Khi kết thúc vòng đàm phán đầu tiên vào ngày hôm qua tại Bắc Kinh,
con đường phía trước để Mỹ và Trung Quốc tránh một cuộc chiến thuế quan
toàn diện đã trở nên rõ ràng. Vẫn còn 50 ngày nữa mới tới ngày 1/3, thời
điểm kết thúc thỏa thuận đình chiến mà Trump và Tập đã tuyên bố nhằm
ngăn chặn đà tăng thuế của Mỹ từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng
nhập khẩu từ Trung Quốc, và các vòng đàm phán dường như sẽ được tiếp tục
cho đến hạn chót. Nhưng trước ngày 1/3, Trump sẽ tuyên bố “chiến thắng”
trong giai đoạn này của cuộc chiến – rồi kéo dài thỏa thuận đình chiến
thêm 6 tháng nữa, trong giai đoạn đàm phán thứ hai đó hai bên sẽ giải
quyết các vấn đề khó khăn hơn.
Đánh giá này của tôi dựa trên phân tích những thách thức kinh tế và chính trị mà Trump và Tập đang phải đối mặt. Nó cũng dựa trên các cuộc trao đổi với các thành viên chủ chốt của chính phủ Trung Quốc trong chuyến thăm của tôi tới Bắc Kinh gần đây.
Khi quan sát Bắc Kinh, chúng ta nên nghĩ về họ như là một công ty hơn là một chính phủ. Cứ đến tháng 12, CEO và đội ngũ của ông ta lại đặt ra các mục tiêu cho năm tới. Giống như dàn lãnh đạo của Apple hay Amazon, họ đánh giá các “thách thức”, bao gồm các dấu hiệu chững lại của nền kinh tế Trung Quốc, các dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu khó khăn, và những bất định do cuộc chiến tranh thương mại. Trên cơ sở đó, họ đưa ra quyết định về cách đạt được mức tăng trưởng mà họ đã hứa với các cổ đông – trong trường hợp của Trung Quốc là 6,5%.
Trong một loạt các cuộc họp kín vào tháng 12, ông Tập đã giải thích với các thành viên chủ chốt trong nhóm của mình rằng việc duy trì mức tăng trưởng kinh tế hiện tại sẽ đòi hỏi phải đưa ra “những lựa chọn đau đớn” và gợi mở cho họ thấy những lựa chọn đó là gì. Ngày 18/12, tại lễ kỷ niệm 40 năm Trung Quốc mở cửa với thế giới, ông Tập đã nhắc nhở 1,4 tỷ đồng bào– những cổ đông của mình – rằng trong suốt 4 thập niên đó, chính phủ do Đảng Cộng sản lãnh đạo đã đạt mức tăng trưởng kinh tế 10% mỗi năm.
Nhưng bài phát biểu của ông cũng gây chú ý khi ông tuyên bố cứng rắn rằng “không có ông chủ nào có thể ra lệnh cho người dân Trung Quốc”. Phản ứng của tôi là rất ngạc nhiên. Nhưng như các đồng nghiệp Trung Quốc am hiểu tình hình giải thích, đây là cách Tập nói về thỏa thuận mà ông biết những người chỉ trích sẽ nói là Trung Quốc nhượng bộ người Mỹ quá nhiều – khẳng định rằng Tung Quốc tự làm chủ số phận của mình, và Trung Quốc đang thực hiện những nhượng bộ này vì lợi ích của chính mình.
Câu hỏi mà các nhà hoạch định chính sách Bắc Kinh hay hỏi tôi nhất là liệu chính phủ Mỹ hiện tại có thể đồng ý với các nhượng bộ đó hay không. Trong một vòng đàm phán trước đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Mnuchin và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đã đạt được một thỏa thuận giúp giảm 70 tỷ USD trong thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc trong năm 2019. Cả hai rời khỏi bàn đàm phán và nghĩ là họ đã hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng sau đó, các thành viên khác trong nhóm của Trump, đặc biệt là Đại diện Thương mại Lighthizer và Trợ lý Nhà Trắng Peter Navarro – đã hủy bỏ thỏa thuận này.
Trong các cuộc đàm phán hiện tại, Lighthizer đóng vai trò chủ chốt. Trung Quốc đã nghiên cứu về việc Mỹ đàm phàn thành công một hiệp định NAFTA mới chỉ vài tháng trước đây. Họ thấy sự khác biệt giữa NAFTA cũ và thỏa thuận mới là cộng hoặc trừ từ 10 đến 15%. Nếu tất cả những gì cần thiết để biến cái mà Trump gọi là “thỏa thuận thương mại tồi tệ nhất từng có” thành một “thỏa thuận tuyệt vời” là cho phép Trump đạt được mục tiêu của mình, thì Tập có thể vui vẻ chiều theo như vậy. Như một người bạn Trung Quốc nói với tôi, Trung Quốc đã rành các bài đạo đức giả về mặt nghi thức từ lâu trước khi Columbus khám phá ra châu Mỹ.
Các nhà đàm phán Trung Quốc đã mổ xẻ bản tóm tắt của Nhà Trắng về những gì Trump và Tập đã thỏa thuận tại cuộc họp G20 khi hai bên tuyên bố đình chiến. Bản tóm tắt đề cập đến việc hứa sẽ giảm thâm hụt thương mại song phương, giảm các hàng rào phi thuế quan của Trung Quốc, cho các công ty Mỹ có thị phần lớn hơn trong các thị trường trọng điểm ở Trung Quốc, và hạn chế việc đánh cắp cũng như ép buộc chuyển giao sở hữu trí tuệ. Nhưng đối với vấn đề khó khăn hơn về chính sách công nghiệp và vai trò của chính phủ Trung Quốc trong nền kinh tế, bản tóm tắt này đã không hề đề cập đến.
Nhóm nghiên cứu Trung Quốc cũng ghi nhận sự siêu nhạy cảm của Trump đối với thị trường chứng khoán Mỹ, nơi mà ông xem như là một EKG (điện tâm đồ) chính trị ảo. Với viễn cảnh cuộc thương chiến mở rộng làm náo loạn thị trường Mỹ, vốn kể từ tháng 10 đã rơi vào tình trạng thị trường gấu (thị trường giá xuống), các nhà lãnh đạo Trung Quốc biết rằng Trump sẽ vướng vào cuộc đấu tranh sinh tử với giới lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Hạ viện. Họ tính toán rằng ông sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để tránh một sự sụt giảm mạnh trên các thị trường Mỹ vốn có thể khiến Mỹ rơi vào một cuộc khủng hoảng – và đảm bảo khiến ông thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.
Do đó, trước ngày 1/3, Trump dự kiến sẽ tuyên bố giành “chiến thắng” trong một thỏa thuận thương mại lớn trong đó bao gồm việc Trung Quốc mua hơn một nghìn tỷ đô la các sản phẩm bổ sung của Hoa Kỳ. Ngoài việc mua thêm các sản phẩm khí đốt, dầu mỏ và nông sản của Hoa Kỳ, có thể thỏa thuận này còn bao gồm các mục tiêu nhằm tăng thị phần của các công ty Mỹ trong ngành ngân hàng, bảo hiểm và thị trường vốn của Trung Quốc. Do các nhà sản xuất Mỹ chiếm 6% lượng nhập khẩu khí đốt hiện tại của Trung Quốc, 3% nhập khẩu dầu và 14% nhập khẩu nông sản, trong khi các công ty Trung Quốc kiểm soát 98% thị trường ngân hàng, 95% ngành đầu tư vốn cổ phần và 91% ngành bảo hiểm, tất cả những mục tiêu này đều không quá khó để đạt được. Giai đoạn hai của các cuộc đàm phán sau đó sẽ giải quyết các vấn đề khó khăn hơn như bảo vệ sở hữu trí tuệ và chính sách công nghiệp của Trung Quốc.
Trên bàn cờ địa chính trị rộng lớn hơn, xung đột thuế quan chỉ là vấn đề tương đối nhỏ. Các điều khoản để giải quyết hoặc hòa hoãn cuộc xung đột địa chính trị sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến quỹ đạo của cuộc cạnh tranh giữa một Trung Quốc đang trỗi dậy và một nước Mỹ bá quyền. Ngay cả khi Trung Quốc nhượng bộ trên mọi vấn đề Trump mong muốn, thì nền kinh tế Trung Quốc vẫn có thể sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao hơn gấp đôi so với Hoa Kỳ. Hệ quả của một thỏa thuận (hoặc sự hòa hoãn) đối với các thị trường Hoa Kỳ và triển vọng chính trị của Trump lại là một vấn đề khác.
Yogi Berra cảnh báo rằng không nên đưa ra các dự đoán, “đặc biệt là về tương lai”. Tuy nhiên, nếu phải đặt cược vào ngày hôm nay, tôi sẽ đặt cược vào khả năng đạt được một “thỏa thuận tuyệt vời” của Trump hơn mọi khả năng khác.
Đánh giá này của tôi dựa trên phân tích những thách thức kinh tế và chính trị mà Trump và Tập đang phải đối mặt. Nó cũng dựa trên các cuộc trao đổi với các thành viên chủ chốt của chính phủ Trung Quốc trong chuyến thăm của tôi tới Bắc Kinh gần đây.
Khi quan sát Bắc Kinh, chúng ta nên nghĩ về họ như là một công ty hơn là một chính phủ. Cứ đến tháng 12, CEO và đội ngũ của ông ta lại đặt ra các mục tiêu cho năm tới. Giống như dàn lãnh đạo của Apple hay Amazon, họ đánh giá các “thách thức”, bao gồm các dấu hiệu chững lại của nền kinh tế Trung Quốc, các dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu khó khăn, và những bất định do cuộc chiến tranh thương mại. Trên cơ sở đó, họ đưa ra quyết định về cách đạt được mức tăng trưởng mà họ đã hứa với các cổ đông – trong trường hợp của Trung Quốc là 6,5%.
Trong một loạt các cuộc họp kín vào tháng 12, ông Tập đã giải thích với các thành viên chủ chốt trong nhóm của mình rằng việc duy trì mức tăng trưởng kinh tế hiện tại sẽ đòi hỏi phải đưa ra “những lựa chọn đau đớn” và gợi mở cho họ thấy những lựa chọn đó là gì. Ngày 18/12, tại lễ kỷ niệm 40 năm Trung Quốc mở cửa với thế giới, ông Tập đã nhắc nhở 1,4 tỷ đồng bào– những cổ đông của mình – rằng trong suốt 4 thập niên đó, chính phủ do Đảng Cộng sản lãnh đạo đã đạt mức tăng trưởng kinh tế 10% mỗi năm.
Nhưng bài phát biểu của ông cũng gây chú ý khi ông tuyên bố cứng rắn rằng “không có ông chủ nào có thể ra lệnh cho người dân Trung Quốc”. Phản ứng của tôi là rất ngạc nhiên. Nhưng như các đồng nghiệp Trung Quốc am hiểu tình hình giải thích, đây là cách Tập nói về thỏa thuận mà ông biết những người chỉ trích sẽ nói là Trung Quốc nhượng bộ người Mỹ quá nhiều – khẳng định rằng Tung Quốc tự làm chủ số phận của mình, và Trung Quốc đang thực hiện những nhượng bộ này vì lợi ích của chính mình.
Câu hỏi mà các nhà hoạch định chính sách Bắc Kinh hay hỏi tôi nhất là liệu chính phủ Mỹ hiện tại có thể đồng ý với các nhượng bộ đó hay không. Trong một vòng đàm phán trước đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Mnuchin và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đã đạt được một thỏa thuận giúp giảm 70 tỷ USD trong thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc trong năm 2019. Cả hai rời khỏi bàn đàm phán và nghĩ là họ đã hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng sau đó, các thành viên khác trong nhóm của Trump, đặc biệt là Đại diện Thương mại Lighthizer và Trợ lý Nhà Trắng Peter Navarro – đã hủy bỏ thỏa thuận này.
Trong các cuộc đàm phán hiện tại, Lighthizer đóng vai trò chủ chốt. Trung Quốc đã nghiên cứu về việc Mỹ đàm phàn thành công một hiệp định NAFTA mới chỉ vài tháng trước đây. Họ thấy sự khác biệt giữa NAFTA cũ và thỏa thuận mới là cộng hoặc trừ từ 10 đến 15%. Nếu tất cả những gì cần thiết để biến cái mà Trump gọi là “thỏa thuận thương mại tồi tệ nhất từng có” thành một “thỏa thuận tuyệt vời” là cho phép Trump đạt được mục tiêu của mình, thì Tập có thể vui vẻ chiều theo như vậy. Như một người bạn Trung Quốc nói với tôi, Trung Quốc đã rành các bài đạo đức giả về mặt nghi thức từ lâu trước khi Columbus khám phá ra châu Mỹ.
Các nhà đàm phán Trung Quốc đã mổ xẻ bản tóm tắt của Nhà Trắng về những gì Trump và Tập đã thỏa thuận tại cuộc họp G20 khi hai bên tuyên bố đình chiến. Bản tóm tắt đề cập đến việc hứa sẽ giảm thâm hụt thương mại song phương, giảm các hàng rào phi thuế quan của Trung Quốc, cho các công ty Mỹ có thị phần lớn hơn trong các thị trường trọng điểm ở Trung Quốc, và hạn chế việc đánh cắp cũng như ép buộc chuyển giao sở hữu trí tuệ. Nhưng đối với vấn đề khó khăn hơn về chính sách công nghiệp và vai trò của chính phủ Trung Quốc trong nền kinh tế, bản tóm tắt này đã không hề đề cập đến.
Nhóm nghiên cứu Trung Quốc cũng ghi nhận sự siêu nhạy cảm của Trump đối với thị trường chứng khoán Mỹ, nơi mà ông xem như là một EKG (điện tâm đồ) chính trị ảo. Với viễn cảnh cuộc thương chiến mở rộng làm náo loạn thị trường Mỹ, vốn kể từ tháng 10 đã rơi vào tình trạng thị trường gấu (thị trường giá xuống), các nhà lãnh đạo Trung Quốc biết rằng Trump sẽ vướng vào cuộc đấu tranh sinh tử với giới lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Hạ viện. Họ tính toán rằng ông sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để tránh một sự sụt giảm mạnh trên các thị trường Mỹ vốn có thể khiến Mỹ rơi vào một cuộc khủng hoảng – và đảm bảo khiến ông thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.
Do đó, trước ngày 1/3, Trump dự kiến sẽ tuyên bố giành “chiến thắng” trong một thỏa thuận thương mại lớn trong đó bao gồm việc Trung Quốc mua hơn một nghìn tỷ đô la các sản phẩm bổ sung của Hoa Kỳ. Ngoài việc mua thêm các sản phẩm khí đốt, dầu mỏ và nông sản của Hoa Kỳ, có thể thỏa thuận này còn bao gồm các mục tiêu nhằm tăng thị phần của các công ty Mỹ trong ngành ngân hàng, bảo hiểm và thị trường vốn của Trung Quốc. Do các nhà sản xuất Mỹ chiếm 6% lượng nhập khẩu khí đốt hiện tại của Trung Quốc, 3% nhập khẩu dầu và 14% nhập khẩu nông sản, trong khi các công ty Trung Quốc kiểm soát 98% thị trường ngân hàng, 95% ngành đầu tư vốn cổ phần và 91% ngành bảo hiểm, tất cả những mục tiêu này đều không quá khó để đạt được. Giai đoạn hai của các cuộc đàm phán sau đó sẽ giải quyết các vấn đề khó khăn hơn như bảo vệ sở hữu trí tuệ và chính sách công nghiệp của Trung Quốc.
Trên bàn cờ địa chính trị rộng lớn hơn, xung đột thuế quan chỉ là vấn đề tương đối nhỏ. Các điều khoản để giải quyết hoặc hòa hoãn cuộc xung đột địa chính trị sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến quỹ đạo của cuộc cạnh tranh giữa một Trung Quốc đang trỗi dậy và một nước Mỹ bá quyền. Ngay cả khi Trung Quốc nhượng bộ trên mọi vấn đề Trump mong muốn, thì nền kinh tế Trung Quốc vẫn có thể sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao hơn gấp đôi so với Hoa Kỳ. Hệ quả của một thỏa thuận (hoặc sự hòa hoãn) đối với các thị trường Hoa Kỳ và triển vọng chính trị của Trump lại là một vấn đề khác.
Yogi Berra cảnh báo rằng không nên đưa ra các dự đoán, “đặc biệt là về tương lai”. Tuy nhiên, nếu phải đặt cược vào ngày hôm nay, tôi sẽ đặt cược vào khả năng đạt được một “thỏa thuận tuyệt vời” của Trump hơn mọi khả năng khác.
Graham Allison
Nguồn: “Xi Jinping will Give Donald Trump a Victory on Trade”, The National Interest, 11/01/2019.
Biên dịch: Phan Huy Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Nguồn: “Xi Jinping will Give Donald Trump a Victory on Trade”, The National Interest, 11/01/2019.
Biên dịch: Phan Huy Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
* Graham Allison là tác giả của chín cuốn sách, gần đây nhất là Destined for War: Can America and China Escape Thucydides’s Trap? Ông hiện là Giáo sư về Quản trị Chính quyền tại Trường Harvard Kennedy.
(Nghiên cứu Quốc tế)
Không có nhận xét nào