Nó - không chỉ là câu chuyện đất đai, đền bù, giải toả. Vượt trên cả, là một thể chế tạo ức chế, căm thù nơi dân chúng.
Hình minh họa |
“Hôm nay anh chị ngủ ở đâu?
Hôm nay anh chị vẫn ngủ tại nhà, đồ đạc trong phòng còn nguyên vẹn, chưa một món nào được chuyển đi. Mặc dù họ cố tình cho mọi người trong vườn rau biết ngày mai sẽ đến cướp phá nhưng anh chị không thể đi.
Ra tù, chị quen và cưới anh, người đàn ông tù gấp 4 lần án chị phải chịu. Khi bé Tôm ra đời, hai vợ chồng những tưởng cuộc đời sẽ mỉm cười sau bao bất công và mất mát. Nhưng rồi sắp tới đây, chính quyền Cộng Sản có thể lại tiếp tục phá hủy tất cả, một lần nữa giết chết cuộc đời anh chị.
Chị là nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên, người phải chịu 4 năm tù cho việc giăng băng rôn Hoàng Trường Sa là của Việt Nam và những bài viết về hai quần đảo này. Nhiều người sẽ nghĩ rằng làm gì có chuyện đó, nhưng sự thật là ngày đó, chị đã phải trả giá từ rất sớm, khi mà Internet chưa phát triển, nhiều người không biết Hoàng Trường Sa ở đâu trên bản đồ địa lý.
Chồng chị là anh Huỳnh Anh Tú, người tù lương tâm bị chế độ đọa đầy trong 14 năm. Ra tù, anh không còn gì để mất, anh trai anh là Huỳnh Anh Trí qua đời bởi căn bệnh HIV bị lây nhiễm trong khi ngồi tù Cộng Sản. Anh không nhà cửa, không mảnh giấy trong người. Nhà cầm quyền địa phương khó dễ, cố tình không cấp lại giấy tờ tuỳ thân cho anh. Anh không được sống như một người công dân bình thường, không thể đi lại cũng không thể có chỗ nương thân nào khác ngoài khu vực vườn rau.
Hai người đến với nhau trong ơn lành của Chúa, trong sự ngỡ ngàng của tất cả anh em bạn bè. Và phép lạ đã đến với họ, ở cái tuổi và sức khỏe tưởng chừng như không thể, chị đã mang bầu. Bé Tôm ra đời trong niềm hạnh phúc khôn nguôi của cha mẹ và sự chúc lành của mọi người.
Bởi vì sự ra đời của con, ba mẹ con bắt đầu mong ước có một ngôi nhà để nuôi con khôn lớn. Nhưng một người không giấy tờ như anh Tú không thể đi đâu khác, rời xa sự cưu mang của anh chị em Công giáo sống trong vườn rau. Anh chị quyết định đem toàn bộ số tiền tích lũy và đi vậy mượn thêm để mua cho mình một mảnh đất nơi đây và dựng lên căn nhà cấp 4 để ở.
Đến ngày nhà xây xong cũng là ngày nó chuẩn bị bị đập bỏ.
Không cung cấp giấy tờ pháp lý cho các chủ đất, lấy lý do là xây dựng trái phép, nhà cầm quyền đã cho xe ủi sạch gần 10 căn nhà ở vườn rau Lộc Hưng. Chưa dừng lại, họ nói sẽ còn tiếp tục, cho đến khi mảnh đất vàng ấy thuộc về họ.
Căn nhà mới xây của anh chị như cái cây nhỏ đứng giữa cơn bão lớn. Chẳng biết khi nào đến lượt bị đập bỏ.
Tối nay, khi chúng tôi đến, anh Tú trầm ngâm ngồi bên ngoài cửa, ngước nhìn lên giàn cây trước ngôi nhà họ đang ở. Mặt anh buồn thì rõ nhưng lại rất điềm đạm, bình tĩnh. Sự bình tình khiến tôi có chút rờn rợn. Chị Nghiên vẫn cười nói tươi tỉnh và cho bé Tôm bú. Anh chị tối nay vẫn ngủ ở đó, trong vườn rau.
Vào buổi tối mà nhà cầm quyền cưỡng chế gần chục ngôi nhà khác trong ấy, anh Tú cũng nhất quyết không chịu đi, dù điện nước không có, muỗi chích đầy tay chân. Anh nói anh muốn ở lại để nhìn chúng nó dỡ đến nhà anh. Anh là người hiền lành rất mực nhưng lại vô cùng cương quyết.
Tối nay khi biết nhà cầm quyền đe nẹt ngày mai sẽ san bằng mảnh đất của mình, anh chị chọn ở đó. Một nhà ba người không đi đâu hết.
Cũng giống như anh chị, các chủ đất và người nhà của họ đêm nay cũng không đi đâu hết, đồ đạc của họ vẫn nguyên vẹn, vì đó là nhà của họ, không có ai có quyền đuổi họ đi.
Chỉ là tôi nhìn thấy trong dòng người cầu nguyện, những giọt nước mắt đang rơi thốn thức, đôi lúc bắt gặp những ánh mắt rực lửa hờn căm.
Ngày mai, khi những chiếc xe cẩu san lấp đi nhà của họ, không biết chuyện gì sẽ xảy ra, nhưng chắc rằng nếu nhà cầm quyền cố tình cướp đất, nhiều gia đình sẽ phải trắng tay, ngủ trên đống hoang tàn đổ nát; các bác thương phế binh, tay chân không còn lành lặn sẽ chẳng còn nơi nương thân ở nhờ”.
Những dòng xúc động trên trang facebook chị Trịnh Kim Tiến: (https://www.facebook.com/trinhkimkim/posts/2192148267472062).
Thủ Thiêm chưa yên. Khu vườn rau Lộc Hưng lại thành điểm nóng mấy ngày qua. Rồi sẽ thêm nhiều người nữa, nhiều gia cảnh mất đất, không nhà như anh chị Huỳnh Anh Tú - Phạm Thanh Nghiên.
Đàn áp, cướp phá dân lành tàn độc thế, nhưng vẫn oang oảng nói về “lòng tin”.
Hãy nhìn một Lộc Hưng tan tành sau "trận đánh" sáng nay, 8/1/2019.
Hãy nhìn hình ảnh một dân oan mất đất chặn ngang xích xe ủi trong cuộc cưỡng chế Lộc Hưng sáng 4/1/2019.
Hãy nhớ lại một hình ảnh khác, khi chiếc xe ủi nghiến ngang thân hình một người phụ nữ trong cuộc cưỡng chế tại Hải Dương, 2015.
Căm thù!
Vâng, là những phản kháng từ sự căm thù. Đừng trát tô mãi ở cái “lòng tin” không thực.
Nó - không chỉ là câu chuyện đất đai, đền bù, giải toả. Vượt trên cả, là một thể chế tạo ức chế, căm thù nơi dân chúng.
Hôm nay anh chị vẫn ngủ tại nhà, đồ đạc trong phòng còn nguyên vẹn, chưa một món nào được chuyển đi. Mặc dù họ cố tình cho mọi người trong vườn rau biết ngày mai sẽ đến cướp phá nhưng anh chị không thể đi.
Ra tù, chị quen và cưới anh, người đàn ông tù gấp 4 lần án chị phải chịu. Khi bé Tôm ra đời, hai vợ chồng những tưởng cuộc đời sẽ mỉm cười sau bao bất công và mất mát. Nhưng rồi sắp tới đây, chính quyền Cộng Sản có thể lại tiếp tục phá hủy tất cả, một lần nữa giết chết cuộc đời anh chị.
Chị là nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên, người phải chịu 4 năm tù cho việc giăng băng rôn Hoàng Trường Sa là của Việt Nam và những bài viết về hai quần đảo này. Nhiều người sẽ nghĩ rằng làm gì có chuyện đó, nhưng sự thật là ngày đó, chị đã phải trả giá từ rất sớm, khi mà Internet chưa phát triển, nhiều người không biết Hoàng Trường Sa ở đâu trên bản đồ địa lý.
Chồng chị là anh Huỳnh Anh Tú, người tù lương tâm bị chế độ đọa đầy trong 14 năm. Ra tù, anh không còn gì để mất, anh trai anh là Huỳnh Anh Trí qua đời bởi căn bệnh HIV bị lây nhiễm trong khi ngồi tù Cộng Sản. Anh không nhà cửa, không mảnh giấy trong người. Nhà cầm quyền địa phương khó dễ, cố tình không cấp lại giấy tờ tuỳ thân cho anh. Anh không được sống như một người công dân bình thường, không thể đi lại cũng không thể có chỗ nương thân nào khác ngoài khu vực vườn rau.
Hai người đến với nhau trong ơn lành của Chúa, trong sự ngỡ ngàng của tất cả anh em bạn bè. Và phép lạ đã đến với họ, ở cái tuổi và sức khỏe tưởng chừng như không thể, chị đã mang bầu. Bé Tôm ra đời trong niềm hạnh phúc khôn nguôi của cha mẹ và sự chúc lành của mọi người.
Bởi vì sự ra đời của con, ba mẹ con bắt đầu mong ước có một ngôi nhà để nuôi con khôn lớn. Nhưng một người không giấy tờ như anh Tú không thể đi đâu khác, rời xa sự cưu mang của anh chị em Công giáo sống trong vườn rau. Anh chị quyết định đem toàn bộ số tiền tích lũy và đi vậy mượn thêm để mua cho mình một mảnh đất nơi đây và dựng lên căn nhà cấp 4 để ở.
Đến ngày nhà xây xong cũng là ngày nó chuẩn bị bị đập bỏ.
Không cung cấp giấy tờ pháp lý cho các chủ đất, lấy lý do là xây dựng trái phép, nhà cầm quyền đã cho xe ủi sạch gần 10 căn nhà ở vườn rau Lộc Hưng. Chưa dừng lại, họ nói sẽ còn tiếp tục, cho đến khi mảnh đất vàng ấy thuộc về họ.
Căn nhà mới xây của anh chị như cái cây nhỏ đứng giữa cơn bão lớn. Chẳng biết khi nào đến lượt bị đập bỏ.
Tối nay, khi chúng tôi đến, anh Tú trầm ngâm ngồi bên ngoài cửa, ngước nhìn lên giàn cây trước ngôi nhà họ đang ở. Mặt anh buồn thì rõ nhưng lại rất điềm đạm, bình tĩnh. Sự bình tình khiến tôi có chút rờn rợn. Chị Nghiên vẫn cười nói tươi tỉnh và cho bé Tôm bú. Anh chị tối nay vẫn ngủ ở đó, trong vườn rau.
Vào buổi tối mà nhà cầm quyền cưỡng chế gần chục ngôi nhà khác trong ấy, anh Tú cũng nhất quyết không chịu đi, dù điện nước không có, muỗi chích đầy tay chân. Anh nói anh muốn ở lại để nhìn chúng nó dỡ đến nhà anh. Anh là người hiền lành rất mực nhưng lại vô cùng cương quyết.
Tối nay khi biết nhà cầm quyền đe nẹt ngày mai sẽ san bằng mảnh đất của mình, anh chị chọn ở đó. Một nhà ba người không đi đâu hết.
Cũng giống như anh chị, các chủ đất và người nhà của họ đêm nay cũng không đi đâu hết, đồ đạc của họ vẫn nguyên vẹn, vì đó là nhà của họ, không có ai có quyền đuổi họ đi.
Chỉ là tôi nhìn thấy trong dòng người cầu nguyện, những giọt nước mắt đang rơi thốn thức, đôi lúc bắt gặp những ánh mắt rực lửa hờn căm.
Ngày mai, khi những chiếc xe cẩu san lấp đi nhà của họ, không biết chuyện gì sẽ xảy ra, nhưng chắc rằng nếu nhà cầm quyền cố tình cướp đất, nhiều gia đình sẽ phải trắng tay, ngủ trên đống hoang tàn đổ nát; các bác thương phế binh, tay chân không còn lành lặn sẽ chẳng còn nơi nương thân ở nhờ”.
Những dòng xúc động trên trang facebook chị Trịnh Kim Tiến: (https://www.facebook.com/trinhkimkim/posts/2192148267472062).
Thủ Thiêm chưa yên. Khu vườn rau Lộc Hưng lại thành điểm nóng mấy ngày qua. Rồi sẽ thêm nhiều người nữa, nhiều gia cảnh mất đất, không nhà như anh chị Huỳnh Anh Tú - Phạm Thanh Nghiên.
Đàn áp, cướp phá dân lành tàn độc thế, nhưng vẫn oang oảng nói về “lòng tin”.
Hãy nhìn một Lộc Hưng tan tành sau "trận đánh" sáng nay, 8/1/2019.
Hãy nhìn hình ảnh một dân oan mất đất chặn ngang xích xe ủi trong cuộc cưỡng chế Lộc Hưng sáng 4/1/2019.
Hãy nhớ lại một hình ảnh khác, khi chiếc xe ủi nghiến ngang thân hình một người phụ nữ trong cuộc cưỡng chế tại Hải Dương, 2015.
Căm thù!
Vâng, là những phản kháng từ sự căm thù. Đừng trát tô mãi ở cái “lòng tin” không thực.
Nó - không chỉ là câu chuyện đất đai, đền bù, giải toả. Vượt trên cả, là một thể chế tạo ức chế, căm thù nơi dân chúng.
Trương Duy Nhất
(FB Trương Duy Nhất)
Không có nhận xét nào