Trong các quốc gia độc tài có nền
kinh tế quan liêu bao cấp và kế hoạch hóa tập trung cao độ, tư bản thân
hữu đã không xuất hiện. Nhưng trong các quốc gia độc tài có nền kinh tế
mang bóng dáng kinh tế thị trường như Trung Quốc, CHLB Nga và Việt Nam,
tư bản thân hữu nhanh chóng xuất hiện, và nhanh chóng tàn phá khốc liệt
đất nước. Nhiều chuyên gia và học giả đã nhất trí cho rằng, tư bản thân
hữu là nguồn gốc của tham nhũng và lũng đoạn quyền lực, tạo ra các bất
công trong tiếp cận các cơ hội mưu sinh, là tiền đề để cho việc mafia
hóa quyền lực nhà nước.
Phan Văn Anh Vũ trong buổi xét xử. Ảnh: TTO |
Tư
bản thân hữu lần đầu tiên được quan chức Việt Nam nhắc đến và thừa nhận
vào đầu năm 2015 bởi TS Vũ Ngọc Hoàng, phó trưởng ban Ban tuyên giáo
trung ương trong bài viết Nhận Diện Và Ngăn Chặn Lợi Ích Nhóm đăng trên
báo Tuổi Trẻ. Ông Cao Sĩ Kiêm, cựu thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt
Nam, đại biểu quốc hội, cũng đề cập đến nhóm lợi ích ngân hàng với đặc
trưng là sở hữu chéo và quản lý rủi ro lỏng lẻo. Trước đó, vào năm 2014,
Nhà xuất bản chính trị quốc gia đã xuất bản công trình nghiên cứu “Lợi
ích nhóm, thực trạng và giải pháp” trong đó khẳng định rằng : “Những
biểu hiện của lợi ích nhóm tiêu cực đã được xã hội tổng kết thành các
hành vi “chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy tội, chạy tuổi, chạy bằng
cấp, chạy huân chương”. Và dư luận xã hội đã tổng kết muốn có chức
quyền, lợi ích phải có “tiền tệ, quan hệ, hậu duệ, đồ đệ và cuối cùng
mới là trí tuệ”. Tiếc rằng, công trình nghiên cứu này đã không được công
chúng biết đến.
Không
giống nhận thức của Việt Nam về tư bản thân hữu, giới nghiên cứu quốc
tế có những góc nhìn bao quát hơn về tư bản thân hữu. Theo giới nghiên
cứu quốc tế, tư bản thân hữu có bốn đặc trưng chính: 01) Hiện trạng mua
quan bán chức đã làm hình thành một chợ đen quyền lực chính trị. 02) Sự
cấu kết chặt chẽ giữa quan chức và doanh nhân để hai bên cùng thu lợi
khủng bất chính. 03) Tham nhũng cấu kết trong doanh nghiệp nhà nước để
ăn cắp tài sản của nhà nước. 04)Sự cấu kết giữa lực lượng thực thi pháp
luật với tội phạm có tổ chức để thu lợi bất chính.
Mua rẻ tài sản nhà nước
Việt
Nam có tư bản thân hữu không nếu căn cứ vào việc giới học giả quốc tế
xác định các đặc trưng của tư bản thân hữu? Hãy bắt đầu chỉ với vụ án
thượng tá tình báo Phan Văn Anh Vũ, còn có tục danh là Vũ “nhôm”.
Trong
các ngày 08 và 09-01-2019, báo chí nhà nước đồng loạt thông tin rằng,
cơ quan điều tra Bộ công an đã xác định với sự giúp sức của một số cán
bộ có vị trí cao trong ngành công an và lãnh đạo địa phương, Vũ “nhôm”
thâu tóm 7 khu đất “vàng” tại TP.HCM và Đà Nẵng rồi chuyển nhượng để thu
lời bất chính, gây thiệt hại 1.159 tỉ đồng. Trong thời gian công tác
trong ngành công an, với danh nghĩa thành lập công ty bình phong cho cơ
quan, năm 2015, Vũ thành lập công ty cổ phần Nova Bắc Nam 79 và được Sở
Kế hoạch Đầu tư TP.HCM cấp giấy phép thành lập. Công ty này Bộ công an
không góp cổ phần mà do Vũ điều hành hoàn toàn.
Việc
2 công ty trên được xác định là công ty bình phong của Bộ Công an đã
tạo điều kiện cho Phan Văn Anh Vũ thâu tóm các khu đất vàng tại Đà Nẵng
và TP.HCM. Sau khi được giao quyền sử dụng đất tại 7 nhà, đất công sản
Vũ đã nhanh chóng chuyển nhượng cho cá nhân mình hoặc liên kết, chuyển
nhượng cho cá nhân, tổ chức khác để thu lợi bất chính.
Trong
số 7 khu đất "vàng" bị Vũ "nhôm" thâu tóm, CQĐT xác định khu đất dự án
vệt du lịch ven biển, từ Vegas Resort đến khu du lịch Bến Thành Non Nước
thuộc quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng, gây thiệt hại lớn nhất cho Nhà
nước, khoảng hơn 400 tỉ đồng.
Cụ
thể, ngày 22-1-2010, Bộ Công an có công văn do Phan Hữu Tuấn (Cục
trưởng, sau là phó tổng cục trưởng tổng cục V) ký nháy để lãnh đạo Bộ
Công an ký đề nghị UBND TP Đà Nẵng tạo điều kiện cho công ty của Vũ
"nhôm" được nhận quyền sử dụng khu đất 1,5 ha ven biển Sơn Trà - Điện
Ngọc.
Sau
khi nhận được công văn từ Bộ Công an, UBND TP Đà Nẵng đã ban hành quyết
định phê duyệt giá thu tiền sử dụng khu đất trên cho Công ty Xây dựng
Bắc Nam 79 để xây dựng khu trung tâm thương mại dịch vụ với giá 5 triệu
đồng/m2. Sau khi được giảm trừ giá thuê đất xuống còn 3,7 triệu đồng/m2,
Công ty này đã nộp đủ hơn 52 tỉ tiền sử dụng đất.
Tháng
10-2014, UBND TP Đà Nẵng ban hành quyết định giao đất cho công ty của
Vũ "nhôm" với thời hạn sử dụng 50 năm. Địa phương này cũng cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 15.577m2. Đến nay Công ty Xây
dựng Bắc Nam 79 chưa triển khai xây dựng tại khu đất này.
Theo
kết luận định giá tài sản, ở thời điểm vụ án được khởi tố khu đất có
giá trị gần 488 tỉ. Như vậy trừ đi số tiền mà công ty đã nộp thì Nhà
nước bị thiệt hại hơn 435 tỉ.
Tại
TP.HCM, nhà đất số 129 Pasteur (Q.3) gồm 1.500m2 nhà và 2.200m2 đất do
Tổng cục IV Bộ Công an quản lý, sử dụng làm nhà khách đối ngoại.
Tháng
5-2015, ông Bùi Văn Thành, cựu thứ trưởng Bộ Công an, khi đó đã ký tờ
trình báo cáo Thủ tướng cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất khu nhà
này cho công ty Nova Bắc Nam 79 để phục vụ công tác nghiệp vụ của ngành
Công an.
Ông
Thành cũng ký công văn đề nghị Sở TN&MT, Sở Tài chính TP.HCM trình
hội đồng thẩm định giá phê duyệt chứng thư thẩm định giá bán bất động
sản khu nhà đất 129 Pasteur.
Ngày 25-1-2016, Tổng cục IV Bộ Công an và Công ty của Vũ "nhôm" ký hợp đồng chuyển nhượng khu nhà đất trên với giá 294 tỉ.
Mặc
dù trên các văn bản giấy tờ khu đất này để phục vụ công tác nghiệp vụ
nhưng chỉ đúng một ngày sau (26-1), công ty của Vũ "nhôm" và công Công
ty CP Đầu tư Peak View ký hợp đồng hứa mua và hứa bán về việc chuyển
nhượng nhà, đất 129 Pasteur với giá 300 tỉ.
Ngày 28-1, Công ty CP Đầu tư Peak View đã thanh toán 300 tỉ đồng cho công ty của Vũ "nhôm".
Theo
kết luận của Hội đồng thẩm định giá, khu nhà đất 129 Pasteur tại thời
điểm khởi tố vụ án có trị giá hơn 517 tỉ. Như vậy thủ đoạn "ăn đất" của
Vũ "nhôm" với sự giúp sức của một số cán Bộ công an tại dự án này đã gây
thiệt hại cho Nhà nước 223 tỉ.
Liên
quan đến vụ án Vũ “nhôm” thâu tóm đất vàng đã có nhiều tướng công an bị
khởi tố, riêng hai tướng Trần Việt Tân và Bùi Văn Thành sẽ đối diện với
mức án 3-12 năm tù.
Vụ
án Vũ “nhôm” là minh chứng thực tế có sức thuyết phục để khẳng định
rằng, tư bản thân hữu ở Việt Nam là một câu chuyện có thật, là một hiện
trạng nhức nhối. Khi vụ án Vũ “nhôm” bục vỡ, nhiều ý kiến cho rằng, trên
đất nước này có hàng ngàn Vũ “nhôm”.
Trung
Quốc có nền kinh tế phát triển hơn Việt Nam nên tư bản thân hữu ở Trung
Quốc cũng phát triển mạnh mẽ hơn , và số phi vụ cũng khủng hơn nhiều.
Vào năm 2003, anh trai của ông Trần Lương Vũ, cựu bí thư Thượng Hải và
ủy viên bộ chính trị đã sử dụng quyền lực của em trai và sử dụng các mối
quan hệ khác để mua quyền sử dụng một khu đất công ở Thượng Hải và
nhanh chóng bán lại kiếm lợi 118 triệu nhân dân tệ. Đó chỉ là một trong
hàng triệu triệu phi vụ đau đớn ở Trung Quốc. Theo Tân Hoa Xã, từ năm
1013 đến tháng 6-2017, hơn 1,34 triệu quan chức các cấp ở Trung Quốc đã
bị trừng phạt trong các chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận
Bình.
Trong
khi đó, chiến dịch “ đốt lò” ở Việt Nam do ông Nguyễn Phú Trọng khởi
xướng vào cuối năm 2016 chỉ mới diễn ra trong một phạm vi rất hẹp, bằng
chứng là rất ít quan chức bị trừng trị.
Mua đắt tài sản tư nhân
Dùng
công quỹ để mua đắt tài sản của tư nhân là một hình thức khác của tư
bản thân hữu cấu kết giữa quan chức và doanh nhân. Theo các học giả quốc
tế, quyền lực chính trị do các quan chức kiểm soát có thể nhanh chóng
biến thành vô vàn của cải nếu có các đối tác cấu kết trong khu vực kinh
tế tư nhân. Ở Việt Nam, vụ án Mobifone mua AVG đang trên bờ vực phá sản
với giá trên trời là điển hình cho việc dung công quỹ để mua đắt tài sản
tư nhân.
Thương
vụ Mobifone mua cổ phần AVG được thực hiện từ cuối năm 2015 với giá gần
8.900 tỉ đồng. Tuy nhiên, Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, việc mua bán cổ
phần này đã gây ra nguy cơ hiện hữu thiệt hại nghiêm trọng vốn của nhà
nước tại Mobifone khoảng 7.006 tỉ đồng, trong đó có khoản thiệt hại
1.134 tỉ đồng do mua nợ phải trả của AVG.
Theo
Thanh tra Chính phủ, thực trạng tài chính, hoạt động kinh doanh của AVG
từ khi thành lập đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để mua bán
cổ phần là rất khó khăn, tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp
cuối tháng 3.2015 là rất xấu, tổng tài sản hơn 3.260 tỉ đồng; nợ phải
trả hơn 1.266 tỉ đồng; giá trị còn lại của tài sản cố định khoảng 208,5
tỉ đồng.
Từ
khi thành lập đến thời điểm thẩm định giá liên tục lỗ với khoản lỗ luỹ
kế đến 31.3.2015 là hơn 1.632 tỉ đồng (bằng 45% vốn điều lệ). AVG sử
dụng vốn cho kinh doanh dịch vụ truyền hình chủ yếu là vốn vay và vốn
chiếm dụng; vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn chiếm
73,3% vốn điều lệ.
Thanh
tra Chính phủ xác định, đã có hàng loạt hành vi có dấu hiệu thiếu trách
nhiệm, làm trái quy định trong việc việc lập, trình dự án đầu tư, phê
duyệt dự án đầu tư của MobiFone, Bộ Thông tin - Truyền thông cùng một số
bộ, ngành có liên quan.
Liên
quan đến vụ Mobifone mua 95% cổ phần AVG, ngày 14/11/2018, Cơ quan Cảnh
sát điều tra (Bộ Công an) đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam
thêm Phó Tổng giám đốc và nguyên Tổng giám đốc Tổng Công ty viễn thông
Mobifone. Cụ thể, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định
khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Phạm Thị Phương Anh, Phó Tổng giám đốc
và ông Cao Duy Hải, nguyên Tổng giám đốc Mobifone. Cả ông Hải và bà
Phương Anh đều bị bắt để điều tra về tội “Vi phạm quy định về quản lý và
sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Khoản 3,
Điều 220 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Trước
đó, ngày 10/7, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ
án "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả
nghiêm trọng" để điều tra thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG,
làm thất thoát lớn tài sản của nhà nước.
Cơ
quan điều tra cũng đã quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám
xét và bắt tạm giam ông Lê Nam Trà, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên,
nguyên Tổng giám đốc Mobifone (khi bị khởi tố đang công tác tại Văn
phòng Bộ Thông tin và Truyền thông) và ông Phạm Đình Trọng, Vụ trưởng Vụ
quản lý Doanh nghiệp (Bộ TT&TT). Ông Trà và ông Trọng bị bắt để
điều tra về cùng tội danh "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn
đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng".
Trong
đại án Mobifone mua AVG, số phận của hai cựu lãnh đạo Bộ thông tin-
truyền thông là ông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn đang như chỉ mành
treo chuông.
Dư
luận cho rằng, đằng sau sự vụ mua bán bất thường này là sự “lại quả”
khủng khiếp mà AVG giành cho các quan chức. Nếu không được “lại quả”
khủng khiếp làm sao vụ mua bán này có thể diễn ra?
Vào
năm 1994, tại Trung Quốc lần đầu tiên phát hiện ra doanh nghiệp nhà
nước mua đắt tài sản tư nhân. Vào năm này, giám đốc công ty Lanzhou
Liancheng Aluminum Corp, ông Wei Guangqian trở thành bạn thân của của
một nhà kinh doanh tư nhân ở Quảng Đông. Ngoài việc nhận lại quả từ nhà
kinh doanh tư nhân trong một giao dịch đất đai, Wei đã chỉ đạo cấp dưới
thành lập một liên doanh với nhà kinh doanh tư nhân, và phần vốn góp của
nhà kinh doanh tư nhân được thổi phồng giá trị từ 20 triệu nhân dân tệ
lên 92 triệu nhân dân tệ. Dĩ nhiên , mất mát thuộc về doanh nghiệp nhà
nước, lợi lộc thuộc về Wei và người bạn.
Nếu
xét tư bản thân hữu theo bốn đặc trưng cơ bản của các học giả quốc tế,
Việt Nam có đầy đủ ví dụ điển hình cho ba đặc trưng. Hai đại án Vũ
“nhôm” và Mobifone mua AVG là ví dụ điển hình cho đặc trưng 02) Sự cấu
kết chặt chẽ giữa quan chức và doanh nhân để hai bên cùng thu lợi khủng
bất chính. Vụ án ngân hàng Oceanbank chi lãi ngoài khủng cho các quan
chức trong Tập đoàn dầu khí Việt Nam dẫn đến hàng chục quan chức cao cấp
của tập đoàn này vướng vòng lao lý, mà gần đây nhất bà Vũ Thị Ngọc Lan,
Phó tổng giám đốc Công ty thăm dò và khai thác dầu khí Việt Nam bị công
an bắt vào ngày 06-01-1019 là ví dụ điển hình cho đặc trưng 03) Tham
nhũng cấu kết trong doanh nghiệp nhà nước để ăn cắp tài sản của nhà
nước. Vụ án Năm Cam diễn ra vào năm 2000 là ví dụ điển hình cho đặc
trưng thứ tư của tư bản thân hữu 04)Sự cấu kết giữa lực lượng thực thi
pháp luật với tội phạm có tổ chức để thu lợi bất chính.
Trung
Quốc đã làm rõ nhiều vụ án mua quan bán chức nên có thể khẳng định
rằng, hình thái tư bản thân hữu mua quan bán chức là một hiện thực,
nhưng ở Việt Nam, chưa có vụ án mua quan bán chức nào được phanh phui.
Tuy vậy, giới chuyên gia và công chúng quá hiểu rõ rằng, từ lâu Việt Nam
cũng như Trung Quốc đã hình thành một chợ đen mua bán chức tước.
Các
quan chức hàng đầu Việt Nam chưa bao giờ lên tiếng cảnh báo thảm họa tư
bản thân hữu một cách đầy đủ và liên tục, trong khi đó, người đứng đầu
Trung Quốc, ông Tập Cận Bình liên tục chỉ rõ thảm trạng. Ngày 28-6-2013,
ông Tập nói: “Nếu chúng ta không thể quản lý Đảng của chúng ta một cách
chặt chẽ và hiệu quả….chẳng bao lâu nữa Đảng sẽ đánh mất quyền lãnh đạo
đất nước và sẽ bị lịch sử loại bỏ”. Ngày 16-10-2014, ông Tập nói: “Tham
nhũng trong công tác nhân sự là một vấn đề nghiêm trọng, vi phạm nguyên
tắc trong bổ nhiệm cán bộ rất phổ biến. Hệ thống quản lý cán bộ chỉ để
phô trương. Trong một số lĩnh vực, vấn đề hối lộ lấy phiếu bầu, chạy
chức chạy quyền, và mua quan bán chức rất trầm trọng”.
Rõ
ràng, tư bản thân hữu đã mang đến cho nhiều người ở Việt Nam và Trung
Quốc những tài sản khổng lồ, nhưng đồng thời cũng gieo rắc vào chính
quyền của hai quốc gia này những tuyệt vọng khủng khiếp.
Tâm Don
--------------
Tham khảo
https://tuoitre.vn/hai-cuu-tuong-cong-an-giup-vu-nhom-thau-tom-dat-cong-ra-sao-20190107221350748.htm
(VNTB)
Không có nhận xét nào