Một số tờ báo lớn như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Sài Gòn Giải Phóng lần đầu tiên sau 45 năm đã dùng từ “cưỡng chiếm” đối với Trung Quốc khi nhắc đến trận hải chiến Hoàng Sa vào ngày 19 Tháng Giêng, 1974.
Báo Đà Nẵng ngày 18 Tháng Giêng viết: “Sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm trái phép toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ ngày 19 Tháng Giêng, 1974, dẫn đến một thực tế đau lòng: Thành phố Đà Nẵng tuy được giải phóng vào ngày 29 Tháng Ba, 1975, nhưng 45 năm qua, huyện đảo Hoàng Sa vẫn còn bị ngoại bang chiếm đóng.”
Báo Thanh Niên có bài viết với tiêu đề: “45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Đe dọa hòa bình khu vực và thế giới.”
Ngay từ đầu bài báo phỏng vấn các chuyên gia về Trung Quốc và Biển Đông, phóng viên của Thanh Niên đã viết: “Sự biến Trung Quốc ngang ngược cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, nhiều chuyên gia cho rằng mưu đồ của Bắc Kinh quá rõ ràng.”
Tờ báo trực thuộc “Đảng Bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam TPHCM” là Sài Gòn Giải Phóng có bài viết về chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân huyện Hoàng Sa thăm và tặng quà các nhân chứng. Cũng như tờ Thanh Niên, bài viết này tường thuật chi tiết “ông chủ tịch huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) đã bày tỏ lòng biết ơn và tri ân đến các nhân chứng lịch sử, những người đã từng sống, làm việc và chứng kiến quân Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa.”
Sài Gòn Giải Phóng cho biết rõ thêm chi tiết là ông Nguyễn Văn Cúc (sinh năm 1952, hiện nay ở An Hải Bắc, quận Sơn Trà), một trong những người bị Trung Quốc bắt giữ sau khi dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa vào ngày 19 Tháng Giêng, 1974.
Ngày 9 Tháng Giêng, 2019 vừa qua, Bộ Ngoại Giao Việt Nam lên tiếng về vụ khu trục hạm của Mỹ – USS McCampbell – thực hiện hoạt động tuần tra “tự do hàng hải” áp sát các đảo ở Hoàng Sa đầu năm mới 2019 thách thức yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.
Bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam, lặp lại tuyên bố: “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.”
Việc “nương tay,” hay nói cách khác là “buông lỏng” báo chí ở mức độ bất bình thường trong dịp 45 năm hải chiến Hoàng Sa, giới truyền thông tự do và những người từng làm việc trong các tờ báo thuộc quản lý của Ban Tuyên Giáo CSVN cho rằng phải có lý do.
Bởi vì, theo cựu tổng biên tập báo Sài Gòn Tiếp Thị, ông Đặng Tâm Chánh, viết trên trang cá nhân: “10 năm trước báo Sài Gòn Tiếp Thị của chúng tôi đã ghi nhận lại hình ảnh nhang tàn khói lạnh trên các nấm mồ liệt sĩ còn nằm dọc tuyến biên giới phía Bắc vào chính những ngày kỷ niệm 30 năm cuộc chiến.
Chiến tích bị đục bỏ. Nghĩa trang néo cửa. Quan san tê tái. Những giọt nước mắt tưởng nhớ lén chảy vào trong nỗi ấm ức. Một hiện thực không thể tưởng tượng, khiến cho bất kỳ ai tận mắt nhìn thấy không thể không bức bối.
Biên giới tháng Hai do Huy Đức viết, là ký sự ghi nhận hiện thực ấy, định đăng ba kỳ báo trên Sài Gòn Tiếp Thị, nhưng chỉ mới đăng được một kỳ đã kết thúc.
Chúng tôi chỉ biết mệnh lệnh ngưng đăng từ truyền đạt của cấp lãnh đạo gần nhất.
Nhiều năm qua, chúng tôi chưa từng được giải thích về mệnh lệnh ấy.
Một lần kiểm điểm tổng biên tập Sài Gòn Tiếp Thị, ông Huỳnh Thanh Hải – phó ban tuyên giáo Thành Ủy – phê bình báo Sài Gòn Tiếp Thị về 100 bài ‘có vấn đề,’ nhận xét ‘chuyện người ta muốn quên thì các đồng chí moi lại. Để làm gì? Có phải chuyện của các đồng chí không? Chuyện của các đồng chí là thị trường…’
Người ta là ai?
Ai cho mình cái quyền được đứng trên, quên hay nhớ lịch sử?
Chúng tôi chỉ nhận được sự im lặng trịch thượng.”
Phóng viên nhật báo Người Việt đặt vấn đề này với nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, thì theo ông, lý do của sự nương tay với sự thật của lịch sử là: “Thăm dò phản ứng của Bắc Kinh.” Cụ thể hơn, ông nói rằng chính phủ Việt Nam đang muốn thể hiện quan điểm cứng rắn hơn so với ASEAN trong đàm phán Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông (COC) và năm Việt Nam làm chủ tịch ASEAN.
Thêm một chi tiết đáng lưu ý nữa, trong họp báo ngày 16 Tháng Giêng vừa qua tại Hà Nội, ngoại trưởng Việt Nam, ông Phạm Bình Minh, đã nhắc đến COC và nói rằng việc tiến hành soạn thảo này là chậm trễ, có nhiều điểm trong Tuyên Bố Về Bộ Quy Tắc Ứng Xử (DOC) không được các bên tham gia thực hiện một cách nghiêm túc.
Ngoài ra trong buổi họp báo, ông Phạm Bình Minh còn đưa ra những bình luận khác về quan hệ với các cường quốc đang có sự tranh chấp trên Biển Đông, về những nghi ngờ tiết lộ nội dung việc thương lượng giữa các bên.
Đây được xem là sự kiện “lạ” vì chưa có bộ trưởng Ngoại Giao CSVN nào có những phát ngôn mạnh mẽ như thế.
Nội dung này chỉ được trang tiếng Anh Vietnam News của nhà nước Việt Nam đăng tải. Tất cả các tờ báo lớn bằng tiếng Việt đều giữ thái độ “im lặng.”
Thêm vào đó, cũng theo nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, Việt Nam vừa chính thức thực thi Hiệp Ðịnh Đối Tác Toàn Diện và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào 14 Tháng Giêng vừa qua nên cố gắng “ghi điểm” giai đoạn đầu.
Năm 2012, Trung Quốc ngang nhiên thành lập thành phố Tam Sa, tỉnh Hải Nam, để quản lý hai quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi Tây Sa) và Trường Sa (Trung Quốc gọi Nam Sa) cùng với bãi cạn Scarborough (Trung Sa theo cách gọi của Trung Quốc).
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đến 90% Biển Đông gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhiều ngư dân Việt Nam trong những năm gần đây khi đi đánh bắt hải sản tại ngư trường truyền thống Hoàng Sa đã bị phía Trung Quốc xua đuổi, đe dọa; thậm chí tấn công, bắn giết, tịch thu hải sản, ngư cụ.
Trong một thông cáo báo chí đăng tải trên trang mạng của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc lúc 7 giờ 23 phút tối Thứ Năm, 3 Tháng Giêng, 2019, ông Lục Khảng, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, trả lời một phóng viên cho rằng việc tàu cảnh biển Trung Quốc đánh chìm hoặc đâm tàu của ngư dân Việt Nam trong vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam là “hành động chấp pháp bình thường.”
Kalynh Ngô
Người Việt
Báo Thanh Niên có bài viết với tiêu đề: “45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Đe dọa hòa bình khu vực và thế giới.”
Ngay từ đầu bài báo phỏng vấn các chuyên gia về Trung Quốc và Biển Đông, phóng viên của Thanh Niên đã viết: “Sự biến Trung Quốc ngang ngược cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, nhiều chuyên gia cho rằng mưu đồ của Bắc Kinh quá rõ ràng.”
Tờ báo trực thuộc “Đảng Bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam TPHCM” là Sài Gòn Giải Phóng có bài viết về chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân huyện Hoàng Sa thăm và tặng quà các nhân chứng. Cũng như tờ Thanh Niên, bài viết này tường thuật chi tiết “ông chủ tịch huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) đã bày tỏ lòng biết ơn và tri ân đến các nhân chứng lịch sử, những người đã từng sống, làm việc và chứng kiến quân Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa.”
Sài Gòn Giải Phóng cho biết rõ thêm chi tiết là ông Nguyễn Văn Cúc (sinh năm 1952, hiện nay ở An Hải Bắc, quận Sơn Trà), một trong những người bị Trung Quốc bắt giữ sau khi dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa vào ngày 19 Tháng Giêng, 1974.
Ngày 9 Tháng Giêng, 2019 vừa qua, Bộ Ngoại Giao Việt Nam lên tiếng về vụ khu trục hạm của Mỹ – USS McCampbell – thực hiện hoạt động tuần tra “tự do hàng hải” áp sát các đảo ở Hoàng Sa đầu năm mới 2019 thách thức yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.
Bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam, lặp lại tuyên bố: “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.”
Việc “nương tay,” hay nói cách khác là “buông lỏng” báo chí ở mức độ bất bình thường trong dịp 45 năm hải chiến Hoàng Sa, giới truyền thông tự do và những người từng làm việc trong các tờ báo thuộc quản lý của Ban Tuyên Giáo CSVN cho rằng phải có lý do.
Bởi vì, theo cựu tổng biên tập báo Sài Gòn Tiếp Thị, ông Đặng Tâm Chánh, viết trên trang cá nhân: “10 năm trước báo Sài Gòn Tiếp Thị của chúng tôi đã ghi nhận lại hình ảnh nhang tàn khói lạnh trên các nấm mồ liệt sĩ còn nằm dọc tuyến biên giới phía Bắc vào chính những ngày kỷ niệm 30 năm cuộc chiến.
Chiến tích bị đục bỏ. Nghĩa trang néo cửa. Quan san tê tái. Những giọt nước mắt tưởng nhớ lén chảy vào trong nỗi ấm ức. Một hiện thực không thể tưởng tượng, khiến cho bất kỳ ai tận mắt nhìn thấy không thể không bức bối.
Biên giới tháng Hai do Huy Đức viết, là ký sự ghi nhận hiện thực ấy, định đăng ba kỳ báo trên Sài Gòn Tiếp Thị, nhưng chỉ mới đăng được một kỳ đã kết thúc.
Chúng tôi chỉ biết mệnh lệnh ngưng đăng từ truyền đạt của cấp lãnh đạo gần nhất.
Nhiều năm qua, chúng tôi chưa từng được giải thích về mệnh lệnh ấy.
Một lần kiểm điểm tổng biên tập Sài Gòn Tiếp Thị, ông Huỳnh Thanh Hải – phó ban tuyên giáo Thành Ủy – phê bình báo Sài Gòn Tiếp Thị về 100 bài ‘có vấn đề,’ nhận xét ‘chuyện người ta muốn quên thì các đồng chí moi lại. Để làm gì? Có phải chuyện của các đồng chí không? Chuyện của các đồng chí là thị trường…’
Người ta là ai?
Ai cho mình cái quyền được đứng trên, quên hay nhớ lịch sử?
Chúng tôi chỉ nhận được sự im lặng trịch thượng.”
Phóng viên nhật báo Người Việt đặt vấn đề này với nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, thì theo ông, lý do của sự nương tay với sự thật của lịch sử là: “Thăm dò phản ứng của Bắc Kinh.” Cụ thể hơn, ông nói rằng chính phủ Việt Nam đang muốn thể hiện quan điểm cứng rắn hơn so với ASEAN trong đàm phán Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông (COC) và năm Việt Nam làm chủ tịch ASEAN.
Thêm một chi tiết đáng lưu ý nữa, trong họp báo ngày 16 Tháng Giêng vừa qua tại Hà Nội, ngoại trưởng Việt Nam, ông Phạm Bình Minh, đã nhắc đến COC và nói rằng việc tiến hành soạn thảo này là chậm trễ, có nhiều điểm trong Tuyên Bố Về Bộ Quy Tắc Ứng Xử (DOC) không được các bên tham gia thực hiện một cách nghiêm túc.
Ngoài ra trong buổi họp báo, ông Phạm Bình Minh còn đưa ra những bình luận khác về quan hệ với các cường quốc đang có sự tranh chấp trên Biển Đông, về những nghi ngờ tiết lộ nội dung việc thương lượng giữa các bên.
Đây được xem là sự kiện “lạ” vì chưa có bộ trưởng Ngoại Giao CSVN nào có những phát ngôn mạnh mẽ như thế.
Nội dung này chỉ được trang tiếng Anh Vietnam News của nhà nước Việt Nam đăng tải. Tất cả các tờ báo lớn bằng tiếng Việt đều giữ thái độ “im lặng.”
Thêm vào đó, cũng theo nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, Việt Nam vừa chính thức thực thi Hiệp Ðịnh Đối Tác Toàn Diện và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào 14 Tháng Giêng vừa qua nên cố gắng “ghi điểm” giai đoạn đầu.
Năm 2012, Trung Quốc ngang nhiên thành lập thành phố Tam Sa, tỉnh Hải Nam, để quản lý hai quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi Tây Sa) và Trường Sa (Trung Quốc gọi Nam Sa) cùng với bãi cạn Scarborough (Trung Sa theo cách gọi của Trung Quốc).
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đến 90% Biển Đông gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhiều ngư dân Việt Nam trong những năm gần đây khi đi đánh bắt hải sản tại ngư trường truyền thống Hoàng Sa đã bị phía Trung Quốc xua đuổi, đe dọa; thậm chí tấn công, bắn giết, tịch thu hải sản, ngư cụ.
Trong một thông cáo báo chí đăng tải trên trang mạng của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc lúc 7 giờ 23 phút tối Thứ Năm, 3 Tháng Giêng, 2019, ông Lục Khảng, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, trả lời một phóng viên cho rằng việc tàu cảnh biển Trung Quốc đánh chìm hoặc đâm tàu của ngư dân Việt Nam trong vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam là “hành động chấp pháp bình thường.”
Kalynh Ngô
Người Việt
Không có nhận xét nào