Mở đầu năm 2019, Hoa Kỳ ngay lập tức
gửi tàu chiến đến khu vực quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp giữa Việt
Nam và Trung Quốc ở Biển Đông. Đây là hoạt động tuần tra thường xuyên
của Hoa Kỳ kể từ năm 2015 trở lại đây tại khu vực Biển Đông nhằm thách
thức đòi hỏi quá đáng về chủ quyền của Trung Quốc ở vùng nước tranh
chấp.
Các tàu chiến Mỹ (Arleigh Burke, USS McCampbell) dẫn đường cho các tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ và Nhật Bản trong cuộc tập trận chung ở Guam hôm 21/1/2016 |
Hôm
7/1, đài CNBC của Mỹ dẫn nguồn tin từ Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ
cho biết khu trục hạm USS McCampbell đã đi vào khu vực 12 hải lý của ba
đảo Cây, Linh Côn và Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Người
phát ngôn của hạm đội, bà Rachel McMarr được CNBC dẫn lời cho biết Hoa
Kỳ đang thực hiện họat động tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông và
hoạt động này không nhắm đến một quốc gia nào hay đưa ra bất kỳ một
tuyên bố chính trị nào.
Người
phát ngôn của hạm đội, bà Rachel McMarr được CNBC dẫn lời cho biết Hoa
Kỳ đang thực hiện họat động tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông và
hoạt động này không nhắm đến một quốc gia nào hay đưa ra bất kỳ một
tuyên bố chính trị nào.
Tuy
nhiên, theo Thạc sĩ Hoàng Việt, thành viên quỹ Nghiên cứu Biển Đông của
Việt Nam, chuyến tuần tra mới nhất của tàu Mỹ ở Hoàng Sa đang gửi ra
một thông điệp tới Trung Quốc.
“Gần
đây có việc chính phủ Mỹ đóng cửa thì Trung Quốc cũng tỏ ra có những
hành động cứng rắn hơn. Gần đây nhất là các chiến đấu cơ của Trung Quốc
đã yêu cầu một số máy bay nước ngoài phải khai báo với Trung Quốc trong
vùng mà Trung Quốc tuyên bố là vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa
Đông. Điều đó cho thấy Trung Quốc muốn nhân dịp Hoa Kỳ đang bận rộn với
những việc nội bộ của mình thì thể hiện sức mạnh của mình. Tôi nghĩ
trong trường hợp đó thì lực lượng quân sự của Hoa Kỳ cũng có tiếng nói
riêng và nó cho thấy là mối quan tâm của Hoa Kỳ đối với vấn đề Biển Đông
chưa hề giảm sút.”
Hôm
4/1, một video clip được truyền hình Trung Quốc phát đi cho thấy một
phi công Trung Quốc đang chuyển đi thông điệp bằng tiếng Anh yêu cầu một
máy bay không xác định phải khai báo nhận diện vì đã đi vào vùng nhận
dạng phòng không trên biển Hoa Đông nơi Trung Quốc cũng đang có tranh
chấp về chủ quyền với Nhật Bản.
Việt Nam cần có Mỹ
Những
hoạt động FONOPS của Mỹ ở Biển Đông theo nhận định của một số chuyên
gia quốc tế là đã giúp ích cho Việt Nam trong đối đầu Việt Trung liên
quan đến vấn đề chủ quyền ở Biển Đông.
Giáo
sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc, trong bài viết được đăng
trên blog cá nhân hôm 5/12/2018 nhận định có ba lợi thế mà Việt Nam có
được từ các hoạt động tuần tra của chương trình Tự do hàng hải của Hoa
Kỳ (hay còn gọi là FONOPS):
“Thứ
nhất, chương trình FONOPS duy trì thách thức về mặt pháp lý đối với các
đòi hỏi quá đáng về chủ quyền không hợp lý của Trung Quốc…. Thứ hai,
chương trình FONOPS giúp duy trì cân bằng lỏng của cường quốc biển tại
Biển Đông vì các tuần tra của Hải quân Hoa Kỳ cho thấy sự hiện diện và
là biểu tượng hiện hữu là Hoa Kỳ có quyền lợi ở Biển Đông. Thứ ba,
FONOPS chuyển sự chú ý từ đối đầu Việt Trung trong trung tâm xung đột ở
Biển Đông sang tập trung vào đối đầu Trung Mỹ”.
Trung
Quốc hiện đòi hỏi đến 90% diện tích Biển Đông qua đường đứt khúc 9 đoạn
nước này tự vẽ ra trên biển nhưng đã bị Tòa Trọng tài Quốc tế bác bỏ
tính hợp lý trong một phán quyết vào năm 2016.
Việt
Nam là nước đã thành công trong việc góp phần khiến Mỹ lần đầu tiên lên
tiếng bày tỏ lập trường của mình về vấn đề Biển Đông vào năm 2010 khi
Việt Nam là Chủ tịch luân phiên của ASEAN.
Tại
Hà Nội vào tháng 7 năm 2010, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã
khẳng định: “Hoa Kỳ, như mọi quốc gia, có lợi ích quốc gia trong việc tự
do đi lại, tự do đi vào vùng biển chung của châu Á, và tôn trọng luật
pháp quốc tế ở Biển Đông. Chúng tôi chia sẻ những lợi ích không chỉ với
các thành viên Asean hoặc những người tham dự Diễn đàn khu vực Asean, mà
còn với các quốc gia gần biển khác và cộng đồng quốc tế rộng hơn”.
Nhận xét về vai trò của Hoa Kỳ đối với Việt Nam trong việc bày tỏ lập trường về vấn đề Biển Đông, Thạc sĩ Hoàng Việt nói:
“Việt
Nam gần đây gần như đơn độc trong việc có một tiếng nói riêng ở khu vực
Biển Đông. Trước đây Philippines có tiếng nói mạnh mẽ ở Biển Đông thì
gần đây Tổng thống Duterte lại muốn hướng về Trung Quốc nên có hòa hoãn
hơn. Cho nên Việt Nam cần một đồng minh tự nhiên, không phải là đồng
minh ký kết. Đồng minh này phải ủng hộ quan điểm của Việt Nam cho nên vì
vậy nếu có sự quan tâm của Hoa Kỳ trong khu vực này đặc biệt là Biển
Đông thì tiếng nói của Việt Nam cũng sẽ tốt hơn.”
Hành
động được cho là cứng rắn gần đây của Việt Nam với Trung Quốc là việc
Việt Nam đưa ra những đề nghị trong bản dự thảo quy tắc ứng xử của các
bên ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc. Việt Nam đã đề nghị
không chấp nhận vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông, làm rõ các vấn
đề chủ quyền trên biển theo luật quốc tế, không chấp nhận đòi hỏi cấm
tập trận với các nước ngoài khu vực trên Biển Đông do Trung Quốc đưa ra.
Đây là những đề nghị được các chuyên gia quốc tế đánh giá là khó lòng
được Trung Quốc chấp nhận.
Tăng tần suất tuần tra nhưng không cản được Trung Quốc
Hoa
Kỳ dưới thời của Tổng thống Donald Trump đã gia tăng các hoạt động tuần
tra ở Biển Đông và có những hành động được cho là cứng rắn hơn với
Trung Quốc trên lĩnh vực thương mại.
Theo
thống kê của Sáng kiên Minh bạch Hàng hải Châu Á của Trung Tâm Chiến
lược và Nghiên cứu Quốc tế ở Mỹ, trong năm 2016, chính quyền của Tổng
thống Obama thực hiện 3 cuộc tuần tra FONOPS. Nhưng kể từ sau khi Tổng
thống Donald Trump lên nắm quyền vào đầu năm 2017, chỉ trong khoảng thời
gian từ tháng 5/2017 đến tháng 10 năm 2017, Hoa Kỳ đã thực hiện 4 cuộc
tuần tra FONOPS ở Biển Đông.
Theo
số liệu mà Đài Á Châu Tự Do thống kê từ các cuộc tuần tra FONOPS được
truyền thông quốc tế đăng tải, trong năm 2018, tàu chiến Hoa Kỳ đã thực
hiện ít nhất 5 cuộc tuần tra như vậy.
FONOPS
dưới thời của Tổng thống Trump đã trở nên thường xuyên hơn và đã vượt
quá mức đi qua không gây hại (innocent passage transits). - GS. Carl
Thayer
Giáo sư Carl Thayer nhận định trong bài viết của mình rằng “FONOPS
dưới thời của Tổng thống Trump đã trở nên thường xuyên hơn và đã vượt
quá mức đi qua không gây hại (innocent passage transits)”
Theo
Công ước về Luật biển của Liên hiệp quốc 1982, đi qua không gây hại có
nghĩa là tàu chiến hay tàu ngầm đi qua vùng nước phải có cờ, và tàu ngầm
phải đi nổi trên mặt nước.
Theo
Thạc sĩ Hoàng Việt, những hoạt động tuần tra của FONOPS mặc dù vậy
không có mấy tác dụng trong việc ngăn chặn Trung Quốc trong việc quân sự
hóa khu vực Biển Đông, mà chỉ có tính thách thức về mặt pháp lý.
“Các
hoạt động FONOPS chỉ thách thức chút ý về pháp lý chứ về mặt quân sự
hóa thì không có gì nhiều. Nói cho cùng ngay cả các nhà nghiên cứu của
Hoa Kỳ cũng xác nhận là không có cách nào ngăn cản và dẹp bỏ các cơ sở
quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông trừ khi xảy ra chiến tranh mà
cuộc chiến tranh đấy chắc cả Hoa Kỳ và Trung Quốc mong muốn điều đó.”
Theo
Thạc sĩ Hoàng Việt, cả 7 thực thể địa lý và khu vực quần đảo Hoàng Sa
đã được Trung Quốc cho xây lấp kiên cố và thiết lập các căn cứ quân sự
bất chấp những phản đối của Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác trong thời
gian qua.
Tại
cuộc họp báo sau Đối thoại Ngoại giao An ninh Mỹ Trung thường niên diễn
ra vào tháng 11 năm ngoái, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết
Trì còn kêu gọi Hoa Kỳ ngưng đưa tàu chiến và máy bay quân sự tới gần
các đảo mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền, đồng thời khẳng định Bắc Kinh có
quyền xây dựng các cơ sở quốc phòng cần thiết trên những nơi được cho
là lãnh thổ của Trung Quốc.
Không
những thế, Trung Quốc gần đây còn điều tàu chiến đi sát đến mức nguy
hiểm tàu chiến của Mỹ khi tàu Mỹ đi vào vùng 12 hải lý quanh các thực
thể mà Trung Quốc bồi đắp ở vùng tranh chấp. Cụ thể là vụ tàu chiến
Trung Quốc đi sát tàu Decatur của Mỹ chỉ ở khoảng cách 41 mét khi tàu
này đi qua đá Gaven ở quần đảo Trường Sa vào hồi cuối tháng 9 vừa qua.
Chuyên
gia quân sự Trung Quốc thậm chí còn kêu gọi tấn công tàu Mỹ. Hồi đầu
tháng 12 vừa qua, tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc trích lời ông Đái
Húc, Đại tá không quân, Viện trưởng Viện an toàn hàng hải và hợp tác của
Trung Quốc, nói rằng nếu tàu chiến Mỹ cứ tiếp tục đi vào lãnh hải Trung
Quốc, thì Trung Quốc nên gửi hai tàu chiến đến vùng lãnh hải đó, một
chiếc để chặn tàu Mỹ, còn chiếc kia sẽ đâm vào tàu của Mỹ.
Cựu
sĩ quan tình báo Hải Quân Mỹ James Fanell trong một bản tường trình gửi
Ủy ban tình báo thượng viện Mỹ hồi tháng đầu tháng 5 năm 2018, cho biết
từ tháng 10/2015 trở lại đây, Trung Quốc đã cho tàu theo sát hầu như
mọi hoạt động của tàu Hải quân Hoa Kỳ ở khu vực Biển Đông. Ông Fanell
nhận định “tàu chiến hải quân Trung Quốc vào và hoạt động trong khu vực
Biển Đông, chuyển chiến lược bao phủ khu vực sang chiến lược đối đầu
trực tiếp. Sự thay đổi này cho thấy bằng chứng về ý định Trung Quốc sẽ
sử dụng lực lượng quân sự để đạt dược những mục tiêu chiến lược qua đe
dọa và bắt nạt, bất chấp việc họ vẫn khẳng định về sự phát triển hòa
bình”
Để
tăng cường sức ép lên Trung Quốc, Hoa Kỳ thời gian qua cũng kêu gọi các
đồng minh tham gia vào chương trình FONOPS ở Biển Đông.
Anh
Quốc hồi tháng 9 năm ngoái đã điều tàu chiến đi sát quần đảo Hoàng Sa.
Theo Reuters, Bắc Kinh đã phải điều máy bay và tàu chiến ra để theo dõi
tàu của Anh.
Trước
đó, vào tháng 6, Pháp và Anh đã thực hiện hoạt động tuần tra chung qua
Đá Vành Khăn, Subi và Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa đang tranh chấp
giữa các nước. Theo Diplomat, trong năm 2017, Pháp đã cho ít nhất 5 tàu
chiến đi vào khu vực Biển Đông.
Theo
Thạc sĩ Hoàng Việt, những hoạt động FONOPS dồn dập của nhiều nước ở
Biển Đông góp phần thách thức về mặt pháp lý đối với đòi hỏi chủ quyền
của Trung Quốc và tỏ thái độ mạnh mẽ hơn đối với Trung Quốc nhưng sẽ
không làm thay đổi được vấn đề quân sự hóa khu vực Biển Đông mà Trung
Quốc đã và vẫn đang thực hiện.
(RFA)
Không có nhận xét nào