Viết về tiêu cực trong dự án Metro
Bến Thành- Suối Tiên, báo Tiền Phong có bài “Ðường hầm tuyến metro số 1
TPHCM: Sai sót, vi phạm rất nghiêm trọng”, nêu “sai phạm” của ông Minh
Quang là gây mất đoàn kết, làm ông Hoàng Như Cương, Phó Ban Quản lý ĐSĐT
phải làm đơn xin nghỉ việc ba lần vì “không hạp” với trưởng ban {1}.
Cách thông tin này dễ làm người đọc hiểu rằng ông Cương đi nước ngoài do
mâu thuẫn với ông Quang.
Dự án metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. |
Nhưng
thực tế, ông Cương đã là Phó Ban MAUR nhiều năm trước khi ông Quang
được bổ nhiệm và còn là Bí thư đảng ủy của MAUR. Ông Quang chỉ mới tiếp
nhận dự án từ tháng 7/2016 và chỉ vướng trách nhiệm sai thủ tục khi
:”bào mòn” tường vây từ 2m xuống còn 1,5m, tiết kiệm cho dự án 4 triệu
USD và rút ngắn 5 tháng thi công. Những con số khủng về đội vốn và sai
phạm tài chính của dự án đã xảy ra trước khi ông Quang được bổ nhiệm và
có phần trách nhiệm của ông Cương, Phó ban kiêm Bí thư đảng ủy.
Củi chạy thoát lò: Ông Phó Ban, Bí thư đảng ủy!
Khác
với dự án đường sắt Cát Linh Hà Đông đội vốn do phát sinh trong quá
trình thi công, Metro Bến Thành Suối Tiên đội vốn lên gấp 2 lần chủ yếu
là do thay đổi thiết kế, yêu cầu sử dụng.
Những
con số khủng về đội vốn và sai phạm tài chính của dự án đã xảy ra trước
khi ông Quang được bổ nhiệm và có phần trách nhiệm của ông Cương, Phó
ban kiêm Bí thư đảng ủy.
Đầu
tiên, dự án có tổng mức đầu tư là 17.000 tỉ đồng, do UBND TP.HCM làm
chủ đầu tư. Theo luật, với quy mô này, dự án xếp vào nhóm A, do Thủ
Tướng phê duyệt và thực tế đã được phê duyệt.
Đến
năm 2011 dự án điều chỉnh một số hạng mục như qui mô nhà ga Bến Thành
từ 2 tầng (diện tích sàn 12.720m2 với chức năng nhà ga trung tâm) tăng
lên 4 tầng (diện tích sàn 30.000m2 với chức năng ga trung tâm tích hợp
Trung tâm thương mại ngầm). Điều chỉnh này làm tăng vốn 3.224 tỉ đồng.
Điều
chỉnh 310m kết cấu hầm với kết cấu vòm sang kết cấu hộp tường vây, kiểu
dáng dầm từ Super T sang dầm chữ U, thay đổi kích thước nhịp từ 33m
xuống 30m, phát sinh thêm 54 trụ cầu (từ 467 trụ lên 519 trụ) khiến giá
trị công trình tăng thêm 1.420 tỉ đồng.
Dự
án được phê duyệt điều chỉnh bằng Quyết định số 178/QĐ-BQLĐSĐT do Phó
trưởng ban Hoàng Như Cương ký, tổng mức đầu tư tương đương 54.006 tỉ
đồng. Tuy nhiên, trong báo cáo của chủ đầu tư trong quyết định
4480/QĐ-UBND vẫn là 47.325 tỉ đồng. Ở đây, cả ông Lê Hoàng Quân - Chủ
tịch UBND TP và ông Cương đều đã ký lạm quyền, vì theo quy định, những
dự án có tổng mức đầu tư trên 30.000 tỉ đồng đã trở thành dự án trọng
điểm quốc gia phải do Quốc Hội phê duyệt. Những lùng nhùng bế tắc của dự
án bắt đầu từ sự lạm quyền ký và triển khai dự án vượt quá thẩm quyền.
Ngoài
sai sót thể thủ tục, thẩm quyền, về quản lý tài chính trong phê duyệt
và thực hiện dự án, điều chỉnh thực tế cũng xảy ra nhiều sai phạm khủng.
Báo
cáo kiểm toán xác định tổng mức đầu tư tăng do nguyên nhân trượt giá và
thay đổi hợp lý trong thiết kế tương đương 29.211 tỉ đồng, chênh lệch
so với QĐ 4480 là 18.114 tỉ, so với QĐ 178 là 24.795 tỉ. Trong đó, tổng
mức đầu tư tính toán chưa hợp lý (hàng trăm mục) khiến tăng 9.668 tỉ
đồng. Kiểm toán nhà nước kiến nghị xử lý tài chính hơn 2.898 tỉ đồng,
bao gồm thu hồi nộp ngân sách 18,25 tỉ đồng; nộp thuế giá trị gia tăng
53,5 tỉ đồng; giảm trừ thanh toán cho các nhà thầu 96,5 tỉ đồng; xử lý
khác là 2.648. Tất cả các khoản này phát sinh ở thời điểm trước khi Lê
Nguyễn Minh Quang tham gia dự án nhưng báo chí Việt Nam cứ nêu con số mà
không đề cập đến trách nhiệm của ai.
Phải
chăng đây là lý do ông đi nước ngoài khi chưa được phép giống như Trịnh
Xuân Thanh hay Vũ Nhôm trước đây? Vì sao báo chí không mấy mặn mà với
ông Bí thư đảng ủy bỏ trốn này mà tập trung vào người đổ vỏ vĩ đại Lê
Nguyễn Minh Quang?
Như
vậy, về trách nhiệm cá nhân ông Hoàng Như Cương phải chịu trách nhiệm
về việc lạm quyền phê duyệt điều chỉnh dự án từ 17.000 tỉ đồng lên
47.000 tỉ đồng và phải chịu một phần trách nhiệm trong số tiền sai phạm
tài chính hơn 2.898 tỉ đồng cần phải xử lý. Phải chăng đây là lý do ông
đi nước ngoài khi chưa được phép giống như Trịnh Xuân Thanh hay Vũ Nhôm
trước đây? Vì sao báo chí không mấy mặn mà với ông Bí thư đảng ủy bỏ
trốn này mà tập trung vào người đổ vỏ vĩ đại Lê Nguyễn Minh Quang? Đây
là câu hỏi khó trả lời trực tiếp mà chỉ có thể suy đoán ai là người
hưởng lợi nếu dự án thất bại?
Không quyết, cũng không trình Quốc Hội
Việc
tuyến metro bị đội vốn từ 17.400 tỉ đồng lên hơn 47.300 tỉ đồng nhưng
chưa được phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án, nên dự án gặp khó
khăn trong việc bố trí vốn.
Dù
UBND TP nhiều lần kêu cứu với các Bộ và Thủ tướng, tiền thì không
thiếu, phía Nhật chấp nhận cho vay ODA theo tỉ lệ 90% tổng mức đầu tư
của dự án, TP.HCM sẵn sàng tự lực chi đối ứng, nhưng do các nguyên tắc,
các Bộ vẫn chỉ bố trí vốn theo phương án 17.000 tỉ ban đầu. Cụ thể, năm
2017, vốn ODA được giao chỉ là 2.119 tỉ đồng, trong khi nhu cầu là 5.422
tỉ đồng (đáp ứng được 39%), giai đoạn 2016-2020 nhu cầu vốn là 20.930
tỉ đồng thì tuyến metro 1 mới được giao 7.500 tỉ đồng (đáp ứng 36%).
Để
đảm bảo tiến độ thi công dự án, UBND TPHCM đã tạm ứng ngân sách 3 lần
với số tiền gần 2.300 tỉ đồng để thanh toán cho nhà thầu thi công. Tuy
nhiên, mới đây căn cứ vào quy định, TP cũng không được tạm ứng vốn mà
phải chờ Quốc Hội phê duyệt.
Sáng
25.6, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên dẫn đầu
đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cùng Phó Chủ tịch UBND
TPHCM Trần Vĩnh Tuyến đã kiểm tra thực tế dự án và đã nghe UBND TP báo
cáo kiến nghị, ông Nguyễn Đức Kiên cũng trả lời theo kiểu nước đôi, đoàn
sẽ cùng với Bộ GTVT và Bộ Kế hoạch – Đầu tư, tìm hiểu xem việc đội vốn
các dự án thay đổi gì về thiết kế, hướng tuyến, kết cấu, chiều dài tuyến
và công năng sử dụng của các nhà ga, dẫn đến tổng mức đầu tư các dự án
phải điều chỉnh.
Về
việc TPHCM có kiến nghị muốn “tự quyết” việc phê duyệt dự án đầu tư
đường sắt đô thị, ông Nguyễn Đức Kiên cảnh báo là “Luật Đường sắt năm
2005 và Luật Đường sắt mới 2017 đều quy định các tuyến đường sắt đô thị
do UBND tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương quyết định đầu tư, nhưng
phải theo quy định thống nhất của Luật Ngân sách và Luật Đầu tư công”,
nhưng ông cũng ỡm ờ gợi ý là “Nghị quyết 54 về thí điểm cơ chế, chính
sách đặc thù cho TPHCM là cơ sở pháp lý để tạo điều kiện về cơ chế chính
sách để TPHCM năng động và thực hiện vai trò đầu tàu phát triển kinh tế
đất nước”.{3}
Cũng
với thái độ nước đôi hứa sẽ xem xét báo cáo nhưng không cho giải ngân
vốn ODA, cũng không cho tạm ứng, Trung ương đã làm dự án cạn hết nguồn
vốn, không tiền trả lương nhân viên và nợ các nhà thầu thi công nhiều
tháng liền ở những hạn mục họ đã thi công hoàn thành.
Thật
kỳ lạ là trong khi Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc Hội có dư thời
giờ để xem bóng đá và làm chuyện đáng xấu hổ là giành nhau với cầu thủ
Quang Hải tấm biển giải thưởng danh hiệu vô địch AFF cúp trước hàng vạn
khán giả và ống kính truyền hình quốc gia, quốc tế, thì lại không có thì
giờ xem xét giải quyết dự án trọng điểm quốc gia. Hệ quả của sự tắc
trách này không chỉ gây lãng phí vốn liếng, ảnh hưởng kinh tế xã hội mà
còn gây sứt mẻ uy tín trong quan hệ đối ngoại.
Muốn Nhật buông tay để Trung Quốc thao túng?
Vào
giữa tháng 11, Đại sứ Nhật tại Việt Nam đã có công văn gởi Thủ Tướng
Chính phủ Việt Nam và lãnh đạo TP.HCM cảnh báo việc chậm trả nợ sẽ gây
khó khăn cho nhà thầu Nhật, ảnh hưởng đến tiến độ công trình. Lãnh đạo
Bộ Kế hoạch Đầu tư rất điềm tĩnh trả lời báo chí nước ngoài là việc này
chờ Quóc Hội thông qua và Bộ này không được giao nhiệm vụ báo cáo Quốc
Hội.{4} Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ thì dũng cảm cho rằng số
nợ 100 triệu là rất nhỏ!!!
Ngày
25-12, Bộ trưởng Bộ Đất đai, cơ sở hạ tầng, giao thông và du lịch Nhật
Bản Keiichi Ishii cho biết ông đã có cuộc hội đàm với Phó thủ tướng
Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể trước đó vào buổi sáng
cùng ngày về số tiền nợ của dự án Metro. Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng
và Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã bày tỏ rằng phía Việt Nam, đặc biệt là
TP.HCM đang bắt đầu các thủ tục để thanh toán những chi phí còn lại.{5}
Những
thông tin này không chỉ được báo chí trong nước quan tâm mà là chủ đề
nóng nhiều báo đài quốc tế như Spunhik của Nga, BBC, VOA quan tâm đăng
tải.
Đặc
biệt là những năm gần đây, nguồn vốn ODA của các quốc gia và định chế
quốc tế dành cho Việt Nam ngày càng thắt chặt đến mức cạn kiệt, Nhật Bản
là quốc gia hiếm hoi nếu không nói là duy nhất còn ưu ái tiếp tục tài
trợ ODA. Thế nhưng sau bê bối tham nhũng Xa lộ Đông Tây, tuyến đường sắt
phía Bắc, lần này lại xảy ra chây ì trả nợ, vì sao các Bộ, Chính Phủ
không chút e ngại trước cảnh báo của nguồn cung ứng ODA hiếm hoi còn lại
này? Tại sao báo chí lại khủng bố người đổ vỏ Lê Nguyễn Minh Quang mà
lãng quên kẻ ăn ốc Bí thư đảng ủy đã trốn ra nước ngoài?
Xu
thế mở rộng cửa đón nhà đầu tư Trung Quốc của Đảng và chính quyền Việt
Nam ngày càng rõ, càng sâu đậm. Trung Quốc được ưu đãi mọi lĩnh vực,
được mời đón ở mọi miền đất nước. Đặc biêt lượng người Trung Quốc mua
nhà ở TP.HCM năm qua tăng vọt. Người Trung Quốc cũng công khai ý muốn
giành lấy dự án Metro Bến Thành- Suối Tiên.
Đây
không phải suy đoán của người Việt mà chín trang mạng Jaipo, cổng thông
tin Nhật Bản đã đưa tin “Ngày 16/10, Báo Sichuan Daily của Trung Quốc
thông tin: Tập đoàn cục 6 đường sắt Trung Quốc, đơn vị nhà thầu dự án
đường sắt Cát Linh – Hà Đông kế hoạch thôn tính dự án Metro TP.HCM từ
tay nhà thầu Nhật Bản. Tập đoàn cục 6 đường sắt Trung Quốc có cuộc họp
tổng kết quý III năm 2017, đồng thời đưa ra các dự án đầu tư mới năm
2018…..
Tập
đoàn cục 6 Trung Quốc đã lên kế hoạch cụ thể, giúp phía Việt Nam thanh
lý toàn bộ hợp đồng với nhà thầu Sumitomo Nhật. Sau đó sẽ thay thế nhà
thầu Sumitomo hoàn thành ự án theo đúng bản thiết kế cũ với chi phí thấp
hơn và đảm bảo sử dụng công nghệ tốt nhất của Trung Quốc.
Ngoài
ra, Tập đoàn cục 6 Trung Quốc cũng có phương án dự phòng trong trường
hợp TP.HCM không đồng ý sự xuất hiện của nhà thầu Trung Quốc. Đó là Tập
đoàn sẽ thành lập liên doanh với nhà thầu Sumitomo Nhật Bản. Trong đó
phía Trung Quốc sẽ đảm bảo hoàn toàn vấn đề tài chính để dự án được thực
hiện một cách nhanh nhất. Trong khi vẫn đảm bảo giữ nguyên toàn bộ
thiết kế và công nghệ từ phía Nhật Bản”. {6}
Yêu nước là cái gai cần loại bỏ!
Về
tính cách và thực tế hành động, Lê Nguyễn Minh Quang không chỉ nghiêm
khắc minh bạch trong chọn thầu, đã từng va chạm và làm nản lòng, vô hiệu
hóa các thủ thuật mua chuộc của nhà thầu Trung Quốc, mà còn dũng cảm
thể hiện lòng yêu nước, tự hào, chống ngoại xâm một cách công khai. Fb
có nick Huong Quynh của nhà báo Tuổi Trẻ đã viết rằng thời làm Tổng Giám
Đốc , ông Quang đã đặt tên các phòng làm việc, phòng họp trong công ty
theo tên của các danh nhân lịch sử, địa danh chiến thắng quân Tàu như
Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng và khi về Ban Quản Lý dự án Đường sắt ông cũng
thực hiện tương tự như vậy.
Fb
Pham Minh Hoang, một bạn học cùng thầy ở Pháp với ông Quang, hiện là
giảng viên Đại Học cũng có bài viết ca ngợi tâm huyết, lòng yêu nước của
Quang. Chính giáo sư hướng dẫn luận văn Tiến sĩ của Quang đã viết thư
cho chính phủ Việt Nam bày tỏ sự hài lòng về Quang và đề nghị tiếp tục
gởi cho ông những sinh viên nhiệt huyết như vậy.
Còn ngồi ghế Trưởng Ban, chắc hẳn ông Quang sẽ là cái gai, là viên đá cản đường doanh nghiệp Trung Quốc.
Mặt
khác, trong bối cảnh Trung Quốc đang bành trướng ở Biển Đông, vị trí
địa chính trị của Việt Nam hết sức quan trọng với người Nhật. Các quan
chức Việt Nam ý thức điều đó nên hồn nhiên đu dây trong thế ngư ông đắc
lợi. Sự minh bạch của người Nhật không đáp ứng quyền lợi riêng, họ cứ
rộng tay chào đón người Trung Quốc vì biết rằng người Nhật không thể vì
kinh tế mà mất chính trị. Trong cuộc họp báo, Bộ trưởng Nhật đã phải
xuống giọng kêu gọi “Trong thời gian tới đây, Nhật Bản mong muốn sẽ sử
dụng hiệu quả và áp dụng những kiến thức, kỹ thuật tiên tiến của Nhật để
giúp Việt Nam ngày càng phát triển hơn nữa các dự án cơ sở hạ tầng chất
lượng cao.
Ngoài
ra, trong lĩnh vực bảo an trên biển như hoạt động phòng chống hải tặc,
Bộ trưởng Keiichi Ishii nói máy bay của các cơ quan bảo an trên biển
Nhật Bản đã sang Việt Nam từ ngày 25 đến 28-12. Hoạt động phái cử lần
này nhằm đẩy mạnh hợp tác giữa các cơ quan bảo an trên biển của cả hai
nước, đồng thời tăng cường trật tự trên vùng biển mở và tự do, trên tinh
thần thượng tôn pháp luật của khu vực Ấn Độ Dương — Thái Bình Dương”
{5}
Gió Bấc
-------------------
(RFA)
Không có nhận xét nào