Hai điều nổi bật về cuộc đảo chính
của Mỹ ở Venezuela: thứ nhất, nó là công khai một cách bất thường, bởi
thông thường Mỹ cố gắng che giấu các cuộc đảo chính của mình. Thứ hai,
cuộc đảo chính được xây dựng trên một loạt những sự giả dối rõ ràng,
nhưng những người theo phe phái ở Washington, với những ngoại lệ, vẫn
lặp đi lặp lại chúng.
Tổng thống Maduro đến thăm, khích lệ các đơn vị quân đội |
Đầu
tiên, chúng tôi sẽ chỉ ra những sai lầm để độc giả cùng xem xét sự kiện
từ cùng một nhận thức. Thứ hai, chúng tôi sẽ mô tả cuộc đảo chính này
đang bị đánh bại như thế nào. Nó sẽ là một sự bẽ bàng khác đối với chính
quyền Trump và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
Điều
quan trọng là phải hiểu Venezuela đã trở thành một cuộc xung đột địa
chính trị khi Nga và Trung Quốc liên minh chặt chẽ với Venezuela. Trung
Quốc và Nga đã tiến vào sân sau của Hoa Kỳ, thách thức Học thuyết Monroe
đã lỗi thời.
Venezuela
có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới và trữ lượng vàng lớn thứ hai, cũng
như kim cương và các khoáng chất khác như coltan (cần thiết cho các
thiết bị điện tử). Hơn nữa, Venezuela đang đảm nhận vị trí chủ tịch của
OPEC và sẽ ở vào vị trí thúc đẩy thanh toán dầu bằng các loại tiền không
phải là đồng đô la, một mối đe dọa lớn đối với đồng đô la Mỹ.
NHÌN LẠI SỰ THẬT:
Có
một loạt các tuyên bố sai trái, xuyên tạc được lặp đi lặp lại bởi các
quan chức Washington và phương tiện truyền thông công ty để biện minh
cho một cuộc đảo chính quá rõ ràng, thật khó để tin rằng chúng không cố
ý. Trong bài bình luận về cuộc đảo chính, ngay cả Thượng nghị sĩ Mỹ
Bernie Sanders cũng lặp lại chúng (rằng chính phủ Maduro đàn áp đối
lập).
1. Sự thật 1: Tổng thống Nicolás Maduro là tổng thống hợp pháp.
Tổng
thống Maduro đã được bầu lại vào ngày 20 tháng 5 năm 2018, để đáp lại
yêu cầu của phe đối lập đòi bầu cử sớm. Tính hợp pháp của cuộc bầu cử
Maduro là rõ ràng nên những người nói rằng ông là bất hợp pháp là một sự
cố ý hiểu sai hoặc họ là kẻ không biết gì. Cuộc bầu cử đã được lên kế
hoạch phù hợp với Hiến pháp Venezuela và tham khảo ý kiến với các đảng
đối lập. Khi phe đối lập nhận thấy rõ ràng việc không thể giành chiến
thắng trong cuộc bầu cử, họ đã quyết định, dưới áp lực từ Hoa Kỳ, tẩy
chay cuộc bầu cử để làm suy yếu tính hợp pháp của nó. Sự thật là
9.389.056 người đã bỏ phiếu, tức, tức 46% số cử tri đủ điều kiện. Mười
sáu đảng đã tham gia cuộc bầu cử với sáu ứng cử viên tranh cử tổng
thống.
Quá
trình bầu cử được quan sát bởi hơn 150 quan sát viên bầu cử. Bao gồm 14
ủy ban bầu cử từ tám quốc gia, Hội đồng chuyên gia bầu cử của Mỹ
Latinh; 2 người làm nhiệm vụ kỹ thuật bầu cử; và 18 nhà báo từ các nơi
khác nhau trên thế giới. Theo các nhà quan sát quốc tế, cuộc bầu cử rất
minh bạch và tuân thủ thông lệ quốc tế và luật pháp quốc gia.
Venezuela
có một trong những hệ thống bầu cử tốt nhất trên thế giới. Gian lận cử
tri là không thể vì phương pháp nhận dạng và dấu vân tay là bắt buộc đối
với mỗi cử tri. Máy bỏ phiếu được kiểm toán trước và ngay sau cuộc bầu
cử.
Venezuela
đã làm một việc mà không một quốc gia nào trên thế giới làm: một cuộc
kiểm toán công khai, đại chúng, truyền hình trực tiếp đối với 53% máy bỏ
phiếu được lựa chọn ngẫu nhiên truyền. Tất cả 18 bên đã ký kết công
nhận kết quả kiểm toán.
Maduro
đã giành chiến thắng với tỷ lệ cao, nhận được 6.248.864 phiếu bầu =
67,84%; tiếp theo là Henri Falcón với 1.927.958 phiếu = 20,93%; Javier
Bertucci với 1.015.895 phiếu = 10,82%; và Reinaldo Quijada, được 36.246
phiếu = 0,39%.
Hệ
thống bỏ phiếu tương tự này đã được sử dụng trong các cuộc bầu cử mà
đảng của Maduro đã thua trong cuộc bầu cử thống đốc và quốc hội.
Venezuela là một nền dân chủ thực sự với các cuộc bầu cử minh bạch.
Chính Hoa Kỳ có thể học được nhiều điều từ nền dân chủ thực sự của
Venezuela.
2. Sự thật 2: Khủng hoảng kinh tế là do sự can thiệp từ bên ngoài, phá hoại nội bộ và sự sụt giảm của giá dầu.
Không
có nghi ngờ gì về tình hình kinh tế ở Venezuela là rất thảm khốc.
Nguyên nhân là do cuộc chiến kinh tế do Hoa Kỳ tiến hành, sự sụt giảm
lớn về giá dầu và sự phá hoại kinh tế của phe đối lập. Về bản chất, Hoa
Kỳ và phe đối lập đã tạo ra những vấn đề trong nền kinh tế Venezuela và
bây giờ họ lại nói Maduro phải được thay thế vì những vấn đề mà họ gây
ra.
Dầu
được phát hiện ở Venezuela vào đầu thế kỷ 20 và đã thống trị nền kinh
tế kể từ đó. “Căn bệnh Hà Lan” - tác động tiêu cực của một nền kinh tế
dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm tăng giá trị đồng tiền của
đất nước, làm cho các sản phẩm khác của quốc gia giảm sức cạnh tranh.
Dẫn đến việc ngập khẩu hàng hoá sẽ rẻ hơn là là sản xuất ra chúng. Điều
này gây khó khăn cho các phân khúc của nền kinh tế như nông nghiệp và
sản xuất để phát triển.
Chavez/Maduro
đã tìm cách đa dạng hóa nền kinh tế. Họ thành lập hàng ngàn hợp tác xã
và hàng trăm ngàn người làm việc ở đó để xây dựng nông nghiệp và sản
xuất. Khi giá dầu toàn cầu bị cắt giảm hơn một nửa, gây ra sự sụp đổ tài
chính công của Venezuela, làm suy yếu những nỗ lực này. Cuộc chiến kinh
tế của Mỹ khiến Venezuela gặp khó khăn khi vay và giao dịch với một số
quốc gia.
Các
biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Venezuela bắt đầu từ thời Tổng
thống Obama và chính quyền Trump đã tiếp tục leo thang chúng bằng các
biện pháp trừng phạt tài chính. Một lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đã gây
thiệt hại cho Venezuela khoảng 6 tỷ đô la chỉ từ tháng 8 đến tháng 10.
Các biện pháp chống lại ngành công nghiệp dầu mỏ của quốc gia đã cấm
công ty thuộc sở hữu toàn dân của Venezuela, CITGO, đem lại lợi nhuận
cho Venezuela, thậm chí khiến nó tạo ra khoản lỗ 1 tỷ đô la cho chính
phủ hàng năm. Giờ đây, Ngân hàng Anh lại đang từ chối trả lại 1,2 tỷ đô
la dự trữ vàng sau khi các quan chức Hoa Kỳ, bao gồm Bộ trưởng Ngoại
giao Michael Pompeo và Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton, vận động họ
cắt đứt sự kiểm soát của Venezuela đối với tài sản của họ ở nước ngoài.
Cuộc
chiến kinh tế của Mỹ và sự phá hoại nền kinh tế bởi các nhóm tư sản
trong nước đã được phơi bày là một phần trong nỗ lực loại bỏ Maduro bằng
cách tạo ra bất ổn xã hội và thiếu niềm tin vào chính phủ. Điều này bao
gồm đầu cơ cất giấu hàng hóa, lưu trữ nhu yếu phẩm trong kho và bán
hàng hóa của Venezuela sang Colombia.
Vào
tháng 9 năm 2018, Venezuela đã tố cáo một chiến dịch truyền thông sai
lệch phóng đại sự di cư từ Venezuela. Thực tế số liệu thống kê từ Cao ủy
Liên hợp quốc về người tị nạn khẳng định rằng Venezuela có ít người di
cư nhất ở lục địa này. Trái lại, 5,6 triệu người Colombia đã chạy trốn
bạo lực ở nước họ đến sống ở Venezuela. Venezuela cũng có các chương
trình đưa hàng ngàn người Venezuela trở về nước.
Chủ
nghĩa xã hội củng cố nền kinh tế, như đã được chứng minh ở Bồ Đào Nha.
Thật vậy, một chỉ trích đối với Venezuela là tiến trình cách mạng
Bolivar đang vận hành quá chậm để có thể đưa toàn bộ nền kinh tế theo mô
hình kinh tế xã hội chủ nghĩa. Cần có thêm nhiều lĩnh vực cần được quốc
hữu hóa và đặt dưới sự kiểm soát dân chủ của người dân.
3. Sự thật 3: Phe đối lập là những kẻ gây ra bạo lực, không phải chính phủ Maduro.
Những
người phản đối Maduro đã cực kỳ bạo lực. Một chiến thuật của phe đối
lập là bạo lực và sau đó quay phim phản ứng của cảnh sát để tố cáo chính
phủ bạo lực.
Khi
nhà báo Martin đối mặt với những người biểu tình đối lập, họ nói với cô
ấy, không được quay bất cứ điều gì họ làm. Chỉ cần quay phim những gì
chính phủ làm với họ. Nhưng cô ấy đã báo cáo rằng, phần lớn bạo lực đã
được gây ra gián tiếp hoặc trực tiếp bởi phe đối lập.
Martin
báo cáo việc phe đối lập tấn công các bệnh viện, đốt cháy Bộ Nhà ở, ám
sát những người ủng hộ tư tưởng Chavez và tấn công các trung tâm cộng
đồng, ví dụ như trung tâm nghệ thuật dạy khiêu vũ và âm nhạc miễn phí
cho trẻ em địa phương. Người bản địa Venezuela bị thiêu sống. Người biểu
tình kéo tài xế ra khỏi xe buýt và đốt phá xe buýt. Khi hình ảnh và
video về bạo lực của phe đối lập được đưa lên phương tiện truyền thông
xã hội, Martin và đồng nghiệp của cô, Mike Prysner, đã trở thành mục
tiêu của một chiến dịch tấn công trên phương tiện truyền thông xã hội.
Phe đối lập đã làm tất cả những gì có thể để ngăn họ báo cáo sự thật
bằng cách sử dụng hàng trăm mối đe dọa giết người.
Năm
2017, “Phân tích chính trị Venezuela” báo cáo rằng các cuộc biểu tình
phản đối dữ dội bao gồm một cuộc tấn công vào bệnh viện phụ sản gây nguy
hiểm đến tính mạng của hơn 50 trẻ sơ sinh. Một báo cáo khác mô tả phe
đối lập sử dụng lính bắn tỉa để bắn các quan chức chính phủ và dân
thường. Các tờ báo của phe đối lập kêu gọi các đối tượng côn đồ để tấn
công những người biểu tình ủng hộ chính phủ, dẫn đến các thương tích
nghiêm trọng và tử vong.
Steve
Ellner cũng báo cáo rằng bạo lực luôn đến từ phe đối lập. Anh ta chỉ ra
các cuộc tấn công tại các cửa hàng tạp hóa, ngân hàng, xe buýt và các
tòa nhà chính phủ. Các nhà bình luận khác đã mô tả các sự cố bạo lực cụ
thể của phe đối lập bao gồm cả việc giết người. Maduro đã ra lệnh bắt
giữ một vị tướng đã nghỉ hưu, người đã đăng Twit dạy cách tấn công xe
bọc théo bằng bom xăng và cách sử dụng dây điện để chặt đầu người đi xe
máy, những điều này đã được phe đối lập sử dụng.
Các
tài liệu cho thấy bạo lực là chiến lược của phe đối lập. Họ đã tìm cách
để tạo ra các tình huống khủng hoảng trên đường phố nhằm tạo điều kiện
cho sự can thiệp của Mỹ, cũng như các lực lượng NATO, với sự hỗ trợ của
chính phủ Colombia. Bất cứ khi nào có thể, bạo lực sẽ dẫn đến tử vong
hoặc thương tích.
Những
câu chuyện về bạo lực của chính phủ bắt nguồn từ những lời nói dối.
Phản ứng của chính phủ là Maduro đã kêu gọi một hội nghị hòa bình quốc
gia bàn về tất cả các lĩnh vực chính trị của đất nước, vì vậy người
Venezuela cần cố gắng vô hiệu hóa các nhóm bạo lực.
4. Sự thật 4: Quốc hội đã hành động vi phạm pháp luật và coi thường tòa án.
Quốc
hội không phải là cơ quan dân chủ duy nhất ở Venezuela. Thật vậy, hành
động của nó kể từ khi phe đối lập giành được đa số đã vi phạm luật pháp
và bảo vệ bạo lực của phe đối lập bằng một dự luật ân xá đáng xấu hổ.
Vào ngày 6 tháng 12 năm 2015, phe đối lập đã giành được đa số trong Quốc
hội. Có những cáo buộc về việc mua phiếu bầu ở bang Amazonas đã được
điều tra bởi Hội đồng bầu cử quốc gia, một nhánh khác của chính phủ. Tòa
án Tối cao đã cấm bốn nhà lập pháp từ Amazonas nhậm chức, hai người từ
phe đối lập, một người liên minh với phe đối lập và một người từ đảng
cầm quyền. Tuy nhiên, Quốc hội đã cho phép ba ứng cử viên đầu nhậm chức.
Quốc hội đã được tổ chức bất chấp phán quyết của tòa án kể từ tháng 7
năm 2016, các quyết định của quốc hội là vô hiệu.
Trước
phán quyết của tòa án, Quốc hội đã thông qua một luật ân xá, trong đó
ân xá cho các tội ác mà phe đối lập đã gây ra từ năm 1999 (cuộc bầu cử
của Chavez). Luật này chính là một sự thừa nhận tội lỗi và cung cấp một
danh mục tội phạm được tổ chức bao gồm các tội phạm được thực hiện tại
các cuộc biểu tình công cộng, các hành động khủng bố liên quan đến chất
nổ và súng, các hành vi phá hoại nền kinh tế.
Về
cơ bản, họ đã thừa nhận chính xác những gì Chavez/Maduro đã tuyên bố -
tội ác của phe đối lập nhằm lật đổ chính phủ trong 17 năm. Tòa án tối
cao của Venezuela phán quyết rằng luật ân xá là vi hiến. Vậy nhưng,
chính quyền Trump lại gọi quốc hội không được công nhận này là “tổ chức
dân chủ duy nhất còn lại của Venezuela”.
Tháng
1 này, một công ty con của công ty dầu mỏ nhà nước (được quốc hữu hoá)
đã yêu cầu Quốc hội can thiệp, tuyên bố tổng thống không thể cải cách
các doanh nghiệp dầu khí tư nhân mà không có sự chấp thuận trước của
Quốc hội. Vào ngày 16 tháng 1, Tòa án phán quyết rằng Quốc hội vẫn khinh
miệt tòa án và do đó nó không được phép hoạt động. Đây cũng là khi cái
quốc hội đó bầu Juan Guaidó làm chủ tịch của họ (với chỉ hơn 20% số
phiếu!), người sau này sẽ tự bổ nhiệm mình làm Tổng thống Venezuela, là
một phần của cuộc đảo chính do Hoa Kỳ chỉ đạo. Cuộc bầu cử của Guaidó để
đứng đầu cơ quan lập pháp là bất hợp pháp và đã bị vô hiệu hóa bởi tòa
án.
Quốc
hội vẫn tồn tại nhưng vẫn trong tình trạng không có tư cách pháp lý. Nó
có thể khắc phục tình hình bằng cách loại bỏ các nhà lập pháp bị cáo
buộc gian lận bầu cử. Nhưng quốc hội đã từ chối làm như vậy vì mục tiêu
của họ là loại bỏ Maduro khỏi văn phòng, và vì vậy họ cần một đa số đủ
lớn để làm điều đó.
CÁC MỐC THỜI GIAN ĐẢO CHÍNH CỦA MỸ Ở VENEZUELA:
Kể
từ tháng 8 năm 2017, Donald Trump đã nói rằng sự can thiệp quân sự
chống lại Venezuela là một khả năng có thể được sử dụng. AP mô tả đây là
một khoảnh khắc khởi đầu trong kế hoạch đảo chính. Họ báo cáo Trump đã
gây sức ép với các trợ lý và các nước Mỹ Latinh để xâm chiếm Venezuela.
Vào tháng 9, tờ New York Times đưa tin rằng chính quyền Trump đã gặp gỡ
những kẻ âm mưu đảo chính kể từ giữa năm 2017.
Tạp
chí Phố Wall báo cáo Trump từ lâu đã xem Venezuela là một trong ba ưu
tiên trong chính sách đối ngoại hàng đầu của ông ta, cùng với Iran và
Triều Tiên. Trump đã yêu cầu một cuộc họp về Venezuela ngay ngày thứ hai
nhậm chức, nói về tiềm năng to lớn của Venezuela trở thành một quốc gia
giàu có thông qua trữ lượng dầu mỏ. AP báo cáo rằng cá nhân Trump đã
châm ngòi cho điều này khi ông ta đưa ra ý tưởng thay đổi chế độ ở
Venezuela trong từng cuộc họp với các nhà lãnh đạo Mỹ Latinh.
Sau
khi Maduro được bầu lại, các kế hoạch chính bắt đầu triển khai, một
phần do các thành viên chủ chốt trong Hội đồng An ninh Quốc gia và những
người chống Maduro trong Quốc hội Mỹ như Thượng nghị sĩ cực đoan Marco
Rubio.
Vào
ngày 1 tháng 11, John Bolton đã không tham dự Hội nghị châu Mỹ Latinh,
gọi Cuba, Nicaragua và Venezuela là “một đoàn quân của chế độ chuyên
chế”. Ngày 2 tháng 1, Bolton đã gặp các đối tác Brazil và Colombia để
bàn bạc cách thức “trả lại Venezuela di sản dân chủ của nó”.
Vào
ngày 10 tháng 1, Maduro tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai của mình,
ngoại trưởng Mỹ Pompeo lập tức nói chuyện với lãnh đạo phe đối lập
Guaidó, cam kết hỗ trợ. Canada cũng đóng một vai trò quan trọng, AP báo
cáo rằng Bộ trưởng Ngoại giao Canada, Chrystia Freeland, đã nói chuyện
với Guaidó vào đêm trước lễ nhậm chức của Maduro hứa hỗ trợ. Đó là thời
điểm 13 ngày trước khi Guaidó tuyên bố tự phong minh làm tổng thống
Venezuela.
Vào
ngày 12 tháng 1, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ủng hộ động thái của Guaidó triệu
tập quốc hội vi hiến của ông ta với tư cách là chủ tịch, nói rằng, đã
đến lúc bắt đầu quá trình chuyển đổi có trật tự sang một chính phủ mới.
Vào ngày 15 tháng 1, Quốc hội tuyên bố Maduro là bất hợp pháp. Chính
quyền Trump đã yêu cầu các đồng minh xếp hàng để hỗ trợ Guaidó. Ngày 18
tháng 1, Bộ trưởng Ngoại giao Venezuela đã mô tả một cuộc đảo chính của
Hoa Kỳ đang diễn ra.
Đêm
trước thông báo của Guaidó vào ngày 23 tháng 1, Phó Tổng thống Mỹ Mike
Pence đã đưa ra một thông điệp video khuyến khích người Venezuela lật đổ
chính phủ của họ, nói rằng “chúng tôi đang ở bên bạn, chúng tôi sát
cánh cùng bạn và chúng tôi sẽ ở lại với bạn”. Guaidó cũng nhận được một
cuộc điện thoại từ Pence vào đêm đó với cam kết rằng Hoa Kỳ sẽ ủng hộ
Guaidó.
Guaidó
tuyên bố rằng chính phủ của Maduro là bất hợp pháp và ông đang đảm nhận
chức tổng thống. Gần như ngay lập tức, Trump đã công nhận Guaidó là nhà
lãnh đạo chính đáng của Venezuela. Để tiếp tục thể hiện sự ủng họi,
phối hợp chặt chẽ và thực hiện hiệu quả cuộc đảo chính, các đồng minh
của Hoa Kỳ, trong đó có Canada, Brazil, Argentina, Colombia, Chile và
Peru, đã nhanh chóng công nhận tổng thống đảo chính.
Chính
quyền Trump đang tuyên bố Guaidó đại diện cho chính phủ hợp pháp và
được hưởng tất cả các khoản thu của Venezuela. Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông
báo cho Cục Dự trữ Liên bang rằng Guaidó là đại diện để truy cập vào
các tài sản của Venezuela trong các ngân hàng Mỹ.
Cũng
rất nhanh chóng, Maduro đã nhận được những tuyên bố hỗ trợ từ Nga,
Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Cuba, Bolivia và những người khác. Tòa
án tối cao Venezuela kêu gọi một cuộc điều tra nhằm vào Quốc hội và
Guaidó, liên quan đến việc chiếm quyền bất hợp pháp. Quân đội Venezuela
tuyên bố họ ủng hộ Maduro và Nga lập tức cảnh báo Mỹ không được can
thiệp quân sự.
Vào
ngày 25 tháng 1, Tổ chức các quốc gia châu Mỹ OAS, mà truyền thống vốn
là một công cụ của Hoa Kỳ, đã từ chối nghị quyết công nhận Guaidó. Medea
Benjamin của tổ chức CODE PINK (do Mỹ lập ra) đã ngắt lời Pence và gây
náo loạn tại OAS, cô giơ cao một tấm bảng ghi biểu ngữ: “một cuộc đảo
chính không phải là một sự chuyển đổi dân chủ!”. Bộ trưởng Ngoại giao
Venezuela, ông Jorge Arreaza, đã cảm ơn Benjamin: “Với sự phản đối của
mình, cô đã tố cáo kế hoạch đảo chính rùng rợn chống lại Venezuela,
chúng tôi sẽ luôn chiến thắng thế, xin cảm ơn bạn!”
18 QUỐC GIA ĐÁNH BẠI ĐỀ XUẤT CỦA MỸ:
Tại
cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào ngày 26 tháng 1, Đại sứ
Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia đã cáo buộc Hoa Kỳ cố gắng thiết
kế một cuộc đảo chính. Ông đưa ra yêu cầu phải làm rõ liệu chính quyền
Trump có sẵn sàng sử dụng lực lượng quân sự chống lại Venezuela hay
không.
Các
nước châu Âu ra tối hậu thư cho Venezuela tám ngày để tổ chức lại một
cuộc bầu cử, một đề nghị ngang ngược lập tức bị Venezuela bác bỏ.
Ngoại
trưởng Mike Pompeo gọi Venezuela là một quốc gia mafia, bất hợp pháp.
Ông ta cáo buộc Nga và Trung Quốc cố gắng chống đỡ cho Maduro. Cả Trung
Quốc và Nga đều đáp lại Hoa Kỳ rằng không được can thiệp vào công việc
nội bộ của Venezuela.
Vào
tháng 12/2018, Nga đã gửi hai máy bay ném bom chiến lược Tu-160 có khả
năng mang bom hạt nhân tới Venezuela cùng với một máy bay vận tải quân
sự hạng nặng An-124 và một máy bay đường dài II-62. Kể từ tháng 12, Nga
đã có một lữ đoàn ở Venezuela và đang thảo luận về việc gửi một lữ đoàn
quân sự thứ hai đến Venezuela ngay trước cuộc đảo chính để đáp trả mối
đe dọa can thiệp liên tục từ Hoa Kỳ.
Trung
Quốc đã cho Venezuela vay hơn 50 tỷ đô la thông qua các thỏa thuận dầu
mỏ trong thập kỷ qua và đã trở thành đối tác trong ngành công nghiệp dầu
mỏ của Venezuela. Vào tháng 12, bảy tháng kể từ khi ký kết liên doanh
tài chính với Trung Quốc, sản lượng dầu của Venezuela đã tăng gấp đôi
lên 130.000 thùng mỗi ngày. Trung Quốc và Venezuela đã ký 28 thỏa thuận
hợp tác chiến lược song phương vào ngày 14 tháng 9 trong các lĩnh vực
dầu mỏ, khai thác, an ninh, công nghệ, tài chính và y tế.
Thể
hiện bản chất của một kẻ đảo chính, những hành động đầu tiên mà Guaidó
thực hiện là tìm kiếm một khoản vay từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế, vốn sẽ đặt
Venezuela vào thòng lọng nợ của các ngân hàng phương Tây, và tư nhân hóa
ngành công nghiệp dầu mỏ Venezuela, nơi tạo ra các quỹ đang được sử
dụng để giúp đỡ người nghèo và tầng lớp lao động.
Việc
Mike Pompeo bổ nhiệm Elliott Abrams với tư cách là người chịu trách
nhiệm giám sát các hoạt động “khôi phục nền dân chủ Venezuela” là một
dấu hiệu đáng ngại. Nó chứng minh các yếu tố cực đoan nhất của Hoa Kỳ.
Abrams là người từng bị kết án trong vụ bê bối Iran-Contra, hỗ trợ các
đội tử thần được Mỹ hậu thuẫn ở Guatemala và El Salvador vào những năm
1980, đóng vai trò quan trọng trong sự hỗ trợ của chính quyền Reagan đối
với các vụ giết người ở Nicaragua và là người đã thay mặt cho Hoa Kỳ tổ
chức cuộc đảo chính ở Venezuela năm 2002 nhằm vào Hugo Chavez.
Nhà
phân tích Vijay Prashad cho rằng cuộc đảo chính đã vi phạm các điều lệ
của Liên hợp quốc và Tổ chức các quốc gia châu Mỹ, mô tả các nỗ lực kêu
gọi quân đội nổi dậy chống lại chính phủ đã thất bại. Chính quyền Trump
hiện đang đe dọa đưa ra một lệnh cấm vận dầu mỏ hoàn toàn đối với
Venezuela và vẫn đang duy trì phương án can thiệp bằng quân sự.
Chiến
dịch phối hợp giữa Mỹ và Canada để cài đặt Juan Guaidó làm Tổng thống
lâm thời tự phong mới Venezuela đã gặp phải thất bại ban đầu. Thật không
may, những nỗ lực phi pháp và phi dân chủ nhằm gây bất ổn cho Venezuela
và lật đổ Tổng thống được bầu cử dân chủ sẽ tiếp tục gây ra những hậu
quả tai hại. Người dân Venezuela đang trỗi dậy một lần nữa để bảo vệ đất
nước của họ trước sự can thiệp của nước ngoài. Điều cần thiết là việc
hỗ trợ cho họ trong cuộc chiến này. Nhiều nhóm hoạt động đã tổ chức các
cuộc biểu tình đoàn kết và đưa ra tuyên bố hỗ trợ.
Trong khi Sanders hiểu sai tất cả về Venezuela, thì anh ta cũng vẫn có một kết luận đúng: “Hoa
Kỳ có một lịch sử lâu dài về việc can thiệp không phù hợp vào các nước
Mỹ Latinh. Chúng ta không được đi vào con đường đó một lần nữa”.
Người dân ở Hoa Kỳ có một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Venezuela nhằm đánh bại cuộc đảo chính bẩn thỉu này!
Kevin Zeese và Margaret Flowers.
Biên dịch: Ngô Mạnh Hùng.
(FB Góc nhìn Báo chí)
Không có nhận xét nào