Hai nước lớn Hoa Kỳ và Trung Quốc đều ủng hộ bên này hoặc bên kia
trong Chiến tranh Việt Nam một cách riêng rẽ. Nhưng trong Chiến cục năm
1972 tại Việt Nam, họ đã hình thành mối quan hệ song phương Mỹ – Trung,
có ảnh hưởng đáng kể đến toàn bộ chiến cục ở Việt Nam và bản Hiệp định
Paris 1973.
Sau cuộc gặp gỡ ngày 28/2/1972, giữa Chu Ân Lai và Richard Nixon ký Thông cáo chung Thượng Hải; có 3 điểm liên quan đến Việt Nam. Người ta hiểu rằng đây là sự thoả thuận ngầm của Mỹ – Trung trong việc bán đứng Việt Nam. Họ đã biến Việt Nam đã trở thành món hàng mặc cả để giữ thế cân bằng lực lượng giữa các cường quốc đối với các vấn đề Đông Nam Á và thế giới.
Chu Ân Lai và Richard Nixon trong chuyến thăm chính thức của tổng thống Richard Nixon đến Trung Quốc |
1. Trung Quốc cam kết không can thiệp quân sự vào Đông Dương; đổi lại, Hoa Kỳ cam kết cùng Trung Quốc phối hợp chống “bá quyền” Liên Xô.
2. Trung Quốc chấp nhận kiềm chế Việt Nam; đổi lại, Hoa Kỳ giảm dần đi đến triệt thoái các căn cứ quân sự và quân đội Hoa Kỳ ở Đài Loan.
3. Trung Quốc chấp nhận để Hoa Kỳ giữ nguyên chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, không ủng hộ việc thành lập chính phủ liên hiệp ở miền Nam sau khi có hiệp định hòa bình; đổi lại, Hoa Kỳ ủng hộ Trung Quốc giữ ghế Thành viên cố định tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thay thế Đài Loan.
(*) Ngay sau khi ký thoả thuận với Mỹ, Trung Quốc bắt đầu cắt giảm viện trợ ở Bắc Việt Nam một cách nhanh chóng hoặc cố tình vận chuyển chậm trễ những chuyến hàng viện trợ của Liên Xô cho VNDCCH qua đường biên giới Trung Quốc và liên tục gây sức ép chính trị ngăn cản Việt Nam thống nhất đất nước. Tuy nhiên dưới sự cứng rắn của Tổng bí thư Lê Duẩn Việt Nam đã thống nhất đất nước 3 năm sau đó vào ngày 30/4/1975. Thất bại trong việc ngăn cản Việt Nam thống nhất, Trung Quốc bắt đầu trở mặt quay sang ủng hộ chính quyền Khơ-me đỏ gây hấn với Việt Nam và xua quân lùa qua biến giới Việt Nam đánh chiếm dẫn tới những cuộc đụng độ vũ trang nghiêm trọng từ 1979 – 1989.
(**) Về phía Mỹ, sau khi bắt tay với Trung Quốc, Mỹ đã tiến hành điên cuồng không kích Bắc Việt Nam vào cuối năm 1972. Ép VNCH ký vào bản hiệp định Paris 1973 với nhiều điều khoản bất lợi. Tiến hành rút quân khỏi miền Nam, dần cắt giảm viện trợ cho Chính phủ VNCH – (Đây cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến chính quyền VNCH sụp đổ hoàn toàn.)
Đến năm 1973, Bắc Kinh và Washington mở “văn phòng liên lạc” ở thủ đô mỗi nước, chẳng khác gì đại sứ quán ngoại trừ cái tên, được cho là nhằm bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc.
Ngày 19/1/1974 Mỹ làm ngơ để cho Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam (lúc này đang nằm trong sự kiểm soát vửa VNCH) mặt dù liên tục được phía VNCH yêu cầu hỗ trợ. Không những không có những động thái hỗ trợ VNCH, Mỹ còn gây sức ép ngăn cản Chính phủ VNCH giành lại Hoàng Sa mặc dù Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh cho 4 phi đội tiêm kích F-5 bay từ Biên Hòa ra Đà Nẵng (mỗi phi đội có 24 tiêm kích) kết hợp với 1 phi đội ở Đà Nẵng để chuẩn bị giành lại Hoàng Sa – Nhưng lệnh tác chiến không được ban ra, dù các phi công đều đã tuyên bố sẵn sàng chết để giành lại lãnh thổ đất nước.
BBC hồi tháng 10.2011 dẫn các tài liệu mật của Bộ Ngoại Mỹ cho biết sau trận hải chiến Hoàng Sa, Đô đốc Thomas H. Moorer, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, từng báo cáo với Ngoại trưởng Mỹ lúc bấy giờ là ông Henry Kissinger rằng: “Toàn vùng đó là cả vấn đề. Trường Sa, Hoàng Sa và các đảo khác có cùng vấn đề – đó là vùng lãnh thổ đang tranh chấp. Chúng tôi đã ra lệnh tránh khỏi vùng đó”.
“Mỹ không có lập trường trong việc ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Nam Việt Nam tại các đảo này”, Ngoại trưởng Kissinger nói trong cuộc gặp với ông Hàn Tự, quyền trưởng phái đoàn liên lạc của Trung Quốc tại Washington, vào ngày 23.1.1974.
Mặc dù Mỹ nói không can dự vào trận chiến Hoàng Sa, nhưng Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã theo sát tình hình ở Hoàng Sa, cập nhật tình hình mỗi ngày, theo bài viết nhan đề “CIA theo dõi sát trận Hoàng Sa 1974” do BBC đăng tải ngày 30.12.2013.
Các nhà quan sát cho rằng do mới “làm lành” với Trung Quốc và cũng không muốn xích mích với Bắc Kinh nên Washington đã “án binh bất động” trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974.
VNCH bị Mỹ bán đứng, gây áp lực
“Chừng nào còn một hòn đảo thuộc phần lãnh thổ ấy của VNCH bị nước ngoài chiếm giữ bằng bạo lực thì chừng ấy Chánh phủ và nhân dân VNCH còn đấu tranh để khôi phục những quyền lợi chánh đáng của mình”, chính quyền VNCH ra tuyên cáo vào ngày 14.2.1974 sau khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa.
Với thực lực F-5 lúc bấy giờ có thể giúp VNCH giành lại được Hoàng Sa từ tay Trung Quốc. Nhưng cuối cùng, lực lượng không quân Việt Nam Cộng hòa đã nhận được lệnh không được cất cánh. Cũng theo lời thuật của Nguyễn Thành Trung, khi đó là trung úy phi công Không lực Việt Nam Cộng hòa, kế hoạch này cuối cùng đã không được thực hiện do “Mỹ đã cảnh báo Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu không được hành động”. Ông cho rằng “Nếu ngày đó chiến dịch diễn ra đúng kế hoạch thì bây giờ và các thế hệ con cháu đỡ biết bao nhiêu. Bây giờ Trung Quốc đã chiếm đóng bất hợp pháp ở Hoàng Sa rồi, cái di sản, cái gánh nặng để lại cho các thế hệ con cháu Việt Nam thật là quá nặng nề”.
Nhiều tài liệu quốc tế cho rằng chính Mỹ đã gây áp lực để chính quyền ông Thiệu không ra lệnh xuất kích vì không muốn đụng chạm đến Trung Quốc, lo ngại điều này sẽ làm ảnh hưởng đến kế hoạch rút quân của Mỹ.
Nhưng Mỹ được cho là có một “toan tính” sâu xa hơn khi không can dự vào trận Hoàng Sa năm 1974. Việt Nam và Trung Quốc đều đi theo con đường XHCN. Việc Washington “làm ngơ” cho Trung Quốc ngang nhiên xâm chiếm Hoàng Sa tạo ra sự thù địch giữa Hà Nội và Bắc Kinh, dẫn đến sự chia rẻ giữa các nước Cộng sản.
Sự thật là cho đến nay, giữa Trung Quốc và Việt Nam vẫn còn tồn tại tranh chấp chủ quyền biển đảo tại biển Đông./.
(Quân Sử)
Không có nhận xét nào