Tập Cận Bình trong bài diễn văn hôm
nay, 2.1.2019, tuyên bố việc Đài Loan độc lập sẽ dẫn đến “thảm họa”. Tập
cổ vũ cho sự “thống nhất” một cách hòa bình, nhưng đồng thời cảnh cáo
không loại trừ việc sử dụng vũ lực để giành quyền kiểm soát Đài Loan.
Ảnh tư liệu về cuộc chiến Biên giới Việt - Trung. |
Trong
ngày 3.01, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng, đã trả
lời báo chí một cách ngang ngược rằng, việc tàu Trung Quốc đâm tàu cá
Việt Nam tại Biển Đông là hành động chấp pháp bình thường.
Đến
ngày 4.1, Tập đã yêu cầu quân đội Trung Quốc chuẩn bị sẵn sàng cho
chiến tranh, nói đất nước đang gặp phải những nguy cơ và thách thức chưa
từng có, chỉ đạo này được đưa ra trong cuộc họp với các quan chức hàng
đầu của Quân ủy Trung ương nước này.
Về
phía Việt Nam, theo Reuter cho biết, một dự thảo đàm phán về COC cho
thấy Hà Nội muốn cấm bất kỳ Khu vực nhận dạng phòng không mới nào trong
khu vực. Việt Nam đang thúc đẩy làm rõ các quyền lợi hàng hải trong luật
pháp quốc tế, ngăn chặn đề xuất của Trung Quốc về việc, cấm các cuộc
tập trận quân sự ở Biển Đông với các nước bên ngoài trừ khi được các bên
ký kết đồng ý. Hà Nội cũng phản đối đề xuất của Bắc Kinh nhằm hạn chế
các thỏa thuận phát triển chung với Trung Quốc và các quốc gia thành
viên ASEAN bằng cách loại trừ các công ty dầu khí nước ngoài. Điều này
có thể khiến Trung Quốc gai mắt trong bối cảnh nước này tăng tốc quân sự
hóa Biển Đông qua chuỗi đảo nhân tạo.
Trong
khi đó, nền kinh tế của Trung Quốc đang gặp nhiều bất ổn, và cách thức
mà chính quyền Bắc Kinh thường sử dụng là: xuất khẩu bất ổn ra bên ngoài
bằng cách gây chiến tranh, xung đột lớn. Bản thân Việt Nam trong những
ngày gần đây đã nhắc nhiều đến sự kiện chiến tranh Tây Nam, một cuộc
chiến tranh bắt buộc (báo Nhân Dân) và một cuộc chiến thực hiện quyền tự
vệ chính đáng.
Câu hỏi đặt ra là, nếu Việt – Trung chiến tranh thì sẽ như thế nào?
Việt
Nam luôn cảnh giác với người láng giềng phía Bắc, cuộc chiến tranh Biên
giới và cuộc chiến tranh Tây Nam luôn là một bài học kinh nghiệm hàng
đầu của Việt Nam trong tìm kiếm thế chủ động trước chiến tranh. Trong
một bài học được Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cho VOV biết, ông Đại
tướng Ngô Xuân Lịch đã tuyên bố: để đất nước không bị bất ngờ, chúng ta
luôn đề cao cảnh giác, đánh giá đúng tình hình, kịp thời phát hiện âm
mưu, thủ đoạn của địch và đề ra phương án ứng phó kịp thời, hiệu quả.
“Ở
vị trí có ý nghĩa chiến lược trọng yếu cả về chính trị, quân sự, Việt
Nam luôn là đối tượng nhòm ngó, xâm lược của các thế lực ngoại bang”,
ông Ngô Xuân Lịch khẳng định.
Tuy nhiên, nếu chiến tranh Việt – Trung xảy ra, thì sẽ thực sự rất phức tạp và có phần yếu thế về phía Hà Nội.
Với
kinh nghiệm chiến tranh 30 năm, sự trừng phạt của Trung Quốc đối với
Việt Nam bị vô hiệu. Lực lượng Trung Quốc rời đi với tổn thất nặng nề.
Thế
nhưng, trong khi Trung Quốc nội địa hóa các loại máy bay, thì Việt Nam
phần lớn dựa vào nguồn cung có sẵn từ Nga. Và bản thân dàn vũ khí mà
Việt Nam sẽ sử dụng để chống lại Trung Quốc cũng nằm trong tay Quân đội
Giải phóng Nhân dân. Tuy nhiên, ý nghĩa của việc làm tấn công và phòng
thủ rất khác nhau.
Theo The National Interest, thì Hà Nội có thể thực hiện quyền tự vệ qua chiến tranh bằng 5 thể loại vũ khí.
Đầu
tiên là Su-27, máy bay chiến đấu hạng nặng do Liên Xô nghiên cứu, chế
tạo, Su-27 bắt đầu về Việt Nam từ giữa những năm 1990, giữ vai trò quan
trọng cho tới ngày nay. Su-27 có ở cả Trung Quốc lẫn Việt Nam, theo
thông tin, Hà Nội có khoảng 12 chiếc với phiên bản khác nhau. Ngoài
nhiệm vụ phòng không đối không, các máy bay này có thể tấn công các mục
tiêu trên bộ và trên biển của Trung Quốc bằng các tên lửa hành trình tầm
xa, chính xác. Kết hợp với mạng lưới phòng không tích hợp của Việt Nam,
Su-27 (cũng như một số máy bay chiến đấu cũ hơn, như MiG-21), không chỉ
dừng ở việc đe dọa đối với Trung Quốc, mà còn tạo thế đánh trả.
Tiếp
theo là tàu ngầm lớp Kilo, các nhà phân tích đồng ý rằng quân đội Trung
Quốc vẫn chưa giải quyết được các vấn đề quan trọng nhất trong chiến
tranh: chống tàu ngầm. Mặc dù Trung Quốc chắc chắn sẽ có lợi thế rất lớn
về tàu ngầm trong những ngày đầu tiên của bất kỳ cuộc xung đột nào, hạm
đội dưới biển của Trung Quốc được tối ưu hóa cho các cuộc tấn công
chống lại tàu mặt nước, nhưng nó lại thiếu thốn kinh nghiệm với tàu ngầm
của đối phương. Việt Nam hiện sở hữu 6 tàu ngầm lớp Kilo từ Nga (mệnh
danh là Hố đen Đại dương vì máy tạo lực đẩy của tàu được cách ly với
thân tàu bằng những thành phần cao su để tránh những rung động tạo ra âm
thanh có thể nghe thấy bên ngoài tàu; tàu có lớp phủ cao su để triệt
tiêu các tiếng động từ bên trong thân tàu, điều phần lớn khiến cho tàu
ngầm bị phát hiện) sẽ gây ra một vấn đề lớn cho Trung Quốc. Nhất là khi
Kilo Việt Nam mang theo cả ngư lôi và tên lửa hành trình chống hạm có
thể gây ra mối đe dọa lớn cho tàu chiến Trung Quốc và các cơ sở ngoài
khơi của Trung Quốc.
Cần
nhắc lại rằng, mặc dù Trung Quốc có thể cố gắng gây áp lực để Nga làm
chậm việc chuyển giao tàu ngầm và đạn dược sang Việt Nam, nhưng Moscow
khó có thể tuân thủ. Việt Nam sẽ trang bị một lực lượng tàu ngầm mạnh mẽ
hơn trong vài năm tới, bao gồm các tàu chiến mới và lớn hơn trước nguy
cơ Trung Quốc.
Thứ
ba có thể nhắc đến là tên lửa hành trình siêu âm P-800 Onyx nằm trong
hệ thống phòng thủ bờ biển K-300 Bastion với 4 xe tự hành K340P (mỗi xe
chở 2 tên đạn tên lửa P-800). Mỗi hệ thống Bastion mang theo được 2 tên
lửa P-800 Onyx, với khả năng đạt tốc độ 2.700 km/h và tầm bắn 300km (sai
số mục tiêu từ 5 đến 15m). Như vậy, mỗi hệ thống có thể bảo vệ một khu
vực đường bờ biển kéo dài 600km khỏi các hoạt động đổ bộ của đối phương.
Trong
những thập kỷ qua, Trung Quốc đã phát triển một loạt các tên lửa hành
trình đáng gờm như là một phần của hệ thống các hệ thống chống tiếp
cận/chống xâm nhập (A2/AD) của họ. Giống như Trung Quốc, Việt Nam từ lâu
đã theo đuổi nhiều hệ thống phóng tên lửa hành trình. Ngày nay, Việt
Nam có thể phóng tên lửa hành trình từ máy bay, tàu mặt nước, tàu ngầm
và các nền tảng trên bờ. Kết hợp lại, những tên lửa này có thể tấn công
các tàu Trung Quốc từ nhiều phía, nhằm áp đảo các hệ thống phòng không
trên tàu của quân đội Trung Quốc. Sự xuất hiện của K-300 Bastion tại các
điểm chiến lược và được bảo vệ bởi mạng lưới phòng không, sẽ hạn chế
nghiêm trọng bán kính hành động của quân đội Trung Quốc.
Cuối
cùng là, tổ hợp tên lửa S-300, tên lửa đất đối không của Việt Nam có
thể gây ra thiệt hại khủng khiếp cho phi công và máy bay Trung Quốc. Cần
nhớ, Trung Quốc chưa bao giờ có kinh nghiệm thực sụ đối đầu với một hệ
thống phòng không tích hợp và tinh vi. Việc Trung Quốc nếu tấn công Việt
Nam buộc Bắc Kinh phải vô hiệu hóa hoặc tránh đối đầu với hệ thống
phòng không của Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam sở hữu S-300 trong mạng
lưới phòng không của mình. S-300 có thể theo dõi và tham gia hàng chục
mục tiêu ở khoảng cách lên đến 75 dặm. Các hệ thống phòng thủ điểm bổ
sung có thể tự bảo vệ S-300 khỏi bị tấn công. Cùng với các máy bay chiến
đấu, S-300 sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện chiến dịch không quân
phối hợp chống lại Việt Nam.
Kết
Việt
Nam không muốn một cuộc chiến toàn diện với Trung Quốc, rõ ràng là như
vậy. Việt Nam không muốn đối đầu với Trung Quốc trong một cuộc chiến dựa
trên khí tài quân sự, vì nó ngốn hết những thiết bị đắt tiền mà Hà Nội
đã mua. Tuy nhiên, Việt Nam chưa bao giờ sợ hãi trước Trung Quốc. Bắc
Kinh phải dè chừng Việt Nam, một nước đã cấu thành quân đội và khí tài
một cách có hiệu quả nhằm ngăn chặn chủ nghĩa phiêu lưu của chủ nghĩa bá
quyền Bắc Kinh. Và cũng bởi vì lòng yêu nước và sự tự tôn của người dân
Việt hàng ngàn năm qua trước người hàng xóm phương Bắc là tiềm lực
chiến tranh tốt cho mọi cuộc chiến, như lịch sử đã chứng minh.
Hoa Nghi
(VNTB)
Không có nhận xét nào