Dân túy cũng chỉ là một khía cạnh, ngoài ra còn rất nhiều mặt quan trọng
chứa đầy nguy cơ cần được bảo vệ khác mà Luật An ninh mạng nhắm đến.
Còn lại, dăm ba tiếng chửi đổng rỗi hơi, một vài nhận định hời hợt vô
căn cứ mà cũng tự cho là đối tượng để bị Luật An ninh mạng “khâu mồm”
hay thủ tiêu tự do ngôn luận thì e rằng, đó chỉ là cái nhìn tự tin giai
đoạn cuối!
Hình minh họa |
Trương
Công Tuấn, bạn tôi là Giám đốc công ty phần mềm Nexsoft tại TP Hồ Chí
Minh, am hiểu rất sâu về lĩnh vực quản trị và khai thác mạng. Tuấn có
một số server trên mạng dùng cho khách hàng chạy chương trình quản lý.
Tuấn cho biết, cứ đều đặn mỗi giây có một cuộc tấn công vào cơ sở dữ
liệu, không trừ bất kỳ ngày nào kể cả chủ nhật hay lễ tết. Địa chỉ tấn
công đều đến từ Trung Quốc. Cuộc chiến bảo vệ an ninh, an toàn trên
mạng, với Tuấn vì thế trở nên vô cùng quan trọng, nếu không nói đó là
cuộc chiến mang ý nghĩa quyết định, sống còn.
Theo
Tuấn, an ninh mạng về bản chất là một cuộc chiến chống lại tin tặc xâm
hại tài sản số và xâm lăng lãnh thổ không gian mạng. Đây là cuộc chiến
rất rõ ràng về chiến tuyến. Tin tặc là cá nhân hoặc tổ chức tội phạm có
mục tiêu cụ thể, có kỹ thuật. Tin tặc sẽ thâm nhập vào hệ thống server
và router (thiết bị định tuyến), cài cắm các phần mềm để ăn cắp thông
tin và khi cần sẽ chiếm quyền kiểm soát.
Hạ
tầng viễn thông quốc gia có thể xem là lãnh thổ vật lý của không gian
mạng. Xâm chiếm được hạ tầng viễn thông tương đương một cuộc xâm lược
địa lý. Việt Nam đang dùng rất nhiều thiết bị của hãng Huawei và ZTE cho
hạ tầng viễn thông. Cả hai hãng này của Trung Quốc đều đang bị Anh, Mỹ
và nhiều nước khác xếp hạng nguy hiểm cho an ninh quốc gia của họ. Vụ
Canada bắt giữ Công chúa Huawei gần đây là một cảnh báo cụ thể. Ở mức độ
nhỏ lẻ tin tặc sẽ ăn cắp thông tin cá nhân hoặc thông tin kinh doanh
của doanh nghiệp, đánh sập vài trang web. Mức độ cao hơn sẽ là ăn cắp bí
quyết công nghệ, bí mật an ninh quốc phòng, đánh phá làm tê liệt hệ
thống thông tin quốc gia.
Thế
nhưng, khi Luật An ninh mạng được đưa ra, Tuấn lại nằm trong số những
người lo ngại và phản đối. Nhiều lý do, song tựu trung, những người phản
đối đều e ngại quyền tự do cá nhân, tự do thông tin, tự do bày tỏ chính
kiến trên không gian mạng, cụ thể hơn, ngoại vi hẹp hơn là của người
dùng mạng xã hội sẽ bị xâm phạm và bóp nghẹt. Hình tượng một chút, đa số
đều cho rằng Luật An ninh mạng đang “khâu miệng” mạng xã hội. Nhà nước
đang thiết lập một chế độ cảnh sát trị trên không gian mạng.
Cho
đến tận hôm nay, 1.1.2019, ngày đầu tiên Luật An ninh mạng có hiệu lực,
đa số cư dân mạng vẫn giữ nguyên ý nghĩ này. Không chừng, vì một chút
sơ sót lỡ lời, bất kỳ cư dân mạng nào cũng có khả năng trở thành “kẻ
phạm luật”, có nguy cơ đối diện với sự trừng phạt của luật pháp!
Tôi
cho rằng lo lắng như thế là thái quá. Nếu không có ý định phạm tội, sử
dụng mạng để xâm hại quyền lợi của ai khác, Luật An ninh mạng không thể
là con ngáo ộp hay ông thánh ông thần nào đó có thể đe dọa được người sử
dụng mạng. Trong 6 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong Điều 8 của Luật An
ninh mạng không có điều nào cấm cản hay định tội người dùng mạng đưa ra
chính kiến. Có một nhận định rất hay: “Nếu bạn không định làm hại người
khác, không chống lại luật pháp thì trên trang cá nhân, bạn có quyền
nói, đăng bất cứ điều gì bạn muốn, kể cả khi điều đó trái ngược ý kiến
với người khác hay bị coi là phản cảm”. Với Luật An ninh mạng vừa có
hiệu lực, tôi tin rằng giá trị của nhận định này vẫn không thay đổi.
Một
so sánh đơn giản, bạn có thể chê một hoa hậu xấu theo cảm quan của bạn
nhưng bạn không thể vu cáo cô gái ấy, gán cho cô những việc mà bạn không
có bằng chứng rõ ràng, kiểu như đã hối lộ, đút lót để giành vương miện,
dù nhan sắc không xứng một hoa hậu.
Nếu
chỉ đơn giản như thế thì có thêm Luật An ninh mạng, trước hết đã gây
hoang mang lo lắng cho rất đông các thành phần xã hội để làm gì, khi mà
các hành vi vi phạm pháp luật đã có thừa đủ các biện pháp chế tài luật
pháp trong Bộ Luật Hình sự? Và thực tế, không chỉ Việt Nam, rất nhiểu
quốc gia khác, kể cả quốc gia dân chủ như Hoa Kỳ cũng đã thực thi Luật
An ninh mạng, phù hợp với hiến pháp, luật pháp của họ. Nếu xem nhiều
phim Mỹ, hẳn bạn không lạ gì điều này: chỉ vài ba phút sau khi một tin
tặc tấn công vào một mạng hay cơ sở dữ liệu nào đó, đội đặc nhiệm với vũ
trang tận răng sẽ đạp cửa xông vào và đè nghiến những người có mặt
trong phòng xuống sàn ngay, bất kể có chắc chắn họ có phải là tội phạm,
là tin tặc hay không.
Một
điều kỳ quặc, những người thích lên mạng chửi bới, mạ lỵ người khác vô
căn cứ nhất lại là những người phản đối Luật An ninh mạng nhiều nhất. Và
toàn phản đối ở những khía cạnh không tồn tại hoặc tồn tại nhưng người
phản đối không chắc đã hiểu rõ. Thực tế, Luật An ninh mạng hướng tới
những mục đích lớn hơn nhiều về an ninh, an toàn cho quốc gia, xã hội về
nhiều mặt, trong đó đặc biệt là mặt chính trị. Nó không rảnh và cũng
chẳng buồn quan tâm đến việc “khâu miệng” vài ba phát biểu lăng nhăng
của dân chơi mạng xã hội vốn bốc đồng, thiếu chính kiến và không có mấy
tác động đối với xã hội, cho dù là tác động phá hoại. Ở Việt Nam, nếu cứ
có hành vi, biểu hiện dạng này là bắt thì bắt làm sao xuể?
Nhìn
riêng ở góc độ xã hội, ngày nay cả thế giới đang phải đối mặt với nguy
cơ lây lan của chủ nghĩa dân túy, cho dù đó là nước Anh với truyền thống
chính trị bảo thủ, nước Mỹ tự nhận là cởi mở và dân chủ hay nước Pháp
của nghệ thuật và thi ca. Những thông tin không được kiểm chứng, tin
giả, những nguy cơ không có thật… dễ dàng bị thổi phồng và lây lan nhanh
hơn cả tốc độ ánh sáng, loang rộng có thể thể gây xáo trộn xã hội, thậm
chí có thể tạo ra sự hỗn loạn tàn phá.
Các
cuộc Cách mạng màu ở Bắc Phi, phong trào Brexit tách nước Anh ra khỏi
Châu Âu, gần hơn là phong trào áo khoác vàng tàn phá thủ đô nước Pháp
đều khởi nguồn từ màu sắc dân túy, cộng với tính thần dân tộc cực đoan
gây nên. Sau tất cả, nhiều người trong cuộc, cả những người đã từng tham
gia, đều nhìn thấy vô số điều đáng tiếc và phần lớn đều ao ước giá điều
đó đừng xảy ra. Khác với các cuộc Cách mạng cổ điển, các phong trào vừa
nhắc tới đều khó có thể chỉ ra bắt nguồn từ đâu, hầu như không có hạt
nhân lãnh đạo, không có cương lĩnh và mục đích đấu tranh rõ ràng, không
hướng tới sự thay đổi tốt đẹp cho xã hội. Nó chỉ bắt đầu như một phản
ứng do bất mãn xã hội, chủ yếu là từ điều kiện sống khó khăn, chật vật
của người lao động nghèo. Nhưng nó lại bùng phát và lây lan rất nhanh.
Tất cả đều qua mạng internet không được kiểm soát đủ chặt. Chỉ một thông
tin giả, một nguy cơ bị thổi phồng, một cuộc bạo loạn cũng có thể bùng
lên, dai dẳng. Và khi đó, thông tin hỗn loạn tiếp tục chồng lớp, hướng
những người tham gia vào các hành vi vô chính phủ, hư vô chủ nghĩa,
thiên về đập phá, mang khuynh hướng cực hữu.
Các
cuộc bạo loạn xã hội gần đây đang sản sinh ra một khuynh hướng chính
trị mới: bạo động thiên tả khuynh hữu. Rõ nét và dễ thấy nhất là phong
trào Gillet vàng ở Pháp vừa qua. Khởi đầu, nó mang tính chất biểu tình
sự bất bình của quần chúng lao động lớp dưới trong xã hội (nhất là trong
cộng đồng người lao động nhập cư). Phong trào dấy lên từ việc phản đối
chính phủ tăng giá nhiên liệu. Người lao động xuống đường với mong muốn
hòa bình: đòi chính phủ quan tâm hơn đến các vấn đề lao động, tiền
lương, giá xăng dầu hợp lý…nhằm bảo đảm tốt hơn điều kiện sống khó khăn
của họ. Đó là màu sắc thiên tả.
Nhưng,
khác với các cuộc đấu tranh “công đoàn” trước đây, người biểu tình đã
từ chối đưa yêu sách cụ thể, từ chối – hay nói cách khác là không có –
người đại diện, để đưa ra yêu sách, yêu cầu. Gọi là đấu tranh nhưng đám
đông cũng không có mục đích rõ ràng, chỉ ngày càng nhiều hơn những hành
vi tập thể thiên về đập phá, gây rối và không ngần ngại tạo ra những
xung đột, xô xát với cơ quan chức năng giữ gìn an ninh trật tự. Những
cuộc tụ tập lực lượng đều được loan truyền theo cấp lũy thừa trên mạng
xã hội nên không thể phát hiện và ngăn chặn. Và cuối cùng là tình trạng
mất kiểm soát, xô xát và đổ máu, tàn phá cả cơ sở vật chất lẫn sự bình
an tinh thần cho xã hội. Hơn thế nữa, nó lan rất nhanh sang các địa
phương khác, các quốc gia khác.
Ở
Việt Nam, phải thừa nhận rằng, với những yếu kém kéo dài trong quản lý
xã hội, mầm mống dân túy đã hiện hữu. Sự tha hóa nhiều mặt của các cá
nhân trong bộ máy công quyền, của nhiều mặt xã hội đã tạo ra tinh thần
bất mãn của quần chúng xã hội đối với nhà nước và thể chế. Nhân danh dân
chủ, nhân quyền, đã có không ít cá nhân, nhóm…cả trong và ngoài nước đã
cố ý tạo ra sự kích động dân túy để tập hợp lực lượng mà mục đích cao
nhất là tiến tới loại bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và nhổ ngọn cờ
XHCN. Mạng xã hội, internet chính là “chiến trường”, là “mặt trận” mà
các thế lực này nhắm đến để hoành hành. Sự ra đời của Luật An ninh mạng,
do đó, được xem như phương tiện và công cụ cần thiết để bảo vệ an ninh
trật tự xã hội, bảo vệ đất nước, bảo vệ đời sống bình an của người dân
và xã hội, cũng là bảo vệ sự sống còn của Đảng và thể chế.
Sự
phản ứng cực đoan của một bộ phận người dân, người dùng mạng xã hội đối
với Luật An ninh mạng cũng chứng tỏ yếu tố dân túy đã ăn sâu bén rễ
trong đời sống ý thức ở thời điểm hiện tại. Và, như nhận xét của Trưởng
Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, “chính sự chậm trễ của chúng ta
(báo chí chính thống) đã “trao tặng” lợi thế cho mạng xã hội trong
thông tin”. Sự thận trọng, sợ trách nhiệm, thiếu quyết đoán đã khiến
truyền thông chính thống gần như luôn chậm chân hơn mạng xã hội. Và
những nguy cơ về sự hỗn loạn từ sai lệch, méo mó thông tin vẫn còn treo
lơ lửng. Đó chính mới là mối quan tâm điều chỉnh thật sự của Luật An
ninh mạng.
Dân
túy cũng chỉ là một khía cạnh, ngoài ra còn rất nhiều mặt quan trọng
chứa đầy nguy cơ cần được bảo vệ khác mà Luật An ninh mạng nhắm đến. Còn
lại, dăm ba tiếng chửi đổng rỗi hơi, một vài nhận định hời hợt vô căn
cứ mà cũng tự cho là đối tượng để bị Luật An ninh mạng “khâu mồm” hay
thủ tiêu tự do ngôn luận thì e rằng, đó chỉ là cái nhìn tự tin giai đoạn
cuối!
Chỉ
là văng tục chửi bậy để xả stress thôi mà, làm gì mà tự đánh giá mình
nghiêm trọng thế! Tuấn, bạn tôi, trước cũng phản đối như thế. Bữa nay
thì hình như….hết rồi!
Nguyễn Hồng Lam
(FB Nguyễn Hồng Lam)
Không có nhận xét nào