Tôi đã có trong tay kết quả kiểm định đồng vị phóng xạ, kết quả thôi nhiễm từ mẫu tro xỉ Vĩnh Tân đem đi làm gạch không nung. Kết quả là có đồng vị phóng xạ nhưng trong mức an toàn, thôi nhiễm cũng ở mức an toàn. Các mẫu này căn cứ vào tiêu chuẩn của Úc.
Thật là một tin vui? Đúng mà cũng không đúng! Vui là vì vượt qua nghĩa là có cơ sở để làm gạch từ tro xỉ để xuất khẩu. Còn buồn, là công thức vượt qua kiểm định ấy chỉ có 30% tro xỉ và bắt buộc phải kèm các phụ gia khác. Nó khác hẳn cách làm gạch 90% tro xỉ ở một số nơi từ thập niên 60 thế kỷ trước đến nay và khác hẳn việc đem tro xỉ đi san lấp 100%.
Những kết quả trên là tiền túi, là vay mượn từ bạn bè vì trách nhiệm của một công dân trước nguy cơ gây hại cho quốc gia; chứ không phải các bản báo cáo "tốt lắm" cho Thủ tướng hay trả lời Quốc hội.
Chất lượng của các viên gạch từ tro xỉ theo TCVN 12249:2018 là một trò lừa mị. Bởi nó bỏ qua rất rất nhiều các chỉ số an toàn. Và tro xỉ làm vật liệu xây dựng (và nhất là san lấp) chính là một trò lừa mị khác bởi nó bỏ qua các tiêu chí an toàn về cả thôi nhiễm lẫn phơi nhiễm cho con người chứ không chỉ đồng vị phóng xạ. Công nghệ nhiệt điện mỗi nơi mỗi khác, nguồn than đốt cũng không giống nhau, kỹ thuật vận hành đốt và trình độ của người vận hành đốt cũng khạc nhau thì làm sao ra chất lượng tro xỉ giống nhau. Không giống nhau mà vẫn san lấp khắp nơi, kể cả ngay giữa trung tâm kinh tế đất nước là TP.HCM mà không có bất kỳ hình thức xử lý nào dù vì phạm các quy định hiện hành, thưa Thủ tướng!
Đã có nhiều phát ngôn muốn thay đổi Nghị định 38/2015 để đem tro xỉ đi san lấp. Cụ thể: "Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng cũng cho biết, trong thời gian tới, Bộ Công thương sẽ làm việc với Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ để thống nhất giải pháp sử dụng tro xỉ từ nhà máy nhiệt điện vào công tác san lấp mặt bằng." (trích SGGP, vào ngày 5/1/2019, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã tổ chức Phiên giải trình về tình hình xử lý tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện than, chất thải thạch cao, xỉ lò… của các nhà máy sản xuất phân bón, hóa chất.)
Tôi nghĩ ông Hoàng Quốc Vượng nên báo cáo cho Chính phủ và Quốc hội về việc EVN "đút túi" chi phí xử lý tro xỉ, trả lại môi trường sạch là bao nhiêu?
"Đốt than làm điện, dĩ nhiên sẽ sản sinh ra tro xỉ. Theo ước tính, ở Mỹ, chi phí ô nhiễm do đốt than phát điện là hơn 3 cent/kWh (700 đồng). Bằng phương pháp tương tự tính toán cho trường hợp Việt Nam thì tổng chi phí tài chính và ô nhiễm của điện than sẽ rơi vào khoảng 10-11 cent/kWh (2.300-4.600 đồng). Với việc các nhà máy điện than ở Mỹ đều có thiết bị kiểm soát ô nhiễm tốt hơn hoặc không được sử dụng ở các nhà máy Việt Nam, không ngạc nhiên khi chi phí ô nhiễm ở Việt Nam cao hơn nhiều lần."
Trung bình sản xuất ra 1kw điện sẽ thải ra 1kg tro xỉ, và theo thông tin trên thì họ phải chi ra 700.000/tấn tro xỉ để xử lý trả lại môi trường sạch. Chỉ cần định nghĩa tro xỉ là tài nguyên thì đút ngay vào túi chi phí xử lý 12 triệu tấn tro xỉ hàng năm tương đương 8.400 tỉ đồng. Ô nhiễm bụi nano nhân dân gánh chịu, trách nhiệm đẩy về địa phương có nhiệt điện và Chính phủ?
Ông Hoàng Quốc Vượng nói nên đem đi san lấp nhưng ông Nguyễn Ngọc Hai- Chủ tịch tỉnh Bình Thuận lại nêu một sự thật khác: Tro xỉ "không đảm bảo về mặt quy chuẩn tiêu chuẩn mà cũng không đảm bảo về mặt môi trường theo ĐTM (đánh giá tác động môi trường)".
Họ đều là thành viên Chính phủ đấy, thưa Thủ tướng! Tôi chắc chắn phải có một trong hai người nói bậy và không khó để nhận ra là ai. Còn thực tại, hàng loạt bãi san lấp tro xỉ không qua xử lý, hàng loạt điểm chôn lén tro xỉ ở quốc gia này rất nhiều. Hiểu đơn giản theo luật hiện hành là chỉ đâu phạt đó, tố cáo đâu khởi tố đó, và không hề khó kiếm. Nhưng tôi nghĩ ở vai trò Thủ tướng, thì cần tìm ra sự thao túng chính sách.
Tôi chấp nhận bỏ tiền túi để tìm sự thật vì mục đích duy nhất: Bảo vệ môi trường. Giờ sự thật đã có, trách nhiệm công dân đã thực hiện đến tối đa nên chỉ muốn hỏi Thủ tướng và Chính phủ sẽ xử lý ra sao?
Ở Venezuela, có câu "Họ có thể cắt đi một bông hoa, nhưng không bao giờ ngăn được mùa xuân đến".Tại đất nước mình, có những kẻ muốn hợp thức hoá ô nhiễm nhưng chắc chắn không thể chặn được hậu quả từ bệnh tật do ô nhiễm tích tụ bùng phát. Năm 2000 có 68.000 ca ung thư, năm 2018 có 300.000 ca ung thư. Ung thư đã "lãi ròng" hơn 340%. Tốc độ này sẽ ra kết quả bao nhiêu ca ung thư năm 2030, không biết đã có ai báo cáo Thủ tướng chưa?
Nhìn số liệu người chết mỗi ngày năm 2018, tại nơi chiến tranh khốc liệt nhất là Syria (144) và nhìn số liệu người chết vì ung thư tại Việt Nam sau mỗi 24 giờ (315).
Thực sự đau lòng, thưa Thủ tướng!
Mai Quốc Ấn
FB Mai Quốc Ấn
Những kết quả trên là tiền túi, là vay mượn từ bạn bè vì trách nhiệm của một công dân trước nguy cơ gây hại cho quốc gia; chứ không phải các bản báo cáo "tốt lắm" cho Thủ tướng hay trả lời Quốc hội.
Chất lượng của các viên gạch từ tro xỉ theo TCVN 12249:2018 là một trò lừa mị. Bởi nó bỏ qua rất rất nhiều các chỉ số an toàn. Và tro xỉ làm vật liệu xây dựng (và nhất là san lấp) chính là một trò lừa mị khác bởi nó bỏ qua các tiêu chí an toàn về cả thôi nhiễm lẫn phơi nhiễm cho con người chứ không chỉ đồng vị phóng xạ. Công nghệ nhiệt điện mỗi nơi mỗi khác, nguồn than đốt cũng không giống nhau, kỹ thuật vận hành đốt và trình độ của người vận hành đốt cũng khạc nhau thì làm sao ra chất lượng tro xỉ giống nhau. Không giống nhau mà vẫn san lấp khắp nơi, kể cả ngay giữa trung tâm kinh tế đất nước là TP.HCM mà không có bất kỳ hình thức xử lý nào dù vì phạm các quy định hiện hành, thưa Thủ tướng!
Đã có nhiều phát ngôn muốn thay đổi Nghị định 38/2015 để đem tro xỉ đi san lấp. Cụ thể: "Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng cũng cho biết, trong thời gian tới, Bộ Công thương sẽ làm việc với Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ để thống nhất giải pháp sử dụng tro xỉ từ nhà máy nhiệt điện vào công tác san lấp mặt bằng." (trích SGGP, vào ngày 5/1/2019, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã tổ chức Phiên giải trình về tình hình xử lý tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện than, chất thải thạch cao, xỉ lò… của các nhà máy sản xuất phân bón, hóa chất.)
Tôi nghĩ ông Hoàng Quốc Vượng nên báo cáo cho Chính phủ và Quốc hội về việc EVN "đút túi" chi phí xử lý tro xỉ, trả lại môi trường sạch là bao nhiêu?
"Đốt than làm điện, dĩ nhiên sẽ sản sinh ra tro xỉ. Theo ước tính, ở Mỹ, chi phí ô nhiễm do đốt than phát điện là hơn 3 cent/kWh (700 đồng). Bằng phương pháp tương tự tính toán cho trường hợp Việt Nam thì tổng chi phí tài chính và ô nhiễm của điện than sẽ rơi vào khoảng 10-11 cent/kWh (2.300-4.600 đồng). Với việc các nhà máy điện than ở Mỹ đều có thiết bị kiểm soát ô nhiễm tốt hơn hoặc không được sử dụng ở các nhà máy Việt Nam, không ngạc nhiên khi chi phí ô nhiễm ở Việt Nam cao hơn nhiều lần."
Trung bình sản xuất ra 1kw điện sẽ thải ra 1kg tro xỉ, và theo thông tin trên thì họ phải chi ra 700.000/tấn tro xỉ để xử lý trả lại môi trường sạch. Chỉ cần định nghĩa tro xỉ là tài nguyên thì đút ngay vào túi chi phí xử lý 12 triệu tấn tro xỉ hàng năm tương đương 8.400 tỉ đồng. Ô nhiễm bụi nano nhân dân gánh chịu, trách nhiệm đẩy về địa phương có nhiệt điện và Chính phủ?
Ông Hoàng Quốc Vượng nói nên đem đi san lấp nhưng ông Nguyễn Ngọc Hai- Chủ tịch tỉnh Bình Thuận lại nêu một sự thật khác: Tro xỉ "không đảm bảo về mặt quy chuẩn tiêu chuẩn mà cũng không đảm bảo về mặt môi trường theo ĐTM (đánh giá tác động môi trường)".
Họ đều là thành viên Chính phủ đấy, thưa Thủ tướng! Tôi chắc chắn phải có một trong hai người nói bậy và không khó để nhận ra là ai. Còn thực tại, hàng loạt bãi san lấp tro xỉ không qua xử lý, hàng loạt điểm chôn lén tro xỉ ở quốc gia này rất nhiều. Hiểu đơn giản theo luật hiện hành là chỉ đâu phạt đó, tố cáo đâu khởi tố đó, và không hề khó kiếm. Nhưng tôi nghĩ ở vai trò Thủ tướng, thì cần tìm ra sự thao túng chính sách.
Tôi chấp nhận bỏ tiền túi để tìm sự thật vì mục đích duy nhất: Bảo vệ môi trường. Giờ sự thật đã có, trách nhiệm công dân đã thực hiện đến tối đa nên chỉ muốn hỏi Thủ tướng và Chính phủ sẽ xử lý ra sao?
Ở Venezuela, có câu "Họ có thể cắt đi một bông hoa, nhưng không bao giờ ngăn được mùa xuân đến".Tại đất nước mình, có những kẻ muốn hợp thức hoá ô nhiễm nhưng chắc chắn không thể chặn được hậu quả từ bệnh tật do ô nhiễm tích tụ bùng phát. Năm 2000 có 68.000 ca ung thư, năm 2018 có 300.000 ca ung thư. Ung thư đã "lãi ròng" hơn 340%. Tốc độ này sẽ ra kết quả bao nhiêu ca ung thư năm 2030, không biết đã có ai báo cáo Thủ tướng chưa?
Nhìn số liệu người chết mỗi ngày năm 2018, tại nơi chiến tranh khốc liệt nhất là Syria (144) và nhìn số liệu người chết vì ung thư tại Việt Nam sau mỗi 24 giờ (315).
Thực sự đau lòng, thưa Thủ tướng!
Mai Quốc Ấn
FB Mai Quốc Ấn
Không có nhận xét nào