(NV) – Hôm 2 Tháng Giêng, 2019 – ngày
thứ hai kể từ thời điểm Luật An Ninh Mạng chính thức có hiệu lực thi
hành, giới trí thức và các nhà hoạt động xã hội dân sự tiếp tục bày tỏ
phản ứng về Luật này trên mạng xã hội.
Linh Mục Nguyễn Đình Thục cùng giáo dân Song Ngọc tuyên bố "bất tuân Luật An Ninh Mạng" hôm 1 Tháng Giêng.(Hình: Facebook Nguyễn Đình Thục) |
Dường
như đây là hai giới không hề bị tác động bởi những thông tin mang tính
cảnh báo và răn đe trên truyền thông Việt Nam về Luật An Ninh Mạng.
Trong
những ngày qua, báo Zing và nhiều báo khác đều nhấn mạnh rằng mọi hành
vi thông tin sai sự thật, làm nhục, vu khống trên mạng “đều vi phạm pháp
luật, có thể khiến người vi phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự.” Cho
dù giờ đây, với Luật An Ninh Mạng đã có hiệu lực, các post Facebook của
blogger là giới trí thức, hoạt động xã hội dân sự đều có nguy cơ bị nhà
cầm quyền quy kết là vi phạm luật nêu trên với khái niệm mơ hồ là “sử
dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử vi phạm
an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội bao gồm các hoạt động chống nhà
nước, xuyên tạc lịch sử…”
Thay
cho việc bày tỏ suy nghĩ trực tiếp, Linh Mục Nguyễn Đình Thục post ảnh
ông cùng hàng chục giáo dân Song Ngọc cầm các biểu ngữ “bất tuân Luật An
Ninh Mạng” hôm 1 Tháng Giêng.
Nhà
hoạt động Dương Đại Triều Lâm cho biết ý kiến trên trang cá nhân: “Đối
với những người hoạt động xã hội dân sự, bất đồng chính kiến ở Việt Nam
thì nhà cầm quyền đã có quá nhiều điều luật để bắt giam hay bỏ tù họ như
Điều 109, 117, 167 của Bộ Luật Hình Sự CSVN. Vì vậy, có thêm một Luật
An Ninh Mạng cũng không có tác động gì quá lớn đến tư tưởng, chính kiến
hay hoạt động của nhóm người này trong thực tiễn lẫn trên không gian
mạng.”
Trong
khi đó, Luật Sư Lê Công Định thêm một lần nữa khẳng định trên trang cá
nhân: “Luật An Ninh Mạng của Việt Nam được ban hành nhằm biến nhà nước
trở thành hacker lớn nhất trên không gian mạng, và cư dân mạng do đó trở
nên kém an toàn hơn bao giờ hết trên mạng Internet và mạng xã hội. Vì
vậy, (nhà cầm quyền) đừng tiếp tục ngụy biện rằng ‘138 quốc gia khác
cũng có Luật An Ninh Mạng.’ Thật ra, chỉ giống nhau cái tên, còn luật
pháp của người ta khác mình, bởi người ta theo thể chế chính trị tam
quyền phân lập, còn mình là xứ CS độc tài toàn trị. Mọi so sánh để biện
minh đều khập khiễng. Đó là lý do vì sao cộng đồng quốc tế, đặc biệt các
nước Châu Âu, đều lên tiếng quan ngại Luật An Ninh Mạng của Việt Nam,
chứ không phải luật của nước nào khác.”
Cho
dù thời điểm này, mọi ý kiến quan ngại về Luật An Ninh Mạng bị xem là
đã trễ, tuy vậy, một số trí thức vẫn nêu quan điểm về Luật này trên mạng
xã hội trái với thông tin mang tính định hướng từ nhà cầm quyền. Một
trong số đó, Giáo Sư Ngô Bảo Châu bình luận trên trang cá nhân: “Một câu
hỏi cần đặt ra là trong Luật An Ninh Mạng, có điều khoản nào bảo vệ
người dân trước những nguy cơ bị bán thông tin cá nhân hay không. Có
điều khoản nào cấm hoặc hạn chế, điều chỉnh việc các tổ chức công và tư
thu thập, lưu trữ các thông tin cá nhân khi chưa được cá nhân đó cho
phép hay không?”
(Người Việt)
Không có nhận xét nào