Luật An ninh mạng của Việt Nam sẽ bắt
đầu có hiệu lực từ hôm nay ngày 1/1 năm 2019 khiến cho việc biểu đạt ý
kiến trên mạng ở Việt Nam trở nên khó khăn hơn.
Luật An ninh mạng của Việt Nam được cho là đàn áp các tiếng nói bất đồng |
Trong
khi đó, đạo luật này cũng đã bị các tổ chức quốc tế chỉ trích là ‘mô
hình kiểm soát thông tin toàn trị’. Hà Nội được cho rằng đã bắt chước
Bắc Kinh trong việc kiểm duyệt nội dung Internet một cách đàn áp.
Đạo luật này yêu cầu các công ty Internet phải dỡ bỏ các nội dung mà chính quyền cho là ‘độc hại’.
Các
công ty công nghệ khổng lồ như Facebook và Google sẽ phải giao nộp dữ
liệu người dùng nếu được chính quyền yêu cầu và phải mở văn phòng đại
diện ở Việt Nam, đạo luật này quy định.
Hồi
tháng 11, Bộ Công an đã ra thông tư hướng dẫn thực thi Luật An ninh
mạng và cho thời hạn 12 tháng để các công ty cung cấp dịch vụ internet ở
Việt Nam tuân thủ.
Bộ
Công an cũng nói rằng Đạo luật này nhằm đẩy lùi các cuộc tấn công mạng
và nhổ sạch các ‘thế lực phản động và thù địch’ vốn sử dụng Internet để
kích động bạo lực và bất đồng, theo bản ghi phiên chất vấn tại phiên họp
Quốc hội hồi tháng 10.
Đạo luật này đã được Quốc hội Việt Nam thông qua hồi tháng 6.
Facebook nói rằng họ cam kết bảo vệ quyền của người dùng và tạo điều kiện để mọi người có thể biểu đạt dự do và an toàn.
“Chúng
tôi sẽ dỡ bỏ những nội dung vi phạm chuẩn mực của Facebook khi chúng
tôi được thông báo,” Facebook cho biết trong một email gửi đến hãng tin
AFP và nói rằng hãng này có quy trình rõ ràng để xử lý các yêu cầu từ
các chính phủ trên thế giới.
Hà Nội cho biết hãng Google đã có những bước mở văn phòng đại diện ở Việt Nam để tuân thủ đạo luật.
Đạo
luật cũng cấm những người sử dụng Internet ở Việt Nam lan truyền những
thông tin được cho là chống phá Nhà nước, chống phá chính quyền, xuyên
tạc lịch sử và ‘đăng tải những thông tin thất thiệt có thể gây hiểu nhầm
và phá hoại các hoạt động kinh tế-xã hội’.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) đã kêu gọi giới chức cộng sản sửa chữa lại đạo luật và hoãn thực thi.
“Đạo
luật này nhằm để nâng cao hơn nữa khả năng giám sát sâu rộng của Bộ
Công an để truy tìm những người chỉ trích và củng cố sự độc quyền lãnh
đạo của Đảng Cộng sản,” ông Phil Robertson, phó giám đốc khu vực châu Á
của HRW, được AFP dẫn lời nói.
Đạo
Luật An ninh mạng có hiệu lực chỉ một tuần sau khi Hội Nhà báo Việt Nam
thông qua bản quy tắc ứng xử mới dành cho các nhà báo về cách sử dụng
mạng xã hội. Theo đó, các nhà báo bị cấm đăng tin tức, hình ảnh hay bình
luận ‘đi ngược lại’ với quan điểm của Nhà nước.
Ông
Daniel Bastard thuộc tổ chức Nhà báo Không biên giới được AFP dẫn lời
lên án những quy định này đối với nhà báo cũng như Luật An ninh mạng.
Ông gọi đây là ‘mô hình kiểm soát thông tin một cách chuyên chế’.
(VOA)
Không có nhận xét nào