Hôm vừa rồi Facebook đẩy cho tôi xem một video của Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ phát biểu bằng tiếng Anh tại London. Video ông Nhạ nói tại Diễn đàn Giáo dục Thế giới hôm 21/1 do BBC Tiếng Việt đăng tải đã được hơn 2.000 lượt chia sẻ và hơn 1.000 bình luận.
Các bình luận đi theo những chiều hướng khác nhau. Người bảo ông “đọc dễ nghe”, người nói tiếng Anh của ông không bằng “một thằng đi lao động nước ngoài”.
Người bảo họ mang bài trình bày của ông cho con nghe mà cháu không hiểu gì mấy mặc dù tiếng Anh là ngôn ngữ thứ nhất của cháu.
Ông Nhạ không phát biểu suông mà có kèm theo các biểu đồ được chiếu lên màn hình lớn và có lẽ người ta sẽ đoán ra được những gì ông muốn nói dựa vào các thông tin có trên biểu đồ phóng lớn.
Công bằng mà nói ông Nhạ chọn phát biểu bằng tiếng Anh là đã tiết kiệm được cho người nghe và xem một nửa thời gian vì không còn cần tới phiên dịch. Nếu phải chấm điểm tiếng Anh của ông Nhạ để nhận vào học ở bậc đại học chắc tôi sẽ đánh trượt. Ông phát ông sai hay lệch chuẩn tương đối nhiều, nói có những lúc khá khó nghe dù có lẽ đã chuẩn bị trước và cũng đã có những thông tin trên biểu đồ giúp ông định hướng.
Nhưng nếu chỉ để giao tiếp và nói để người ta hiểu những ý chính thì tôi sẽ châm chước cho qua. Chỉ có điều tôi đã có dịp nghe một trong những người tiền nhiệm của ông Nhạ phát biểu bằng tiếng Anh và khẳng định rằng đã có sự thụt lùi về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ phổ biến thế giới này của bộ trưởng giáo dục sau 12 năm.
Người tiền nhiệm mà tôi muốn nói tới chính là ông Nguyễn Thiện Nhân, hiện đang là bí thư tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hồi năm 2007 ông Nhân tháp tùng chủ tịch nước khi đó Nguyễn Minh Triết sang Hoa Kỳ. Tôi đã có mặt khi ông Triết tới thăm The New School ở New York và sau đó ông Nhân có bài thuyết trình về giáo dục Việt Nam và tiềm năng hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Ông Nhân nói tiếng Anh rất khá, chắc chắn sẽ được điểm gấp đôi ông Nhạ xét về mặt phát âm chuẩn và độ lưu loát. Về mặt tự tin về khả năng tiếng Anh của mình chắc hai ông không khác nhau mấy. Điều duy nhất tôi thấy không ấn tượng với ông Nhân khi đó là PowerPoint của ông có một số lỗi chính tả tiếng Anh. Chắc chắn tôi sẽ trừ điểm ông Nhân từ 1-2 điểm vì cẩu thả. Tôi thường nói với các sinh viên của tôi rằng người ta hay nói “không có cái gì gọi là viết hay, chỉ có cái gọi là viết đi viết lại mới hay”. Bất cứ ai viết văn hay viết PowerPoint để trình bày đều phải đọc đi đọc lại và viết đi viết lại cho tới khi không còn lỗi nữa.
Sau khi xem video ông Nhạ nói tiếng Anh tôi tò mò tìm hiểu xem các bộ trưởng giáo dục trong khối ASEAN nói tiếng Anh ra sao. Người đầu tiên tôi muốn xem trình độ nói tiếng Anh là bộ trưởng giáo dục Malaysia. Tiến sỹ Maszlee Malik, người mới lên đứng đầu ngành giáo dục Malaysia từ giữa năm 2018, nói tiếng Anh rất trôi chảy dù ông cũng chịu nhiều chỉ trích về các mặt khác. Tôi cũng được nghe cựu Bộ trưởng Giáo dục Indonesia Anies Baswedan trả lời phỏng vấn Al Jazeera hồi năm 2015 với khả năng nói tiếng Anh khá tốt. Còn tiếng Anh của Bộ trưởng Giáo dục Singapore Ong Ye Kung thì quả là miễn chê.
Nghe phát âm tiếng Anh của ông Nhạ tôi cũng tự hỏi không hiểu ai là giáo viên của ông. Một là giáo viên của ông “chuối” quá hoặc khả năng học ngoại ngữ của ông không còn tốt. Hồi tôi mới sang London vào năm 2000, tiếng Anh được học ở Việt Nam mang sang dùng cũng có vấn đề. Sau này tôi mới hiểu kiểu dạy tiếng Anh bằng A, B, C của Việt Nam thời cuối những năm 1990 có thể giúp người ta đọc và viết ở mức độ nào đó nhưng nói thì không ăn thua. Lý do là khả năng phát âm cho chuẩn của các thầy cô là khá hạn chế.
Trong tiếng Anh có một số phụ âm viết giống tiếng Việt nhưng phát âm lại khác. Một ví dụ là phụ âm th vốn cũng có hai cách phát âm khác nhau như trong “thank you” (cảm ơn) hoặc “this man” (ông này). Tiếng Việt cũng không có âm i kéo dài và người Việt có khuynh hướng đọc chữ “ship” (con tàu) và “sheep” (con cừu) giống y nhau trong khi đúng ra âm i trong chữ “sheep” dài gấp đôi âm i trong chữ “ship”. Hãy tưởng tượng cũng phát âm như thế với chữ “sheet” có nghĩa là tờ giấy và chữ “shit” có nghĩa là “cứt”. Đúng là cách phát âm tiếng Anh của bộ trưởng giáo dục hơi khó nghe nhưng người Anh cũng nói “practice makes perfect” mà tiếng Việt người ta dịch là “có công mài sắt có ngày nên kim”. Miễn là ông Nhạ ý thức được rằng một là ông phải đổi thầy hay cô giáo, hai là ông phải đổi cách học để đỡ mệt cho người nghe.
Nguyễn Hùng
Blog VOA
Người bảo họ mang bài trình bày của ông cho con nghe mà cháu không hiểu gì mấy mặc dù tiếng Anh là ngôn ngữ thứ nhất của cháu.
Ông Nhạ không phát biểu suông mà có kèm theo các biểu đồ được chiếu lên màn hình lớn và có lẽ người ta sẽ đoán ra được những gì ông muốn nói dựa vào các thông tin có trên biểu đồ phóng lớn.
Công bằng mà nói ông Nhạ chọn phát biểu bằng tiếng Anh là đã tiết kiệm được cho người nghe và xem một nửa thời gian vì không còn cần tới phiên dịch. Nếu phải chấm điểm tiếng Anh của ông Nhạ để nhận vào học ở bậc đại học chắc tôi sẽ đánh trượt. Ông phát ông sai hay lệch chuẩn tương đối nhiều, nói có những lúc khá khó nghe dù có lẽ đã chuẩn bị trước và cũng đã có những thông tin trên biểu đồ giúp ông định hướng.
Nhưng nếu chỉ để giao tiếp và nói để người ta hiểu những ý chính thì tôi sẽ châm chước cho qua. Chỉ có điều tôi đã có dịp nghe một trong những người tiền nhiệm của ông Nhạ phát biểu bằng tiếng Anh và khẳng định rằng đã có sự thụt lùi về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ phổ biến thế giới này của bộ trưởng giáo dục sau 12 năm.
Người tiền nhiệm mà tôi muốn nói tới chính là ông Nguyễn Thiện Nhân, hiện đang là bí thư tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hồi năm 2007 ông Nhân tháp tùng chủ tịch nước khi đó Nguyễn Minh Triết sang Hoa Kỳ. Tôi đã có mặt khi ông Triết tới thăm The New School ở New York và sau đó ông Nhân có bài thuyết trình về giáo dục Việt Nam và tiềm năng hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Ông Nhân nói tiếng Anh rất khá, chắc chắn sẽ được điểm gấp đôi ông Nhạ xét về mặt phát âm chuẩn và độ lưu loát. Về mặt tự tin về khả năng tiếng Anh của mình chắc hai ông không khác nhau mấy. Điều duy nhất tôi thấy không ấn tượng với ông Nhân khi đó là PowerPoint của ông có một số lỗi chính tả tiếng Anh. Chắc chắn tôi sẽ trừ điểm ông Nhân từ 1-2 điểm vì cẩu thả. Tôi thường nói với các sinh viên của tôi rằng người ta hay nói “không có cái gì gọi là viết hay, chỉ có cái gọi là viết đi viết lại mới hay”. Bất cứ ai viết văn hay viết PowerPoint để trình bày đều phải đọc đi đọc lại và viết đi viết lại cho tới khi không còn lỗi nữa.
Sau khi xem video ông Nhạ nói tiếng Anh tôi tò mò tìm hiểu xem các bộ trưởng giáo dục trong khối ASEAN nói tiếng Anh ra sao. Người đầu tiên tôi muốn xem trình độ nói tiếng Anh là bộ trưởng giáo dục Malaysia. Tiến sỹ Maszlee Malik, người mới lên đứng đầu ngành giáo dục Malaysia từ giữa năm 2018, nói tiếng Anh rất trôi chảy dù ông cũng chịu nhiều chỉ trích về các mặt khác. Tôi cũng được nghe cựu Bộ trưởng Giáo dục Indonesia Anies Baswedan trả lời phỏng vấn Al Jazeera hồi năm 2015 với khả năng nói tiếng Anh khá tốt. Còn tiếng Anh của Bộ trưởng Giáo dục Singapore Ong Ye Kung thì quả là miễn chê.
Nghe phát âm tiếng Anh của ông Nhạ tôi cũng tự hỏi không hiểu ai là giáo viên của ông. Một là giáo viên của ông “chuối” quá hoặc khả năng học ngoại ngữ của ông không còn tốt. Hồi tôi mới sang London vào năm 2000, tiếng Anh được học ở Việt Nam mang sang dùng cũng có vấn đề. Sau này tôi mới hiểu kiểu dạy tiếng Anh bằng A, B, C của Việt Nam thời cuối những năm 1990 có thể giúp người ta đọc và viết ở mức độ nào đó nhưng nói thì không ăn thua. Lý do là khả năng phát âm cho chuẩn của các thầy cô là khá hạn chế.
Trong tiếng Anh có một số phụ âm viết giống tiếng Việt nhưng phát âm lại khác. Một ví dụ là phụ âm th vốn cũng có hai cách phát âm khác nhau như trong “thank you” (cảm ơn) hoặc “this man” (ông này). Tiếng Việt cũng không có âm i kéo dài và người Việt có khuynh hướng đọc chữ “ship” (con tàu) và “sheep” (con cừu) giống y nhau trong khi đúng ra âm i trong chữ “sheep” dài gấp đôi âm i trong chữ “ship”. Hãy tưởng tượng cũng phát âm như thế với chữ “sheet” có nghĩa là tờ giấy và chữ “shit” có nghĩa là “cứt”. Đúng là cách phát âm tiếng Anh của bộ trưởng giáo dục hơi khó nghe nhưng người Anh cũng nói “practice makes perfect” mà tiếng Việt người ta dịch là “có công mài sắt có ngày nên kim”. Miễn là ông Nhạ ý thức được rằng một là ông phải đổi thầy hay cô giáo, hai là ông phải đổi cách học để đỡ mệt cho người nghe.
Nguyễn Hùng
Blog VOA
Không có nhận xét nào