Chiến hạm USS McCampbell của Mỹ hoạt động tại Thái Bình Dương, năm 2005. Chiến hạm này đã hành quân vào Hoàng Sa đầu tháng 1/2019. |
Trong buổi họp báo ngày 16/1/2017 tại Hà Nội, Ngoại trưởng Việt Nam,
ông Phạm Bình Minh nói rằng việc tiến hành soạn thảo Bộ qui tắc ứng xử
trên Biển Đông (COC) là chậm trễ, và nhiều điểm từ trong Tuyên bố về bộ
qui tắc ứng xử (DOC) không được các bên tham gia nghiêm túc coi trọng.
Ngoài ra trong buổi họp báo ông Phạm Bình Minh còn đưa ra những bình luận khác về quan hệ với các cường quốc trên Biển Đông, về những nghi ngờ tiết lộ nội dung việc thương lượng giữa các bên.
Nội dung của cuộc họp báo này được trang tiếng Anh Vietnam News của nhà nước Việt Nam đăng tải, trong khi đó tất cả các tờ báo lớn bằng tiếng Việt lại không có.
Đánh giá về những phát biểu của ông Phạm Bình Minh, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, một nhà quan sát độc lập làm việc tại Singapore nói với RFA:
“Điều ông ấy nói rất là mới, từ trước giờ chưa có ai Bộ trưởng Ngoại giao nói thẳng như thế cả. Mà nói thẳng ra lúc này là tốt, vì cái khác biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc từ trước đến nay ai cũng rõ nhưng chưa ai nói rõ cả, nói rõ như vậy là rất tốt, nhất là với quốc tế.”
DOC được đưa ra từ năm 2002, đến 2012 thì COC bắt đầu được soạn thảo với mong muốn điều tiết được những xung đột trên Biển Đông giữa các quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, và Brunei là những nước đang có những tranh chấp về lãnh hải trên biển.
Ông Phạm Bình Minh có nói đến việc COC phải là một văn bản có sự ràng buộc về pháp lý. Ông không đề cập đến Trung Quốc, nhưng nhiều nhà quan sát cho rằng chính Bắc Kinh là quốc gia không muốn có một sự ràng buộc về pháp lý, để có thể dễ dàng thao túng khi tranh chấp với các quốc gia Đông Nam Á nhỏ và yếu hơn.
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nói tiếp;
“COC là phải có tính pháp lý, không chỉ Việt Nam mà những nước khác nữa, chỉ có Trung Quốc thì quan niệm rằng biển đảo là của họ, các nước khác phải khai thác chung với họ, nói như thế ai mà chịu được.”
Trích dẫn những phát biểu của ông Phạm Bình Minh, tác giả Keegan Elmer của tờ Bưu điện Hoa Nam tại Hong Kong cho rằng Việt Nam đang mệt mỏi và mất kiên nhẫn với tiến trình đàm phán trên Biển Đông.
Ông Hà Hoàng Hợp cho rằng tựa đề đó trên tờ Bưu Điện Hoa Nam là không đúng, vì ông Phạm Bình Minh chỉ nói rõ ra quan điểm của Việt Nam xưa nay mà thôi. Ngoài ra ông Hà Hoàng Hợp còn nói rằng ông Phạm Bình Minh cũng muốn ám chỉ là Trung Quốc đang câu giờ để họ có thể từ từ chiếm đóng các đảo, xây đảo nhân tạo, lập nên một hiện trạng và bắt các quốc gia khác phải công nhận.
Liên quan đến sự hiện diện của các cường quốc như Mỹ, Anh, Nhật Bản trong khu vực Biển Đông, ông Phạm Bình Minh nói rằng việc các cường quốc tìm kiếm đồng minh là một lẽ tự nhiên, và Việt Nam cũng như các quốc gia nhỏ khác cũng phải tìm cách sống còn trong sự cạnh tranh đó.
Ông nhấn mạnh rằng Việt Nam luôn duy trì một đường lối đối ngoại độc lập.
Cuộc họp báo của ông Phạm Bình Minh diễn ra vài ngày sau việc chiến hạm Mỹ USS McCampell đi sát các đảo do Trung Quốc chiếm giữ tại quần đảo Hoàng Sa.
Đây là diễn biến mới nhất của cái gọi là chiến dịch tự do hàng hải do Mỹ chủ xướng cùng các đồng minh Anh, Úc, Pháp kéo dài trong ba năm qua nhằm thách thức tất cả những đòi hỏi chủ quyền biển xung quanh những đảo đá nhỏ trên Biển Đông.
Bộ ngoại giao Việt Nam lên tiếng khẳng định chủ quyền của mình tại Hoàng Sa.
Cũng tác giá Keegan Elmer, dựa theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam viết trên tờ Bưu điện Hoa Nam cho rằng Việt Nam đang lợi dụng việc Mỹ và đồng minh phương Tây tiến hành chiến dịch tự do hàng hải để tái khẳng định chủ quyền của mình, hơn nữa theo tác giả này Việt Nam muốn thể hiện sự ủng hộ của mình với các “đồng minh” phương Tây, và điều này có thể làm Trung Quốc giận dữ.
Theo ông Hà Hoàng Hợp, tác giả này nhìn sai những động thái của Việt Nam, vì thực ra quan điểm và hành động của Việt Nam đối với các cuộc tuần tra tự do hàng hải từ trước đến nay không có gì thay đổi.
Ông Hà Hoàng Hợp nói về quan hệ của Việt Nam với các cường quốc bên ngoài khi các nước này can dự vào Biển Đông:
“Khi Trung Quốc bắt nạt một nước nhỏ, mà có một nước khác chống lại việc đó thì không chỉ Việt Nam có lợi mà bất cứ nước nhỏ nào rơi vào hoàn cảnh đó cũng đều có lợi.”
Một tác giả trong nước là nhà nghiên cứu Biển Đông, Thạc sĩ Hoàng Việt cũng có ý kiến tương tự như ông Hà Hoàng Hợp, ông nói với hãng BBC rằng:
Nếu nhận định rằng Việt Nam nhân cơ hội McCampbell để tái khẳng định chủ quyền trên Biển Đông thì tôi cho rằng có thể họ đã không theo sát các phát biểu của Việt Nam. Cá nhân tôi cho rằng trong các vấn đề liên quan đến Biển Đông, đặc biệt khi có tầu tuần tra tới khu vực này, Việt Nam luôn lên tiếng khẳng định chủ quyền của mình
Liên quan đến nhận định rằng Việt Nam lần đầu tiên trở nên cứng rắn hơn với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, ông Hoàng Việt nhận định:
“Không phải là bây giờ Việt Nam mới cứng rắn hơn. Một mặt Việt Nam vẫn muốn duy trì quan hệ với Trung Quốc, thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ, và Việt Nam cần phải bảo vệ những lợi ích của Việt Nam ở Biển Đông mà những lợi ích này hoàn toàn được quốc tế công nhận. Nên Việt Nam phải cương quyết điều đó vì nếu Việt Nam không giữ được thì Việt Nam sẽ mất hết. Quan điểm của Việt Nam từ trước là thống nhất như vậy.”
Thông tin Việt Nam trở nên cứng rắn với Bắc Kinh được hãng Reuters loan báo trước đây ít lâu, nói rằng đã xem được bản nháp của văn bản COC tại cuộc họp giữa ASEAN và Trung Quốc tại Vientiane, Lào.
Tại cuộc họp báo ngày 16/1/2019, trả lời câu hỏi về những thông tin rò rỉ rằng ASEAN và Trung Quốc có những bất đồng không thể dàn xếp được, ông Phạm Bình Minh nói rằng việc thương thảo ASEAN Trung Quốc diễn ra trong những cuộc họp kín, còn ngoài ra là những lời đồn đoán.
Ông Hà Hoàng Hợp nhận định với đài RFA:
“Tôi không đồn đoán nhưng nói thẳng vào sự việc thì Trung Quốc cho rằng những vùng nằm trong đường chín đoạn là của họ. Trong khi những quốc gia khác cũng có tranh chấp, thì như vậy là khác nhau về mặc nguyên tắc rồi.”
Ông Hà Hoàng Hợp nói thêm về những điểm bất đồng mà Trung Quốc khó chấp nhận khi Việt Nam đưa vào COC, ví dụ như không tuyên bố vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông, không quân sự hóa Biển Đông,…
Việc đàm phán COC trở nên nhanh hơn trong hai năm gần đây khi Trung Quốc có vẻ tích cực hơn trong việc đàm phán cũng các đối tác ASEAN. Theo ông Hoàng Việt mặc dù việc hình thành COC còn xa nhưng cũng có hy vọng là Trung Quốc sẽ bị sức ép của cộng đồng quốc tế sẽ phải nhường bước, và trong sức ép đó có sự nao núng của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ diễn ra trong năm 2018.
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp có nhận định khác, ông cho rằng cuộc chiến thương mại Mỹ Trung hiện nay nằm ở tầm mức khác, là cuộc cạnh tranh giữa một siêu cường lâu đời và một cường quốc đang lên, Việt Nam chưa chắc có lợi gì trong cuộc cạnh tranh này.
Ngoài ra trong buổi họp báo ông Phạm Bình Minh còn đưa ra những bình luận khác về quan hệ với các cường quốc trên Biển Đông, về những nghi ngờ tiết lộ nội dung việc thương lượng giữa các bên.
Nội dung của cuộc họp báo này được trang tiếng Anh Vietnam News của nhà nước Việt Nam đăng tải, trong khi đó tất cả các tờ báo lớn bằng tiếng Việt lại không có.
Đánh giá về những phát biểu của ông Phạm Bình Minh, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, một nhà quan sát độc lập làm việc tại Singapore nói với RFA:
“Điều ông ấy nói rất là mới, từ trước giờ chưa có ai Bộ trưởng Ngoại giao nói thẳng như thế cả. Mà nói thẳng ra lúc này là tốt, vì cái khác biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc từ trước đến nay ai cũng rõ nhưng chưa ai nói rõ cả, nói rõ như vậy là rất tốt, nhất là với quốc tế.”
DOC được đưa ra từ năm 2002, đến 2012 thì COC bắt đầu được soạn thảo với mong muốn điều tiết được những xung đột trên Biển Đông giữa các quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, và Brunei là những nước đang có những tranh chấp về lãnh hải trên biển.
Ông Phạm Bình Minh có nói đến việc COC phải là một văn bản có sự ràng buộc về pháp lý. Ông không đề cập đến Trung Quốc, nhưng nhiều nhà quan sát cho rằng chính Bắc Kinh là quốc gia không muốn có một sự ràng buộc về pháp lý, để có thể dễ dàng thao túng khi tranh chấp với các quốc gia Đông Nam Á nhỏ và yếu hơn.
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nói tiếp;
“COC là phải có tính pháp lý, không chỉ Việt Nam mà những nước khác nữa, chỉ có Trung Quốc thì quan niệm rằng biển đảo là của họ, các nước khác phải khai thác chung với họ, nói như thế ai mà chịu được.”
Trích dẫn những phát biểu của ông Phạm Bình Minh, tác giả Keegan Elmer của tờ Bưu điện Hoa Nam tại Hong Kong cho rằng Việt Nam đang mệt mỏi và mất kiên nhẫn với tiến trình đàm phán trên Biển Đông.
Ông Hà Hoàng Hợp cho rằng tựa đề đó trên tờ Bưu Điện Hoa Nam là không đúng, vì ông Phạm Bình Minh chỉ nói rõ ra quan điểm của Việt Nam xưa nay mà thôi. Ngoài ra ông Hà Hoàng Hợp còn nói rằng ông Phạm Bình Minh cũng muốn ám chỉ là Trung Quốc đang câu giờ để họ có thể từ từ chiếm đóng các đảo, xây đảo nhân tạo, lập nên một hiện trạng và bắt các quốc gia khác phải công nhận.
Liên quan đến sự hiện diện của các cường quốc như Mỹ, Anh, Nhật Bản trong khu vực Biển Đông, ông Phạm Bình Minh nói rằng việc các cường quốc tìm kiếm đồng minh là một lẽ tự nhiên, và Việt Nam cũng như các quốc gia nhỏ khác cũng phải tìm cách sống còn trong sự cạnh tranh đó.
Ông nhấn mạnh rằng Việt Nam luôn duy trì một đường lối đối ngoại độc lập.
Cuộc họp báo của ông Phạm Bình Minh diễn ra vài ngày sau việc chiến hạm Mỹ USS McCampell đi sát các đảo do Trung Quốc chiếm giữ tại quần đảo Hoàng Sa.
Đây là diễn biến mới nhất của cái gọi là chiến dịch tự do hàng hải do Mỹ chủ xướng cùng các đồng minh Anh, Úc, Pháp kéo dài trong ba năm qua nhằm thách thức tất cả những đòi hỏi chủ quyền biển xung quanh những đảo đá nhỏ trên Biển Đông.
Bộ ngoại giao Việt Nam lên tiếng khẳng định chủ quyền của mình tại Hoàng Sa.
Cũng tác giá Keegan Elmer, dựa theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam viết trên tờ Bưu điện Hoa Nam cho rằng Việt Nam đang lợi dụng việc Mỹ và đồng minh phương Tây tiến hành chiến dịch tự do hàng hải để tái khẳng định chủ quyền của mình, hơn nữa theo tác giả này Việt Nam muốn thể hiện sự ủng hộ của mình với các “đồng minh” phương Tây, và điều này có thể làm Trung Quốc giận dữ.
Theo ông Hà Hoàng Hợp, tác giả này nhìn sai những động thái của Việt Nam, vì thực ra quan điểm và hành động của Việt Nam đối với các cuộc tuần tra tự do hàng hải từ trước đến nay không có gì thay đổi.
Ông Hà Hoàng Hợp nói về quan hệ của Việt Nam với các cường quốc bên ngoài khi các nước này can dự vào Biển Đông:
“Khi Trung Quốc bắt nạt một nước nhỏ, mà có một nước khác chống lại việc đó thì không chỉ Việt Nam có lợi mà bất cứ nước nhỏ nào rơi vào hoàn cảnh đó cũng đều có lợi.”
Một tác giả trong nước là nhà nghiên cứu Biển Đông, Thạc sĩ Hoàng Việt cũng có ý kiến tương tự như ông Hà Hoàng Hợp, ông nói với hãng BBC rằng:
Nếu nhận định rằng Việt Nam nhân cơ hội McCampbell để tái khẳng định chủ quyền trên Biển Đông thì tôi cho rằng có thể họ đã không theo sát các phát biểu của Việt Nam. Cá nhân tôi cho rằng trong các vấn đề liên quan đến Biển Đông, đặc biệt khi có tầu tuần tra tới khu vực này, Việt Nam luôn lên tiếng khẳng định chủ quyền của mình
Liên quan đến nhận định rằng Việt Nam lần đầu tiên trở nên cứng rắn hơn với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, ông Hoàng Việt nhận định:
“Không phải là bây giờ Việt Nam mới cứng rắn hơn. Một mặt Việt Nam vẫn muốn duy trì quan hệ với Trung Quốc, thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ, và Việt Nam cần phải bảo vệ những lợi ích của Việt Nam ở Biển Đông mà những lợi ích này hoàn toàn được quốc tế công nhận. Nên Việt Nam phải cương quyết điều đó vì nếu Việt Nam không giữ được thì Việt Nam sẽ mất hết. Quan điểm của Việt Nam từ trước là thống nhất như vậy.”
Thông tin Việt Nam trở nên cứng rắn với Bắc Kinh được hãng Reuters loan báo trước đây ít lâu, nói rằng đã xem được bản nháp của văn bản COC tại cuộc họp giữa ASEAN và Trung Quốc tại Vientiane, Lào.
Tại cuộc họp báo ngày 16/1/2019, trả lời câu hỏi về những thông tin rò rỉ rằng ASEAN và Trung Quốc có những bất đồng không thể dàn xếp được, ông Phạm Bình Minh nói rằng việc thương thảo ASEAN Trung Quốc diễn ra trong những cuộc họp kín, còn ngoài ra là những lời đồn đoán.
Ông Hà Hoàng Hợp nhận định với đài RFA:
“Tôi không đồn đoán nhưng nói thẳng vào sự việc thì Trung Quốc cho rằng những vùng nằm trong đường chín đoạn là của họ. Trong khi những quốc gia khác cũng có tranh chấp, thì như vậy là khác nhau về mặc nguyên tắc rồi.”
Ông Hà Hoàng Hợp nói thêm về những điểm bất đồng mà Trung Quốc khó chấp nhận khi Việt Nam đưa vào COC, ví dụ như không tuyên bố vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông, không quân sự hóa Biển Đông,…
Việc đàm phán COC trở nên nhanh hơn trong hai năm gần đây khi Trung Quốc có vẻ tích cực hơn trong việc đàm phán cũng các đối tác ASEAN. Theo ông Hoàng Việt mặc dù việc hình thành COC còn xa nhưng cũng có hy vọng là Trung Quốc sẽ bị sức ép của cộng đồng quốc tế sẽ phải nhường bước, và trong sức ép đó có sự nao núng của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ diễn ra trong năm 2018.
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp có nhận định khác, ông cho rằng cuộc chiến thương mại Mỹ Trung hiện nay nằm ở tầm mức khác, là cuộc cạnh tranh giữa một siêu cường lâu đời và một cường quốc đang lên, Việt Nam chưa chắc có lợi gì trong cuộc cạnh tranh này.
Kính Hòa
(RFA)
Không có nhận xét nào