Dự trữ ngoại hối thực của Việt Nam còn bao nhiêu? |
Hiện tượng lạ
Có
một hiện tượng lạ là trong cả hai báo cáo phô trương thành tích kinh tế
và hoạt động ngành ngân hàng năm 2018 của Thủ Tướng “Cờ Lờ Mờ Vờ” và
Thống Đốc Lê Minh Hưng, đã không hề phát ra con số cụ thể nào về quỹ dự
trữ ngoại hối, dù vào giữa năm 2018 quỹ này còn được khoa trương là đã
đạt đến mức kỷ lục khoảng $63 tỷ.
Vậy
thực chất quỹ dự trữ ngoại hối hiện thời là bao nhiêu? Hoặc còn lại bao
nhiêu sau khi Chính Phủ và Ngân Hàng Nhà Nước đã phải dùng một phần của
quỹ này để đảo nợ nước ngoài, trả nợ nước ngoài, tiêu xài cho ngân sách
chi thường xuyên của một đội ngũ công chức viên chức mà có đến “30%
không làm gì cả nhưng vẫn lãnh lương,” hoặc cho những nhu cầu khẩn thiết
khác, kể cả chi phí quốc phòng mua vũ khí của Ấn Độ, Israel, Mỹ… để đối
phó với nguy cơ Trung Quốc?
Tại
tổ chức Hội Nghị Triển Khai Nhiệm Vụ Ngân Hàng năm 2019 được tổ chức
vào ngày 9 Tháng Giêng, 2019, ông Lê Minh Hưng cho biết trong năm 2018
Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) đã mua ròng trên $6 tỷ để tăng dự trữ ngoại
hối.
Như
vậy, số đô la mua ròng của NHNN trong năm 2018 là thấp hơn đáng kể so
với lượng mua ròng được NHNN báo cáo trong hai năm trước – 2017 và 2016,
với khoảng $10 – $12 tỷ mỗi năm.
Hiện
tượng NHNN bị giảm số mua đô la trong năm 2018 từ các ngân hàng thương
mại cổ phần và thị trường tự do, cộng hưởng hiện tượng giới quan chức
nhà nước không dám nêu cụ thể lượng ngoại tệ của quỹ dự trữ ngoại hối
cho thấy lượng đô la trôi nổi không còn nhiều như trước và đang có
khuynh hướng xuống thấp hơn cứ sau mỗi năm.
Thành
tích gần nhất và lớn nhất của Quỹ Dự Trữ Ngoại Hối – được công bố bởi
Ngân hàng Nhà Nước vào giữa năm 2018 – là đã tích góp được hơn $60 tỷ,
một con số lớn chưa từng thấy trong lịch sử quỹ này.
Nhưng
lại chẳng có gì đáng khoe khoang thành tích “dự trữ ngoại hối của Việt
Nam đã trên $60 tỷ.” Bởi cho tới nay, con số tổng này chẳng mang một ý
nghĩa gì về thực chất khi Ngân Hàng Nhà Nước vẫn bưng bít hoàn toàn các
phần cấu thành của nó gồm tiền mặt bằng đô la và các ngoại tệ mạnh khác,
vàng, trái phiếu mua của chính phủ Mỹ…
Trong
khi đó, thông tin từ Mỹ cho biết có đến 1/3 trong kho dự trữ ngoại hối
của Việt Nam nằm dưới dạng trái phiếu mà chính phủ Việt Nam mua của
chính phủ Mỹ, tức dự trữ ngoại hối thực của Việt Nam – ngay cả nếu đúng
là con số hơn $60 tỷ như Ngân Hàng Nhà Nước công bố – chỉ còn 2/3 của
con số đó.
Nhưng
cho dù dự trữ ngoại hối thực của Việt Nam có đạt đến $60 tỷ tiền mặt
chăng nữa, con số này mới chỉ đáp ứng cho khoảng 3 tháng nhập khẩu – mức
tối thiểu phải thỏa mãn theo quy định quốc tế, trong khi Việt Nam còn
phải dùng dự trữ ngoại hối để trả nợ nước ngoài và cho ngân sách vay
mượn nhằm bù đắp “khó khăn túi thủng…”
Những đồng đô la cuối cùng
Vào
thời kỳ Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thống Đốc NHNN Nguyễn Văn Bình,
nạn bội chi và vung tiền vô tội vạ đã khiến kho dự trữ ngoại hối cạn đi
nhanh chóng, chỉ còn khoảng $30 tỷ theo báo cáo.
Đến
thời thủ tướng mới là Nguyễn Xuân Phúc và thống đốc mới là Lê Minh
Hưng, NHNN đã có một chiến dịch âm thầm, miệt mài và đầy thủ đoạn để
tung ra một núi tiền đồng nhằm gom tích đô la từ hệ thống ngân hàng và
đô la trôi nổi ở chợ đen lẫn từ khu vực dân cư, khiến chỉ trong vài năm,
kho dự trữ ngoại hối của nhà nước đã được báo cáo tăng gấp đôi và được
xem là “thành tích kiến tạo” của chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Nhưng
rất có thể, đó là những đồng đô la cuối cùng mà NHNN có thể vét dễ dàng
từ thị trường tự do. Từ Tháng Năm-Sáu năm 2018, tình hình vét đô cho
Quỹ Dự Trữ Ngoại Hối đã chậm hẳn lại, để cho đến nay không còn nghe báo
cáo thành tích dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng phi mã.
Một
hiện tượng đồng pha khác củng cố cho kịch bản lượng ngoại tệ trôi nổi
giảm sút khá nhiều là lượng kiều hối của “khúc ruột ngàn dặm” chuyển về
Việt Nam trong năm 2018 rất có thể đã không thỏa mãn nguyện vọng của Bộ
Chính Trị đảng muốn “kiều bào ta” gửi đô la về để cống hiến và cầm hơi
cho chế độ.
Kết
thúc năm 2018 và rất tương đồng với cái kết của năm 2017, vẫn không có
một con số thống kê tổng hợp nào về kiều hối quốc gia được phát hành bởi
Tổng Cục Thống Kê và các cơ quan liên quan, mà chỉ có ước tính khu vực
Sài Gòn nhận được khoảng $5 tỷ. Nếu tính theo tỷ lệ thông thường là Sài
Gòn chiếm khoảng 60% tổng lượng kiều hối về Việt Nam thì số kiều hối
thực về Việt Nam trong năm 2018 chỉ vào khoảng $8 – $8.5 tỷ – giảm sút
nghiêm trọng so với mức kỷ lục $13.2 tỷ vào năm 2015.
500 tấn vàng trong dân vẫn giống như mỡ treo miệng mèo mà còn lâu hoặc chẳng bao giờ chính quyền “hốt” được.”
Dự trữ ngoại hối thực còn bao nhiêu?
Một
lần nữa, trong nhiều lần kể từ năm 2011 đến nay, Chính Phủ Nguyễn Xuân
Phúc và hai cơ quan tham mưu là NHNN và Bộ Tài Chính phải tính đến việc
gom 500 tấn vàng trong dân, mà rất có thể sẽ được quy đổi sang đô la để
trả nợ nước ngoài. Cùng lúc, một chuyên gia Ngân Hàng Thế Giới, không
biết lấy thông tin từ đâu, đã “chỉ điểm” cho chính phủ Việt Nam rằng
trong dân Việt còn tới $60 tỷ nhàn rỗi – hàm ý tha hồ mà vét…
Và
một lần nữa, chính phủ, NHNN và hẳn phải nhận được sự đồng thuận rất
cao trong “tập thể Bộ Chính Trị” có thể đã phải tính đến kế vét đô bằng
cách ép dân phải bán đô la cho ngân hàng chứ không được giao dịch trên
thị trường tự do, để sau đó các ngân hàng phải bán lại đô la cho NHNN
theo “giá nội bộ,” để Quỹ Dự Trữ Ngoại Hối có tiền trả nợ cho nước ngoài
vào năm 2018 và những năm sau – có thể lên tới $10 – $15 tỷ nợ phải trả
mỗi năm.
Hiện
nay, con số nợ nước ngoài của Việt Nam (chỉ tính riêng nợ của chính phủ
và do chính phủ bảo lãnh mà chưa tính đến số tự vay tự trả của khối
doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân) đã lên đến $105 tỷ, xấp
xỉ 50% GDP…
Hai
động thái “vét” vàng và ngoại tệ trên xảy ra trong bối cảnh các nguồn
ngoại tệ mạnh từ viện trợ không hoàn lại, viện trợ ODA và kiều hối của
“khúc ruột ngàn dặm” đều khá bi đát. Từ năm 2014, chính thể Việt Nam đã
không còn nhận được nguồn vốn ODA đáng kể nào, còn từ năm 2018 đã không
còn ODA ưu đãi.
Trong
khi đó, 500 tấn vàng trong dân vẫn giống như mỡ treo miệng mèo mà còn
lâu hoặc chẳng bao giờ “hốt” được.” Bởi cho tới nay, vẫn chưa thấy bất
kỳ một dấu hiệu nào từ phía NHNN trưng ra sự bảo đảm về việc NHNN phải
có những giải pháp thật sự an toàn cho người gửi vàng. Hàng loạt vụ đổ
bể ở nhiều ngân hàng và hiện tượng “tiền tiết kiệm bốc hơi” xảy ra trong
những năm gần đây đã khiến cho dân chúng mất đi đáng kể niềm tin vào
giới ngân hàng. Trong tình thế đó, nhiều người dân thà chôn giấu vàng
dưới gầm giường, thay vì gửi vào ngân hàng mà không thể chắc chắn là
vàng của mình sẽ “không cánh mà bay.”
Xét
theo logic bắt buộc phải trả nợ nước ngoài hàng năm của chính phủ Việt
Nam, quỹ dự trữ ngoại hối hiện thời không thể “đạt kỷ lục hơn $60 tỷ,”
mà có thể chỉ vào khoảng $30 tỷ như cái thời bị giảm nghiêm trọng vào
năm 2015 do Việt Nam phải trả nợ nước ngoài đến $20 tỷ cho năm đó.
Phạm Chí Dũng
(Người Việt)
Không có nhận xét nào