Metro Sài Gòn còn trong quá trình xây dựng. (Hình: datchinhchu.org) |
Cảnh nạn Metro số 1
Vụ
“Bộ Chính trị đồng ý chủ trương điều chỉnh tổng mức đầu tư metro số 1
và 2 ở Sài Gòn lên 95,000 tỷ đồng” xảy ra ngay vào những ngày đầu năm
dương lịch 2019 xứng đáng không chỉ như một chứng cứ trắng trợn và thô
bạo cho đúc kết dân gian “Đảng ngồi xổm trên pháp luật,” mà còn có thể
khiến bật ra một âm mưu gài nhau trong nội bộ: thấy “nuốt” không trôi
núi tiền cao ngất, một số cá nhân liền đẩy trách nhiệm và hậu quả phát
sinh cho tập thể theo truyền thống vốn có của một đảng vô trách nhiệm
với dân tộc.
Vụ
scandal trên xảy ra trong cảnh nạn của một bức tranh nhuốm màu chết
chóc đã được khởi sự vào đầu Tháng Mười Một, 2018: ông Võ Phi Anh, mới
có 54 tuổi và là phó tổng giám đốc Cienco 6 đơn vị thi công một số hạng
mục thuộc công trình tuyến metro số 1 tại TP.HCM, chết trong tư thế treo
cổ ở cầu thang văn phòng làm việc. Cái chết bằng dây thừng này bị nghi
vấn cao về tiêu cực của những quan chức phụ trách dự án này.
Không
bao lâu sau cái chết trên, phía Việt Nam đã bị Nhật Bản kéo áo đòi số
tiền $100 triệu còn thiếu nhà thầu Nhật trong thi công dự án Metro số 1
Bến Thành – Suối Tiên ở Sài Gòn.
Chi
tiết ngoại giao rất đáng chú ý là cú đòi nợ của Nhật đã từ nhà thầu tới
cấp đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam rồi lên đến cấp bộ trưởng ngoại giao
Nhật. Có thể cho rằng là lần đầu tiên Nhật Bản – quốc gia mà Việt Nam
được hưởng lợi nhiều nhất từ nguồn vốn phát triển chính thức ODA và luôn
mơn trớn người Nhật để được vay mượn và nhận viện trợ không hoàn lại
nhiều hơn thế, đã công khai phi vụ đòi nợ cho quốc tế biết, bất chấp
phía Việt Nam kiên định giữ kín câu chuyện đáng xấu hổ này.
Dự
án Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên đã trở nên nổi tiếng không chỉ bởi
cái chết chấn động của quan chức Võ Phi Anh mà còn do nạn đội vốn đến
hơn 30,000 tỷ đồng, từ hơn 17 ngàn tỷ lên đến 47 ngàn tỷ, lập kỷ lục đội
vốn trong số các công trình xây dựng giao thông thuộc loại “đơn giá đắt
nhất hành tinh” và tỷ lệ “ăn chia” lên đến 50-70% giá trị công trình mà
chỉ có ở dải đất chữ S thời độc đảng và kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa.
Vụ
scandal trên xảy ra trong bối cảnh phó trưởng ban quản lý đường sắt đô
thị TP.HCM Hoàng Như Cương đang hội tụ nhiều dấu hiệu “ra đi tìm đường
cứu nước” khi quan chức này bị cơ quan kiểm toán nhà nước yêu cầu xử lý
tài chính gần 3 ngàn tỷ đồng. Địa chỉ “cứu nước” vẫn là Hoa Kỳ – một
trong những quốc gia hội tụ đông đảo nhất giới quan tham nước Việt.
Và
cận kề nhất, bản tin “Bộ Chính Trị đồng ý chủ trương điều chỉnh tổng
mức đầu tư metro số 1 và 2 lên 95,000 tỷ đồng” đã bị Ban Tuyên giáo
trung ương và có thể còn ở cấp cao hơn thế chỉ đạo xóa sạch khỏi mặt báo
quốc doanh sau khi bị mạng xã hội lên án “đảng ngồi xổm trên pháp
luật.”
Nhưng từ lâu trước đó, chính quyền TP.HCM đã “ngồi xổm trên pháp luật.”
Hành vi bất hợp pháp!
Theo
quy định tại Luật Đầu Tư Công 2014, dự án sử dụng vốn đầu tư công từ
10,000 tỷ đồng trở lên thuộc dự án trọng điểm quốc gia, phải trình Quốc
Hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư và thủ tướng chính phủ ra
quyết định đầu tư. Nhưng Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM đã tự phê duyệt điều
chỉnh dự án đường sắt đô thị tuyến số 1 – một biểu hiện quá rõ ràng về
tội “cố ý làm trái.”
Trách
nhiệm “cố ý làm trái” trên thuộc về thời của những Lê Thanh Hải – bí
thư thành ủy TP.HCM, Lê Hoàng Quân – chủ tịch TP.HCM, Nguyễn Hữu Tín –
phó chủ tịch TP.HCM, Tất Thành Cang – giám đốc Sở Giao Thông Vận Tải và
sau đó là phó bí thư thường trực thành ủy TP.HCM… – cũng đều là những
quan chức gây ra tội ác vô bờ bến tại cái gọi là “khu đô thị mới Thủ
Thiêm đẹp nhất khu vực Đông Nam Á” mà đã cưỡng bức hàng chục ngàn gia
đình người dân nơi đây phải gia nhập đội ngũ dân oan đất đai lên đến
hàng triệu người, trong một Việt Nam khốn khổ điêu linh bởi nạn cường
hào ác bá hoành hành khắp nơi từ trung ương xuống tất cả các địa phương.
Còn
giờ đây, những kẻ nào, hoặc nhóm lợi ích tham nhũng nào phải chịu trách
nhiệm về núi vốn đội lên hơn 30 ngàn tỷ đồng và quá nhiều sai phạm cố ý
tại Dự án Metro số 1?
Hành
vi Bộ Chính Trị bất chấp Luật Đầu Tư Công 2014, vội vã “ngồi xổm trên
pháp luật” để chấp thuận điều chỉnh tổng mức đầu tư metro số 1 và 2 lên
đến 95,000 tỷ đồng phải chăng là một động tác nhằm hợp thức hóa số tiền
khổng lồ đã chui gọn vào túi giới quan tham trong dự án này? Và nếu đúng
là như thế, những kẻ nào hay nhóm lợi ích nào đã “lobby” để “tập thể Bộ
Chính Trị” qua mặt Quốc Hội khi thực hiện sự thông qua – chỉ có thể gọi
đúng nghĩa là bất hợp pháp – như thế?
Nguyễn
Phú Trọng – quan chức mà giờ đây đã nắm trọn quyền trong Bộ Chính Trị
và chỉ còn thiếu cái ghế thủ tướng, đã bị ai đó “dùi,” hay chính ông ta
là người đưa ra chủ trương Bộ Chính Trị họp gấp để hợp pháp hóa mức điều
hỉnh dự toán cho dự án Metro số 1 như sự đã rồi, hợp thức hóa cho một
núi tiền từ nguồn ODA và tiền đóng thuế của dân Việt mà rất có thể đã bị
một nhóm lợi ích nuốt sống, và bắt Quốc Hội cùng báo chí quốc doanh
phải câm miệng – đúng theo cái cái cách “cương lĩnh đảng quan trọng hơn
hiến pháp” mà Trọng đã sống sượng tuyên bố và năm 2013?
Bức tranh xám ngoét năm 2019
Rất
tương hợp với xu hướng và chiến dịch nhất thể hóa, vụ “Bộ Chính Trị
đồng ý chủ trương điều chỉnh tổng mức đầu tư metro số 1 và 2 ở Sài Gòn
lên 95,000 tỷ đồng” càng khiến hiện rõ bức tranh xung sát quyền lực vào
thời “đảng không làm thay mà làm luôn.”
Nhưng
còn các ủy viên bộ chính trị khác thì sao? Chắc chắn có những vị không
“xơ múi” và cũng chẳng liên đới gì với núi tiền trong Dự Án Metro số 1,
song chẳng lẽ họ vẫn chấp nhận cúi đầu bỏ phiếu thuận để lịch sử thời
hậu thế sẽ phải truy xét họ?
Lịch
sử cận đại đảng Cộng Sản Việt Nam lại đã chứng kiến không ít vụ việc
đẩy hậu quả phát sinh trầm trọng cho “tập thể Bộ Chính Trị”: vụ dự án
Boxit Tây Nguyên đội vốn cao, ô nhiễm môi trường trầm trọng và liên quan
đến nguồn gốc đầu tư từ Trung Quốc, đặc biệt là địa thế quân sự của
Việt Nam bị khống chế; dự luật Đặc Khu bị nghi ngờ “bán đất cho Trung
Quốc” và gây ra cuộc biểu tình phản đối của hàng trăm ngàn người dân ở
Sài Gòn… Tất cả hậu quả phát sinh đó đều được những bàn tay và thế lực
đen tối nào đó đẩy cho “tập thể Bộ Chính trị” và như một cách bán đứng
Quốc Hội “của dân, do dân và vì dân.”
Lịch
sử thu gọn cho thể chế chính trị độc đảng ở Việt Nam đã được tóm gọn
bởi sự khởi đầu mang nặng “điềm xấu” trong hai năm gần nhất: nếu vào đầu
năm dương lịch 2018, vụ nhà chức trách Chi Lê phát hiện hàng trăm vây
cá mập được phơi phóng công khai ngay trên mái nhà của Đại Sứ Quán Việt
Nam tại Chi Lê đã khiến ngành ngoại giao Việt Nam “rông” nguyên năm với
cơn địa chấn mang tên “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” lan từ Đức sang
Slovakia, Pháp, Ba Lan và khiến giới quan chức cao cấp của Việt Nam khốn
đốn, thì ngay đầu năm 2019 lại nổ ra một scandal, nhưng không còn phải ở
phạm vi ngoại giao, mà đã lên đến cấp Bộ Chính Trị với cái tên “Metro
số 1.”
Năm 2019 vừa mở màn bức tranh xám ngoét của nó.
Phạm Chí Dũng
(Người Việt)
Không có nhận xét nào