ở
Liên Hiệp Quốc, theo phân tích của ông Dov S. Zakheim, cố vấn cao cấp
của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược thuộc Viện Nghiên cứu
Chính sách Đối ngoại, trên The Hill.
Mặt
khác, không có gì rõ ràng rằng Washington thực sự có thể tổ chức một
liên minh sẵn sàng xâm lược Venezuela. Và cũng chưa rõ quân đội
Venezuela, mà cho đến nay vẫn lên tiếng ủng hộ Maduro, sẽ tham gia hất
cẳng ông này hay không. Nếu không, kết quả có thể là sự đổ máu ở
Venezuela, điều mà người Mỹ khó có thể chấp nhận do Mỹ đã và đang mất
mát quá nhiều về con người và cả tiền bạc trong việc lật đổ chính phủ
Iraq và Afghanistan.
Hơn
nữa, ngay cả khi Hoa Kỳ có thể đánh bại thành công quân đội Venezuela
trung thành với chính phủ, thì Hoa Kỳ vẫn phải đối mặt với hai thách
thức chính, gồm tái thiết một đất nước hỗn loạn về kinh tế và đối phó
với các cuộc tấn công du kích của những người trung thành với Maduro,
theo ông Dov S. Zakheim.
(BBC)
Không có nhận xét nào