Ông Mercy Kuo, tác giả của
Trans-Pacific View, thường tiếp xúc với các chuyên gia hàng đầu trong
lĩnh vực này, các nhà hoạt động chính trị, và các nhà hoạch định chiến
lược trên toàn cầu để tham khảo những hiểu biết phong phú sâu sắc của họ
về chính sách Châu Á của Mỹ.
Những thách thức địa chính trị của Châu Á: Viễn cảnh năm 2019 |
Ông
Mercy Kuo đã có cuộc trò chuyện với ông Tiberio Graziani – Chủ tịch Học
viện Quốc tế Tầm nhìn và Những Xu hướng bao trùm trong phân tích quốc
tế ở Italia. Dưới đây là cái nhìn thấu triệt của ông Tiberio Graziani về
địa chính trị toàn cầu từ các thách thức Châu Á mà tác giả Mercy Kuo
ghi lại:
Nhận dạng ba xu hướng biến đổi trong năm 2018 vẫn đang tiếp tục tác động trong năm 2019
Những
xu hướng biến động chính trong năm 2018 tiếp tục ảnh hưởng đến năm sau
liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau trên bình diện toàn cầu.
Thứ
nhất, trong lĩnh vực kinh tế và tài chính, điều cần thiết là phải giám
sát tầm quan trọng ngày càng lớn mạnh của các công nghệ tiên tiến và
những ứng dụng của chúng trong các chu trình sản xuất tại hầu hết các
nước công nghiệp. Trong năm sau, chúng ta sẽ đối mặt với một kiểu hợp lý
hoá các quy trình sản xuất, sẽ làm thay đổi một cách sâu sắc tiến trình
cân bằng xã hội hiện tại trong các quốc gia, cũng như các mối quan hệ
giữa các nhà nước và các tổ chức tài chính lớn. Ngoài ra, chúng ta sẽ
chứng kiến sự bùng nổ các thị trường mới trên nền tảng nhu cầu công nghệ
của người có tuổi và người tàn tật. Chúng ta cũng đối mặt với sự gia
tăng các loại tiền kỹ thuật số. Việc quản trị tri thức các công nghệ mới
– chủ yếu là ITC (viễn thông tin học và công nghệ thông tin), AI (trí
tuệ nhân tạo), công nghệ chuỗi khối – sẽ cấu thành thách thức giữa các
siêu cường chính trên thế giới và các nhóm đầu tư chủ yếu trong thập kỷ
tới. Tác động của công nghệ tiên tiến lên các quyết định địa chính trị
sẽ tăng lên. Năm 2019 công nghệ mới sẽ ghi dấu ấn ấn tượng, một bước
ngoặt có tính quyết định từ nay về sau tại điều chúng ta có thể định
nghĩa như một cuộc cách mạng toàn cầu mới trong giới quân sự. Những tổ
hợp công trình quân sự – công nghiệp – tài chính của các siêu cường thế
giới lớn có một bước chuyển trọn vẹn bắt đầu từ năm 2019.
Thứ
hai, một xu hướng quan trọng khác ảnh hưởng đến các mối quan ngại ở mức
độ toàn cầu: việc phá huỷ trật tự thế giới cũ dựa trên chủ nghĩa đa
phương. Trong năm 2019, chúng ta sẽ chứng kiến sự suy yếu của các tổ
chức toàn cầu lớn như Liên Hiệp Quốc (LHQ) và việc cải tổ các cuộc trao
đổi đa phương về thương mại quốc tế, khí hậu và các quy chế sử dụng công
nghệ mới. Điều này xuất hiện do hai nguyên nhân chủ yếu. Nguyên nhân
thứ nhất là do sự hiện diện và tầm quan trọng ngày càng tăng của các đấu
thủ toàn cầu từ các quốc gia như Trung Quốc, Nga và Ấn Độ, rõ ràng đang
cố tăng cường phạm vi ảnh hưởng toàn diện của họ, thậm chí cả bên ngoài
những thể chế cũ xuất hiện trong cái gọi là kỷ nguyên lưỡng cực, khi đó
về căn bản vận mệnh của thế giới được định đoạt ở Moscow và Washington.
Lý do thứ hai là do việc đưa vào thực tiễn “Học thuyết Trump“, trong
hai năm qua đã đưa một chiến lược song phương đặc biệt vào trong chính
sách đối ngoại của Mỹ, làm đảo lộn cân bằng cũ.
Khuynh
hướng chuyển đổi thứ ba liên quan đến Liên minh Châu Âu (EU). Năm 2018
là một năm rất khó khăn cho EU, cả trên cấp độ kinh tế nhưng trên hết là
tại các cấp độ chính trị và xã hội. Năm 2019 sẽ là một năm mà số phận
của “Ngôi nhà chung Châu Âu” được quyết định. Như một hệ quả của làn
sóng những người theo chủ nghĩa dân tuý mới và cái gọi là những người
theo thuyết chủ quyền đã ghi dấu vào đời sống chính trị và xã hội của
người dân Châu Âu trong 2017-1018, rất có thể, các cuộc bầu cử nhằm đổi
mới nghị viện Châu Âu sẽ là phần thưởng cho các phe phái chống Liên minh
Châu Âu. Vì thế năm 2019 sẽ là một năm rất hỗn loạn đối với kinh tế và
chính trị của Liên minh Châu Âu.
Hướng tới năm 2019, những gì là thách thức địa chính trị chủ yếu ở Châu Á?
Những
thách thức địa chính trị chủ yếu ở Châu Á có liên quan đến các mối quan
hệ giữa Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. Tokyo, dù ủng hộ với các chính sách
của Mỹ, rất có thể thành tâm điểm hoà giải các lập trường khác nhau
giữa Washington và Bắc Kinh.
Trên
phương diện địa chiến lược, Washington sẽ phải tiếp tục các sáng kiến
đã đề xướng năm 2018 với Bình Nhưỡng về bình thường hoá hoàn toàn quan
hệ. Đó sẽ là một lộ trình gập ghềnh, vì những xung đột lợi ích giữa Mỹ
và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong vấn đề Bắc Triều Tiên vẫn nguyên
vẹn.
Một
vấn đề gây tranh cãi thực sự khác liên quan đến mối quan hệ giữa Mỹ và
Trung Quốc là vấn đề Tây Tạng. Cụ thể là trong những tháng đầu tiên của
năm 2019 Bắc Kinh và Washington sẽ phải tìm cách dàn xếp ảnh hưởng của
“Đạo luật tiếp cận Tây Tạng hai chiều” (được Tổng thống Trump ký ban
hành cuối năm 2018) nhằm thúc đẩy quyền lui tới Tây Tạng cho các nhà
ngoại giao, nhà báo và công dân Mỹ và từ chối không cấp thị thực Mỹ cho
các quan chức Trung Quốc được xem là lãnh trách nhiệm đối với việc đóng
cửa Tây Tạng.
Một
vấn đề khác ảnh hưởng đáng kể đến những tác động địa chính trị ở cấp độ
khu vực và toàn cầu là vấn đề liên quan tới dự án con đường tơ lụa mới
của Trung Quốc. Để đạt được mục tiêu, Bắc Kinh sẽ củng cố các mối quan
hệ với Cộng hòa Hồi giáo Iran và Liên bang Nga.
Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung tăng lên ảnh hưởng tới hệ thống thương mại toàn cầu như thế nào?
Năm
2018, chính quyền Tổng thống Trump đã tiến hành cuộc chiến tranh thương
mại chống Trung Quốc. Trong năm tiếp sau cuộc chiến này sẽ được hoàn
thiện theo một cách nhất định. Chúng ta đã sẵn có những cảnh báo kiểu
này, việc bắt giữ Mạnh Văn Châu, giám đốc tài chính và là con gái người
sáng lập đế chế công nghệ cao khổng lồ Huawei, là một ví dụ của bước leo
thang căng thẳng Mỹ – Trung. Căng thẳng Mỹ – Trung không chỉ là về
thương mại mà còn về chiến lược. Mỹ và Trung Quốc cạnh tranh vai trò
siêu cường công nghệ. Sự đối đầu chiến lược này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ
hệ thống thông tin di động toàn cầu, tác động tới hệ thống tài chính
thế giới, phá hỏng những khả năng lựa chọn lĩnh vực xác định giữa các
nước khác nhau trên thế giới.
Mối quan hệ cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như với Nga tác động đến Liên minh Châu Âu như thế nào?
Ngoài những khía cạnh khác biệt và bất đồng, Mỹ, Nga và Trung Quốc đều có lợi ích trong việc làm suy yếu Liên minh Châu Âu.
Đối
với Mỹ, với tình huống Châu Âu bị o ép bởi khủng hoảng bản sắc về chính
trị, kinh tế và tài chính, sẽ cho phép Washington “tìm được cách” hồi
phục nền kinh tế Mỹ, đặc biệt hiện nay đồng minh truyền thống Anh, nhờ
Brexit, đã thoát khỏi những nghĩa vụ ràng buộc họ với Brussels. Hơn nữa,
trên bình diện địa chính trị, cuộc khủng hoảng Châu Âu kéo dài cho phép
Mỹ có thời gian để đưa ra những quyết định và nghĩa vụ giá trị về mặt
tài chính tại những vùng chiến sự Bắc Phi và Trung Đông.
Đối
với Nga, vấn đề khó xử và rắc rối hơn. Với Kremlin, một Liên minh Châu
Âu yếu kém sẽ mềm dẻo hơn trong mối quan hệ với vấn đề Ukraine và chế độ
cấm vận đã ảnh hưởng tới kinh tế Nga từ năm 2014. Điều này có thể đúng
trong ngắn hạn. Thực tế, một Liên hiệp Châu Âu suy yếu trong trung và
dài hạn sẽ là điều may mắn cho những lợi ích chiến lược của Mỹ, vì EU là
vùng ngoại biên phía đông của hệ thống địa chính trị Mỹ, được dựng lên
vào cuối chiến tranh thế giới lần thứ hai. Cuối cùng, với sự hiện diện
của EU về chính trị, một “chất kết dính” Châu Âu thật sự sẽ không chỉ
bao gồm thiết chế quân sự-ngoại giao NATO: điều mà Moscow chắc chắn
không mong muốn.
Một
Châu Âu phân mảnh, không có khả năng có một chính sách liên kết và
thống nhất về phát triển hạ tầng, không thực sự có động lực đủ mạnh để
thương lượng với Trung Quốc về dự án Con đường tơ lụa mới khổng lồ. Vì
lý do này, ở thời điểm hiện tại, một Châu Âu yếu là điều thuận lợi cho
Trung Quốc. Đối với Bắc Kinh, đàm phán riêng rẽ với từng nước EU sẽ dễ
dàng hơn và rẻ hơn, và, trong vài trường hợp, thậm chí với những chính
quyền đặc khu. Hơn nữa, sự hiện diện của một chính sách đối ngoại với
Châu Âu thực sự cho phép Trung Quốc hoạt động ở Châu Phi mà không có đối
thủ thật sự, ngoại trừ Mỹ và Nga.
Trong năm 2019, lực lượng thúc đẩy nào sẽ thách thức vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ và ảnh hưởng ở khu vực Châu Á?
Trên
thực tế, tôi không nghĩ chúng ta có thể bàn về bá quyền thế giới của Mỹ
hiện nay. Điều này từng đúng trong giai đoạn của cái gọi là thời điểm
vô cực, từ khi bức tường Berlin sụp đổ cho tới những năm các cuộc chiến
của George W.Bush ở Trung Đông. Trong vòng hai năm qua Mỹ đã lấy lại
quyền kiểm soát Nam Mỹ, tuy vẫn phải cạnh tranh với Trung Quốc và Nga.
Thông qua NATO, Mỹ kiểm soát thực sự Châu Âu. Mỹ gây ảnh hưởng tác động
đến địa chính trị và địa chiến lược ở vùng Cận và Trung Đông, nhưng
trong những khu vực này Washington cũng vẫn cảm nhận được ảnh hưởng của
Moscow và Tehran.
Nước
Mỹ vẫn còn nắm kỷ lục công nghệ, nhưng sẽ phải đối phó với lợi ích
đang lớn mạnh của Trung Quốc và Nga trong lĩnh vực này. Ví như đối với
ảnh hưởng ở khu vực Châu Á, thậm chí ở đó Mỹ sẽ phải đối phó với những
lợi ích khác nhau đang lớn mạnh không chỉ của Trung Quốc, mà còn của cả
Nhật Bản, Việt Nam và Hàn Quốc.
Mercy Kuo
Dung Lê biên dịch
(Tri thức VN)
Không có nhận xét nào