Kể ra, được sống giữa thời có lắm người
tài, nhiều lúc ngẫm nghĩ số mình may. Lại có khi thấy mình cái số chả ra
gì: lớn lên gặp thời loạn lạc, đất nước phân ly, kẻ thù xâu xé. Rồi lại
nghĩ, người ta không phải ngẫu nhiên gọi anh là người của thời này thời
khác. Lứa chúng tôi là thế hệ "chống Mỹ", gọi thế là gọi cho tiện, gọi
cho tiện một phía. Ít nhất đất nước khi ấy có hai phe: Phe ta và phe
địch. Chúng tôi gọi chúng tôi là phe ta. Đối phương gọi chúng tôi là phe
địch. Mấy mười năm chiến trận, hai bên cùng thế hệ mà phe này gọi là
thế hệ chống Mỹ. Phe kia gọi mình là thế hệ đệ nhất đệ nhị Cộng Hòa… Rồi
có anh bị địch gọi là ta. Có anh ta gọi, hoặc ta nghi là địch. Địch
địch ta ta, nghe thật là cay đắng. Nếu đất nước thanh bình không có
chiến tranh, không có phe địch phe ta thì sướng biết bao, đẹp biết bao.
Phức tạp như Nguyễn Trọng Tạo |
Nhưng xét cho cùng, âu đó cũng là cái số.
Rào đón thế là vì tôi với Nguyễn Trọng Tạo cùng thời. Và vì tôi thấy Tạo là người tài hơn mình, lại nhích hơn mình một hai tuổi thì gọi nhau là anh xưng tôi, chứ thực ra, nếu thân nhau hơn nữa, sướng hơn nữa phải là mày tao, nó mới đã. Tôi thấy tôi với Tạo mà mày tao được với nhau thì cũng xứng.
Thôi, từ đây, gọi mày tao cho suồng sã, cho sướng, hay nói như Tạo, cho rồi. Cho rồi một nhẽ!
Chúng tôi đều là lính rớt. Tôi từ dưới đơn vị về trại viết quân khu V trước khi được triệu về Hà Nội học khóa I Nguyễn Du. Còn Tạo là lính kiểng (lính văn công) quân khu IV được kéo về. Hồi gặp nhau tôi chưa đọc Tạo mấy, nhưng tiếp xúc, tôi thấy ngay, tay này tài giỏi hơn mình gấp bội phần. Từng trải, tất nhiên. Trên cả từng trải là sự hiểu biết, là sự thông tỏ. Tôi rất mê ngồi bù khú với Tạo, nghe Tạo nói về Esenhin, nói về Trần Dần. Tạo uống rượu giỏi, trên cả giỏi mà phải nói là thành thần. Rượu gì cũng chơi được. Bạn thì lắm loại, loại nào cũng rôm rả, không hề phân biệt. Ngày ấy mà Tạo đã thân với Hoàng Cầm, Văn Cao làm tôi choáng, tôi bái phục. Đi chơi với tao, tức là đi uống với Tạo, thấy Tạo vào cuộc, ra cuộc đều thông thoáng. Ở chốn cao sang, đến chỗ bình dân với Tạo một mực như nhau. Chén thù chén tạc, thơ phú nhạc nhẽo ngang nhau, ồn ào, nhão nhoét, thanh cảnh, điệu đà, bèo dạt mây trôi hay chầu văn, hò Huế, đến dân ca xứ Nghệ hay lý ngựa ô Trung Nam, vô mãi tận Nam Bộ sáu câu, lên Tây Nguyên cồng chiêng, món gì, kiểu gì Tạo cũng ngang bằng sổ thẳng. Bàn chuyện văn chương đông tây kim cổ cũng hay mà nói đến lối sống đương thời, lối nào cũng tỏ. Đường ngang lối tắt, đi mây về gió chơi bời xả láng thâu đêm suốt sáng, thức khuya hì hụp bận rộn tối ngày chỉ vì bận nhậu mà lúc nào mặt mũi cũng tỉnh queo. Đôi lần có nhịu giọng, nhưng không thể gọi là bét nhè. Nhậu xong nằm chỏng vó vỗ bụng hát bài mới, không cần nhạc cụ. Đi đến đâu cũng tự nhiên như vào chỗ không người. Chuyện chính trị đương thời cũng như chuyện ông nọ bà kia lên voi xuống chó, chuyện em út, em này xinh, em kia chịu chơi chí chuyện quán vắng cũng như vào chỗ xa lạ, kiểu gì Tạo cũng thạo. Thơ hay nhạc đều giỏi. Thơ vào tuyển tập Quốc Gia mà Nhạc vào tốp mười mấy người định cạnh tranh với Quốc Ca của cụ Văn. Thắng cuộc này chắc Tạo cũng oai hùng, cũng sẽ đổi đời, mà khi thua cuộc thì Tạo thuộc diện rút êm. Khí giỏi! Nhớ lại, hồi ấy đất nước còn khó khăn mọi bề, không hiểu sao người ta lại rầm rầm rộ rộ tổ chức một cuộc thi tệ hại ấy. Không mấy nhạc sĩ có tên tuổi không dự, không hy vọng, mà cụ Văn còn sống sờ sờ! Sống thì sống, nhưng bản “Tiến quân ca” đã lỗi thời, cần phải thay. Râu cụ Văn có mỗi chòm lưa thưa, nhìn có vẻ dài ra. Người cụ Văn thì có vẻ mỗi ngày một teo tóp lại. Ngày nào trên đài, trên ti vi cũng phát đi phát lại chương trình những bài hát được hội đồng tuyển chọn. Không hiểu khi ấy cụ Văn có nghe các chương trình này không! Phát thì hoành tráng. Động thì mỗi ngày một ỉu xìu. Tạo nhà ta đêm đêm vỗ bụng, (bụng thay nhạc cụ, vì Tạo không chơi nhạc cụ) để viết bài “Ngợi ca đất nước”. Theo như hệ thống thông tin truyền thông quốc gia khi ấy thì “quần chúng” đang hưởng ứng mỗi ngày một đông, đông đến nỗi dư luận dân gian còn có bài “Quốc ca cu (cũ)”, nhại lại theo giai điệu bài hát “Ba lẻ bẩy” là: “Ai đã từng nghe Quốc ca cu, Quốc ca cu có nhiều thiếu sót…”. Và rốt cuộc, trong lần Ban tổ chức sáng tác quốc ca gặp gỡ 17 tác giả, Tạo đã phát biểu ngang xương: Hôm nay có đủ 17 “tác giả”, chỉ thiếu một “tác thật”, đó là nhạc sĩ Văn Cao! Câu chuyện sáng tác quốc ca cũng kết thúc ở đó.
Tạo làm thơ tài tử mà làm nhạc càng tài tử hơn. Hồi ở Vân Hồ 3, Tạo đã nổi tiếng với bài “Làng quan họ quê tôi”, một bài hát bất kỳ nhạc sĩ chuyên nghiệp nào cũng mơ ước. Cũng là một thành viên của Trại viết, nhưng hành tung của Tạo thì “xuất quỷ nhập thần” không ai quản lý theo nghĩa quản lý hành chính mà giữ được chân Tạo. Bài thơ “Tản mạn thời tôi sống” ra đời cũng ở thời đoạn này.
“Những bông hoa vẫn cứ nở đúng mùa
Như thời đã đi qua, như thời rồi sẽ đến”
Bây giờ đọc lại bài thơ ấy vẫn thấy hay. Nó hay trong tâm thức khác. Nhưng hồi ấy, không hề đơn giản. Hồi ấy có rất nhiều nhà “nghiêm trọng học”. Họ né tránh sự thật như một thói quen, như một quyền bính riêng, như một chân lý bất biến. Vì thế Nguyễn Trọng Tạo nhà ta mới thành ra cá biệt, thành ra kẻ kênh kiệu, ngạo mạn, hay nói nôm na là tay thích chơi trội, thích đi ngược trào lưu. Cái tâm thức số đông ngày ấy mới chỉ chạm vào sự thật một cái đã có kẻ giãy nảy lên rồi. Nhưng mà lòng người vẫn khao khát. Nhưng mà bản thân sự sống vẫn đang quá bộn bề. Nhưng mà nhà thơ không thể đứng ngoài cuộc. Con người đang sống đây đang cần đươc nói lên sự thật của chính mình đây. Sự thật của đời sống nuôi sống thơ chứ không phải thơ muốn gì cũng được. Bài thơ hay ở chỗ đơn giản thế. Và nó cũng phức tạp thế.
Phức tạp như Nguyễn Trọng Tạo.
Tôi và một số bạn văn thường hay gọi trêu Nguyễn Trọng Tạo là “dũng sĩ bắt fulro”. Ngoài chuyện làm thơ hay, nhạc giỏi, kẻ vẽ làm bìa khơ khớ, Nguyễn Trọng Tạo nổi bật ở khâu nhậu dai, nhậu sâu, nhậu dài, nhậu triền miên. Nhậu say tít mù rồi, đoạn chót phải lo ngân khố. Nguyễn Tọng Tạo bốc điện thoại, alo một phát, mươi mười lăm hai chục phút sau có anh đến đem theo bọc tiền thanh toán. Thanh toán rộn ràng. Thanh toán thoải mái. Bất quá vài ba triệu bõ gì với các đại gia, nhưng anh em mình thì cũng hơi bị khó. Toàn bọn đàn em, chú em dại của Tạo này cả. Được ngồi với các bác là sướng cái thân em rồi. Tạo tỉnh bơ như không. Không áy náy. Không có gì phải áy náy. Chuyên vặt. Có lần tôi đưa Nguyễn Trọng Tạo và Thái Bá Lợi về nhà chơi. Rượu có cả hũ, đồ mồi đầy tủ lạnh. Mời các bác nhậu trong phòng em cho đỡ phiền vợ con. Ai dè các bác nhậu thâu đêm suốt sáng. Nhậu tuyền chuyện huyên thuyên, cuối cùng gút lại tập trung vào chủ đề ra một tờ báo “Tin thì tin không tin thì thôi”. Một tờ báo lá cải, chuyên đưa tin nhảm, sau cải chính. Ai tin thì tin, ai không tin thì thôi, chúng em đùa, sau cải chính, chúng em nói sự thật, các bác tin hay không tùy các bác… Hóa ra đàn ông cánh tôi cũng lắm chuyện nhỉ! Chuyện thì lắm chuyện thật. Nhưng mà thật ra có chuyện qué gì đâu. Thời trước bao cấp cả đêm rầm rì to nhỏ thế này, có khi đi nhà đá. Thực ra, tóm lại, cả đêm dài toàn bàn chuyện giời ơi đất hỡi, chuyện trên giời dưới bể. Chuyện để đưa chuyện, đưa rượu. Bình rượu to đùng đến sáng khô kiệt. Hết rượu ta uống bia vậy. Bia trong tủ lạnh cũng còn cả thùng. Bà xã sáng ra tưởng chúng tôi dậy sớm, té ngửa khi nghe tôi bảo, đã ai ngủ nghê gì đâu mà dậy sớm với dậy muộn. Cô ấy nghe xong trợn tròn mắt, bảo, hóa ra không phải bọn đàn bà chún em lắm chuyện mà các ông cũng lằng nhằng.
Tạo nói giọng ề ề, hơi bị rè, thực ra không phải là tay hoạt khẩu, thậm chí chán òm, nhưng ề ề thế kéo qua đêm sang ngày, kể cũng kinh khủng thiệt. Tạo chơi bạn thâm tình nhất có lẽ là với Nguyễn Hoa. Theo Tạo thơ Hoa hay hạng nhất, vừa triết lý thâm sâu, vừa nhẹ nhàng bản địa. Hoa là mẫu người bạn lý tưởng vừa hiền lành vừa quyết liệt. Tạo chơi với Hoa nhưng suốt ngày đánh đu cùng Nguyễn Thụy Kha. Có hồi Tạo bảo tôi, tao dạy thằng Kha làm thơ. Có hồi Kha bảo tôi, tao dạy thằng Tạo viết nhạc. Có hồi Kha bảo Tạo là thằng ngu, éo biết làm ăn gì, suốt ngày nhậu. Có hồi Tạo bảo, tao nuôi Kha cả tháng, không có tao thì Kha chết đói. Có hồi Kha giỏi cả in sách, bán sách, Tạo ta thua, cánh tôi bảo, Tạo đại úy nhà thơ nhạc sĩ, thua Kha. Kha cũng đại úy nhà thơ nhạc sĩ nhưng kiêm phát hành. Đến đoạn này thì Tạo lảng. Trong làng văn có câu “Tạo Kha, Kha Tạo”. Lại có câu: “Bác Hồ nói với anh Ba/ Văn nghệ không có Tạo Kha thì buồn”. Bài viết về Kha tôi đã trích câu này, bây giờ xin lặp lại.
Tạo là lính thời chiến. Lính nhưng hình như không công trạng gì mấy. Tạo cũng hình như không làm tướng tá bên này hay kẻ chạy trốn bên kia. Tạo là một tên lính lâm trận, làm thơ, viết văn, làm báo, có nhiều tài vặt, kẻ vẽ lăng nhăng, viết ca dao hò vè, bài ca cổ vũ, là hàng lính đầu binh cuối cán, ở đâu cũng cần nhưng chả cần gì cả. Thiếu anh thì chợ vẫn đông. Vắng anh thì chợ cũng không buổi nào. Nhưng chợ thơ thì khác hẳn các chợ khác. Chợ thơ gọi là chợ thực ra vừa khinh rẻ thơ vừa đề cao thơ. Gọi thơ là hàng hóa cũng phạm thượng với thơ mà không gọi là hàng hóa thì đến chợ để chưng không thôi à? Chưng cũng được, bố mày không bán. Chưng đàng hoàng ở chỗ sang nhất chứ không được phép bạ đâu chưng đó. Bán được thì bán không bán được thì thôi. Nghèo là cái chắc. Nhưng hèn thì bình tĩnh. Người Việt mình từ Nam chí Bắc chí Trung có mấy ai không đá gà đá vịt vào thơ, huống hồ cắm đầu cắm cổ bươn chải lo toan tính toán vì thơ như Tạo. Tản mạn thời tôi sống nó hay vì nó nói lên sự thật. Ấy là Tạo bảo thế. Tôi thấy phát biểu như thế chả thà đừng phát biểu còn hơn. Bài thơ nó hay trước hết tự nó sống được với đời là vì nó là thơ, nó đích thị là thơ, sự thật thì sự thật, mung lung thì mung lung, giá trị của thơ đâu phải là sự thật. Giá trị của thơ đâu phải lụy vào mung lung. Sự thật cốt ở tấm lòng mà thơ hay cốt ở tài năng nhạy cảm. Nhiều người làm thơ quên mất phần cốt yếu của thơ là tài năng . Phần này nó ẩn chứa trong anh rất kín đáo, rất bí hiểm, tí tị tỳ ti thôi, ai cũng tưởng rằng mình có nhiều nên mới sinh ra lắm anh làm thơ dỏm, suốt ngày đẻ thơ, nghiêm trọng hóa thơ, coi thơ là đấng bậc, bề trên, chẳng biết mô tê trời đất, hay dở là gì. Thời đồng tiền chi phối nhiều lĩnh vực, tưởng có nhiều tiền, in thơ mình cho rõ sang, rõ trọng vọng, rõ hoành tráng, tưởng như thế là đủ cho thơ. Thơ thật nó ma mãnh quái đản lắm, vì nó bị khổ đau, khổ đau vì số phận nó thế chứ đâu ai làm được cho mình phải thật khổ đau rồi mới làm thơ. Đổi khổ đau khổ như Hàn Mạc Tử để lấy thơ hay, ai thì chả biết, chứ bố cháu là bố cháu chịu.
Tôi dông dài quá rồi. Nói nhiều tranh phần nói của Tạo, hóa ra tôi thành thằng rồ. Vậy nên xin trích mấy câu thơ của Tạo bày hàng ra đây ai khen thì khen không khen thì thôi, bố cháu chịu:
“…có người càng gần càng lớn, càng xa càng nhỏ
có người càng gần càng nhỏ, càng xa càng lớn
có người gần xa không lớn không nhỏ …”
(Tội đồ của thời gian)
Bài này đặc chất ông đồ xứ Nghệ chưa ạ?
Đây là bài thơ văn xuôi, đặc chất lính lâm trận:
… “khi nó đến lay tôi đổi gác, tôi đang lên cơn sốt run người. Căn hầm nóng như lò quay thịt. Nó chạy ra rừng đẵn một cây chuối, lấy khăn dấp nước từ lõi chuối ứa ra, đắp lên trán tôi, rồi lại xách súng lên chốt, gác phiên tôi.
Một loạt bom xé rừng. Đồng đội nhặt xác nó mỗi nơi mỗi mảnh,,,,”
Không cần bình gì thêm.
“… thời tôi sống có bao nhiêu câu hỏi
câu trả lời thật không dễ dàng chi…”
Đấy, thơ thế sự của Tạo là thế. Nổi tiếng ham chơi mà làm thơ thế sự lại làm như thế được ru!? Bây giờ nhiều người bảo tay Tạo sướng, có vợ mới, nhà mới, vợ lái xe đưa đón hắn đi nhậu. Trời đất quỷ thần ơi, sướng khổ ở đời biết mô mà lần, tự anh biết lấy thôi.
Chúc Tạo tiếp tục như Tạo từng đã Tạo.
Trung Trung Đỉnh
Rào đón thế là vì tôi với Nguyễn Trọng Tạo cùng thời. Và vì tôi thấy Tạo là người tài hơn mình, lại nhích hơn mình một hai tuổi thì gọi nhau là anh xưng tôi, chứ thực ra, nếu thân nhau hơn nữa, sướng hơn nữa phải là mày tao, nó mới đã. Tôi thấy tôi với Tạo mà mày tao được với nhau thì cũng xứng.
Thôi, từ đây, gọi mày tao cho suồng sã, cho sướng, hay nói như Tạo, cho rồi. Cho rồi một nhẽ!
Chúng tôi đều là lính rớt. Tôi từ dưới đơn vị về trại viết quân khu V trước khi được triệu về Hà Nội học khóa I Nguyễn Du. Còn Tạo là lính kiểng (lính văn công) quân khu IV được kéo về. Hồi gặp nhau tôi chưa đọc Tạo mấy, nhưng tiếp xúc, tôi thấy ngay, tay này tài giỏi hơn mình gấp bội phần. Từng trải, tất nhiên. Trên cả từng trải là sự hiểu biết, là sự thông tỏ. Tôi rất mê ngồi bù khú với Tạo, nghe Tạo nói về Esenhin, nói về Trần Dần. Tạo uống rượu giỏi, trên cả giỏi mà phải nói là thành thần. Rượu gì cũng chơi được. Bạn thì lắm loại, loại nào cũng rôm rả, không hề phân biệt. Ngày ấy mà Tạo đã thân với Hoàng Cầm, Văn Cao làm tôi choáng, tôi bái phục. Đi chơi với tao, tức là đi uống với Tạo, thấy Tạo vào cuộc, ra cuộc đều thông thoáng. Ở chốn cao sang, đến chỗ bình dân với Tạo một mực như nhau. Chén thù chén tạc, thơ phú nhạc nhẽo ngang nhau, ồn ào, nhão nhoét, thanh cảnh, điệu đà, bèo dạt mây trôi hay chầu văn, hò Huế, đến dân ca xứ Nghệ hay lý ngựa ô Trung Nam, vô mãi tận Nam Bộ sáu câu, lên Tây Nguyên cồng chiêng, món gì, kiểu gì Tạo cũng ngang bằng sổ thẳng. Bàn chuyện văn chương đông tây kim cổ cũng hay mà nói đến lối sống đương thời, lối nào cũng tỏ. Đường ngang lối tắt, đi mây về gió chơi bời xả láng thâu đêm suốt sáng, thức khuya hì hụp bận rộn tối ngày chỉ vì bận nhậu mà lúc nào mặt mũi cũng tỉnh queo. Đôi lần có nhịu giọng, nhưng không thể gọi là bét nhè. Nhậu xong nằm chỏng vó vỗ bụng hát bài mới, không cần nhạc cụ. Đi đến đâu cũng tự nhiên như vào chỗ không người. Chuyện chính trị đương thời cũng như chuyện ông nọ bà kia lên voi xuống chó, chuyện em út, em này xinh, em kia chịu chơi chí chuyện quán vắng cũng như vào chỗ xa lạ, kiểu gì Tạo cũng thạo. Thơ hay nhạc đều giỏi. Thơ vào tuyển tập Quốc Gia mà Nhạc vào tốp mười mấy người định cạnh tranh với Quốc Ca của cụ Văn. Thắng cuộc này chắc Tạo cũng oai hùng, cũng sẽ đổi đời, mà khi thua cuộc thì Tạo thuộc diện rút êm. Khí giỏi! Nhớ lại, hồi ấy đất nước còn khó khăn mọi bề, không hiểu sao người ta lại rầm rầm rộ rộ tổ chức một cuộc thi tệ hại ấy. Không mấy nhạc sĩ có tên tuổi không dự, không hy vọng, mà cụ Văn còn sống sờ sờ! Sống thì sống, nhưng bản “Tiến quân ca” đã lỗi thời, cần phải thay. Râu cụ Văn có mỗi chòm lưa thưa, nhìn có vẻ dài ra. Người cụ Văn thì có vẻ mỗi ngày một teo tóp lại. Ngày nào trên đài, trên ti vi cũng phát đi phát lại chương trình những bài hát được hội đồng tuyển chọn. Không hiểu khi ấy cụ Văn có nghe các chương trình này không! Phát thì hoành tráng. Động thì mỗi ngày một ỉu xìu. Tạo nhà ta đêm đêm vỗ bụng, (bụng thay nhạc cụ, vì Tạo không chơi nhạc cụ) để viết bài “Ngợi ca đất nước”. Theo như hệ thống thông tin truyền thông quốc gia khi ấy thì “quần chúng” đang hưởng ứng mỗi ngày một đông, đông đến nỗi dư luận dân gian còn có bài “Quốc ca cu (cũ)”, nhại lại theo giai điệu bài hát “Ba lẻ bẩy” là: “Ai đã từng nghe Quốc ca cu, Quốc ca cu có nhiều thiếu sót…”. Và rốt cuộc, trong lần Ban tổ chức sáng tác quốc ca gặp gỡ 17 tác giả, Tạo đã phát biểu ngang xương: Hôm nay có đủ 17 “tác giả”, chỉ thiếu một “tác thật”, đó là nhạc sĩ Văn Cao! Câu chuyện sáng tác quốc ca cũng kết thúc ở đó.
Tạo làm thơ tài tử mà làm nhạc càng tài tử hơn. Hồi ở Vân Hồ 3, Tạo đã nổi tiếng với bài “Làng quan họ quê tôi”, một bài hát bất kỳ nhạc sĩ chuyên nghiệp nào cũng mơ ước. Cũng là một thành viên của Trại viết, nhưng hành tung của Tạo thì “xuất quỷ nhập thần” không ai quản lý theo nghĩa quản lý hành chính mà giữ được chân Tạo. Bài thơ “Tản mạn thời tôi sống” ra đời cũng ở thời đoạn này.
“Những bông hoa vẫn cứ nở đúng mùa
Như thời đã đi qua, như thời rồi sẽ đến”
Bây giờ đọc lại bài thơ ấy vẫn thấy hay. Nó hay trong tâm thức khác. Nhưng hồi ấy, không hề đơn giản. Hồi ấy có rất nhiều nhà “nghiêm trọng học”. Họ né tránh sự thật như một thói quen, như một quyền bính riêng, như một chân lý bất biến. Vì thế Nguyễn Trọng Tạo nhà ta mới thành ra cá biệt, thành ra kẻ kênh kiệu, ngạo mạn, hay nói nôm na là tay thích chơi trội, thích đi ngược trào lưu. Cái tâm thức số đông ngày ấy mới chỉ chạm vào sự thật một cái đã có kẻ giãy nảy lên rồi. Nhưng mà lòng người vẫn khao khát. Nhưng mà bản thân sự sống vẫn đang quá bộn bề. Nhưng mà nhà thơ không thể đứng ngoài cuộc. Con người đang sống đây đang cần đươc nói lên sự thật của chính mình đây. Sự thật của đời sống nuôi sống thơ chứ không phải thơ muốn gì cũng được. Bài thơ hay ở chỗ đơn giản thế. Và nó cũng phức tạp thế.
Phức tạp như Nguyễn Trọng Tạo.
Tôi và một số bạn văn thường hay gọi trêu Nguyễn Trọng Tạo là “dũng sĩ bắt fulro”. Ngoài chuyện làm thơ hay, nhạc giỏi, kẻ vẽ làm bìa khơ khớ, Nguyễn Trọng Tạo nổi bật ở khâu nhậu dai, nhậu sâu, nhậu dài, nhậu triền miên. Nhậu say tít mù rồi, đoạn chót phải lo ngân khố. Nguyễn Tọng Tạo bốc điện thoại, alo một phát, mươi mười lăm hai chục phút sau có anh đến đem theo bọc tiền thanh toán. Thanh toán rộn ràng. Thanh toán thoải mái. Bất quá vài ba triệu bõ gì với các đại gia, nhưng anh em mình thì cũng hơi bị khó. Toàn bọn đàn em, chú em dại của Tạo này cả. Được ngồi với các bác là sướng cái thân em rồi. Tạo tỉnh bơ như không. Không áy náy. Không có gì phải áy náy. Chuyên vặt. Có lần tôi đưa Nguyễn Trọng Tạo và Thái Bá Lợi về nhà chơi. Rượu có cả hũ, đồ mồi đầy tủ lạnh. Mời các bác nhậu trong phòng em cho đỡ phiền vợ con. Ai dè các bác nhậu thâu đêm suốt sáng. Nhậu tuyền chuyện huyên thuyên, cuối cùng gút lại tập trung vào chủ đề ra một tờ báo “Tin thì tin không tin thì thôi”. Một tờ báo lá cải, chuyên đưa tin nhảm, sau cải chính. Ai tin thì tin, ai không tin thì thôi, chúng em đùa, sau cải chính, chúng em nói sự thật, các bác tin hay không tùy các bác… Hóa ra đàn ông cánh tôi cũng lắm chuyện nhỉ! Chuyện thì lắm chuyện thật. Nhưng mà thật ra có chuyện qué gì đâu. Thời trước bao cấp cả đêm rầm rì to nhỏ thế này, có khi đi nhà đá. Thực ra, tóm lại, cả đêm dài toàn bàn chuyện giời ơi đất hỡi, chuyện trên giời dưới bể. Chuyện để đưa chuyện, đưa rượu. Bình rượu to đùng đến sáng khô kiệt. Hết rượu ta uống bia vậy. Bia trong tủ lạnh cũng còn cả thùng. Bà xã sáng ra tưởng chúng tôi dậy sớm, té ngửa khi nghe tôi bảo, đã ai ngủ nghê gì đâu mà dậy sớm với dậy muộn. Cô ấy nghe xong trợn tròn mắt, bảo, hóa ra không phải bọn đàn bà chún em lắm chuyện mà các ông cũng lằng nhằng.
Tạo nói giọng ề ề, hơi bị rè, thực ra không phải là tay hoạt khẩu, thậm chí chán òm, nhưng ề ề thế kéo qua đêm sang ngày, kể cũng kinh khủng thiệt. Tạo chơi bạn thâm tình nhất có lẽ là với Nguyễn Hoa. Theo Tạo thơ Hoa hay hạng nhất, vừa triết lý thâm sâu, vừa nhẹ nhàng bản địa. Hoa là mẫu người bạn lý tưởng vừa hiền lành vừa quyết liệt. Tạo chơi với Hoa nhưng suốt ngày đánh đu cùng Nguyễn Thụy Kha. Có hồi Tạo bảo tôi, tao dạy thằng Kha làm thơ. Có hồi Kha bảo tôi, tao dạy thằng Tạo viết nhạc. Có hồi Kha bảo Tạo là thằng ngu, éo biết làm ăn gì, suốt ngày nhậu. Có hồi Tạo bảo, tao nuôi Kha cả tháng, không có tao thì Kha chết đói. Có hồi Kha giỏi cả in sách, bán sách, Tạo ta thua, cánh tôi bảo, Tạo đại úy nhà thơ nhạc sĩ, thua Kha. Kha cũng đại úy nhà thơ nhạc sĩ nhưng kiêm phát hành. Đến đoạn này thì Tạo lảng. Trong làng văn có câu “Tạo Kha, Kha Tạo”. Lại có câu: “Bác Hồ nói với anh Ba/ Văn nghệ không có Tạo Kha thì buồn”. Bài viết về Kha tôi đã trích câu này, bây giờ xin lặp lại.
Tạo là lính thời chiến. Lính nhưng hình như không công trạng gì mấy. Tạo cũng hình như không làm tướng tá bên này hay kẻ chạy trốn bên kia. Tạo là một tên lính lâm trận, làm thơ, viết văn, làm báo, có nhiều tài vặt, kẻ vẽ lăng nhăng, viết ca dao hò vè, bài ca cổ vũ, là hàng lính đầu binh cuối cán, ở đâu cũng cần nhưng chả cần gì cả. Thiếu anh thì chợ vẫn đông. Vắng anh thì chợ cũng không buổi nào. Nhưng chợ thơ thì khác hẳn các chợ khác. Chợ thơ gọi là chợ thực ra vừa khinh rẻ thơ vừa đề cao thơ. Gọi thơ là hàng hóa cũng phạm thượng với thơ mà không gọi là hàng hóa thì đến chợ để chưng không thôi à? Chưng cũng được, bố mày không bán. Chưng đàng hoàng ở chỗ sang nhất chứ không được phép bạ đâu chưng đó. Bán được thì bán không bán được thì thôi. Nghèo là cái chắc. Nhưng hèn thì bình tĩnh. Người Việt mình từ Nam chí Bắc chí Trung có mấy ai không đá gà đá vịt vào thơ, huống hồ cắm đầu cắm cổ bươn chải lo toan tính toán vì thơ như Tạo. Tản mạn thời tôi sống nó hay vì nó nói lên sự thật. Ấy là Tạo bảo thế. Tôi thấy phát biểu như thế chả thà đừng phát biểu còn hơn. Bài thơ nó hay trước hết tự nó sống được với đời là vì nó là thơ, nó đích thị là thơ, sự thật thì sự thật, mung lung thì mung lung, giá trị của thơ đâu phải là sự thật. Giá trị của thơ đâu phải lụy vào mung lung. Sự thật cốt ở tấm lòng mà thơ hay cốt ở tài năng nhạy cảm. Nhiều người làm thơ quên mất phần cốt yếu của thơ là tài năng . Phần này nó ẩn chứa trong anh rất kín đáo, rất bí hiểm, tí tị tỳ ti thôi, ai cũng tưởng rằng mình có nhiều nên mới sinh ra lắm anh làm thơ dỏm, suốt ngày đẻ thơ, nghiêm trọng hóa thơ, coi thơ là đấng bậc, bề trên, chẳng biết mô tê trời đất, hay dở là gì. Thời đồng tiền chi phối nhiều lĩnh vực, tưởng có nhiều tiền, in thơ mình cho rõ sang, rõ trọng vọng, rõ hoành tráng, tưởng như thế là đủ cho thơ. Thơ thật nó ma mãnh quái đản lắm, vì nó bị khổ đau, khổ đau vì số phận nó thế chứ đâu ai làm được cho mình phải thật khổ đau rồi mới làm thơ. Đổi khổ đau khổ như Hàn Mạc Tử để lấy thơ hay, ai thì chả biết, chứ bố cháu là bố cháu chịu.
Tôi dông dài quá rồi. Nói nhiều tranh phần nói của Tạo, hóa ra tôi thành thằng rồ. Vậy nên xin trích mấy câu thơ của Tạo bày hàng ra đây ai khen thì khen không khen thì thôi, bố cháu chịu:
“…có người càng gần càng lớn, càng xa càng nhỏ
có người càng gần càng nhỏ, càng xa càng lớn
có người gần xa không lớn không nhỏ …”
(Tội đồ của thời gian)
Bài này đặc chất ông đồ xứ Nghệ chưa ạ?
Đây là bài thơ văn xuôi, đặc chất lính lâm trận:
… “khi nó đến lay tôi đổi gác, tôi đang lên cơn sốt run người. Căn hầm nóng như lò quay thịt. Nó chạy ra rừng đẵn một cây chuối, lấy khăn dấp nước từ lõi chuối ứa ra, đắp lên trán tôi, rồi lại xách súng lên chốt, gác phiên tôi.
Một loạt bom xé rừng. Đồng đội nhặt xác nó mỗi nơi mỗi mảnh,,,,”
Không cần bình gì thêm.
“… thời tôi sống có bao nhiêu câu hỏi
câu trả lời thật không dễ dàng chi…”
Đấy, thơ thế sự của Tạo là thế. Nổi tiếng ham chơi mà làm thơ thế sự lại làm như thế được ru!? Bây giờ nhiều người bảo tay Tạo sướng, có vợ mới, nhà mới, vợ lái xe đưa đón hắn đi nhậu. Trời đất quỷ thần ơi, sướng khổ ở đời biết mô mà lần, tự anh biết lấy thôi.
Chúc Tạo tiếp tục như Tạo từng đã Tạo.
Trung Trung Đỉnh
Đêm Valentin 2014
(Văn Hóa Nghê An)
Không có nhận xét nào