Từ ngày 4-1 đến nay, cuộc chiến giữ đất
của 200 hộ dân Lộc Hưng với lực lượng cưỡng chế của chính quyền gồm hàng
trăm công an, dân phòng, với đủ loại thiết bị cơ giới xe ủi, máy xúc
đập phá nhà đã kéo dài một tuần. Hàng chục ngôi nhà đã bị đập tan hoang
vỡ vụn, mái tôn, tường gạch đổ nát. Người dân ở đây, chủ yếu là giáo dân
đã cố gắng kềm chế nên không xảy ra đổ máu như ở Hải Phòng, Dak Nong
nhưng tinh thần “tử chiến” cũng quyết liệt không kém. Hình ảnh trên mạng
xã hội cho thấy có người dân lấy thân mình nằm chắn trước bánh xích của
xe ủi đất của chính quyền. Máu chưa đổ nhưng hàng chục người đã bị bắt.
Cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng ngày 4/1/2018 |
Cưỡng chế hay là khủng bố?
Vườn
rau Lộc Hưng thuộc phường 6 quận Tân Bình, TP.HCM gần sát cư xá Bắc
Hải, thuộc trung tâm của Sài Gòn là nơi cư ngụ và trồng rau của hàng
trăm hộ giáo dân công giáo di cư từ năm 1954 đến nay, đa số các hộ đã
trải qua ba bốn thế hệ.
Thời
điểm cưỡng chế diễn ra ngay sau tết dương lịch và dự kiến kéo dài đến
90 ngày có nghĩa là trải qua cả kỳ tết nguyên đán nên hết sức bất nhẫn
với người bị cưỡng chế. Về cách thức cưỡng chế cũng hết sức vô pháp, bao
lực và tàn nhẫn. Hoàn toàn không phù hợp với cung cánh hành xử của một
nhà nước cai trị với người dân bản xứ mà giống như cách cưỡng chiếm của
đạo quân nước ngoài với người dân đất nước bị chiếm đóng. Trước đó,
chính quyền dùng loa thông báo lệnh giải toản rồi cho lưc lượng rào
chắn, phong tỏa xung quanh khu vực giải tỏa. Đêm 4-1, các phương tiện cơ
giới máy xúc, máy ủi tràn vào đập phá nhà cửa, tài sản người dân trong
khu vực cũng bị chiếm đoạt. Hàng chục người chống đối đã bị bắt giữ, và
chỉ được thả ra sau khi cuộc đập phá nhà cửa đã hoàn thành.
Ngày
8-1, một đợt cưỡng chế đập phá mới lại được thực hiện với mức độ tàn
khốc tương tự. Hình ảnh từ video clip của báo Người Việt cho thấy hiện
trường nhà cửa bị đập phá không thua kém gì những khu phố Arap bị
Taliban hay IS tấn công khủng bố {1}
Thu hồi không có cơ sở pháp lý, đạo lý
Trả
lời VOA tiếng Việt về khía cạnh pháp lý trong việc cưỡng chế tháo dỡ
hàng trăm ngôi nhà ở khu Vườn rau Lộc Hưng, Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc
thuộc đoàn Luật sư TP.HCM đã phân tích: “Tôi cho rằng việc lực lượng
cưỡng chế của chính quyền kết hợp với doanh nghiệp tiến hành cưỡng chế
là không đúng trình tự pháp luật theo quy định về Thu hồi đất, hoặc
Cưỡng chế tháo dỡ.
Nếu
chính quyền muốn thu hồi đất thì trước đó phải có quyết định thu hồi,
giải quyết việc bồi thường cho người dân và bố trí tái định cư cho họ
trong trường hợp họ không có chỗ ở”.
“Khi
tháo dỡ công trình xây dựng được gọi là trái phép thì cũng phải theo
trình tự. Phải có biên bản vi phạm hành chính, phải có quyết định xử
phạt hành chính yêu cầu tháo dỡ, nếu không tháo dỡ thì có quyết định
cưỡng chế. Tất cả phải theo trình tự và tống đạt cho người vi phạm”, LS.
Trịnh Vĩnh Phúc nói.
“Cưỡng
chế rầm rộ, bất kể sự ổn định, quyền sống, chỗ cư trú, tính mạng, tài
sản của bao nhiêu người cho thấy hành động đó quyết liệt đến mức thô
bạo. Theo tôi, việc đó rõ ràng không phù hợp cả về góc độ pháp lý lẫn
đạo lý” {2}
Cưỡng
chế rầm rộ, bất kể sự ổn định, quyền sống, chỗ cư trú, tính mạng, tài
sản của bao nhiêu người cho thấy hành động đó quyết liệt đến mức thô
bạo. Theo tôi, việc đó rõ ràng không phù hợp cả về góc độ pháp lý lẫn
đạo lý - LS. Trịnh Vĩnh Phúc
Luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế Giới Luật Pháp, TP HCM bình luận với BBC: "
"....
theo chính sách pháp luật về đất đai của Việt Nam, nếu người dân sử
dụng đất ổn định từ trước 15/10/1993 (ngày luật Đất đai 1993 có hiệu lực
pháp luật), Nhà nước có trách nhiệm phải công nhận và cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho người dân mà không truy nguyên nguồn gốc."
“Sở
dĩ có chính sách này là xuất phát từ bất cập của luật Đất đai năm 1987.
Theo luật Đất đai năm 1987, người dân không được tặng cho, mua bán, thế
chấp, cầm cố, để lại thừa kế đối với quyền sử dụng đất. Tuy nhiên,
chính sách này đi ngược lại với quy luật khách quan, trên thực tế người
dân vẫn mua bán, tặng cho, để lại thừa kế, cầm cố, thế chấp… mà nhà nước
không thể kiểm soát được."
"Do
đó, buộc chính quyền phải sửa đổi luật Đất đai năm 1987 bằng luật Đất
đai năm 1993 (có hiệu lực kể từ ngày 15/10/1993). Theo Luật mới, người
dân được quyền chuyển nhượng, tặng cho, cầm cố, thế chấp, để lại thừa kế
quyền sử dụng đất. Để giải quyết hậu quả của các giao dịch trái pháp
luật đã diễn ra trước 15/10/1993, nhà nước yêu cầu người dân kê khai
việc sử dụng đất. Với tư cách là đại diện chủ sở hữu, bằng quyền lực nhà
nước, nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để công nhận theo
hiện trạng sử dụng đất của người dân trên cơ sở kê khai sử dụng đất của
người dân."
"Đất
nước này là của chung nên nhà nước không thể buộc những người có đất bị
thu hồi phải hy sinh cho lợi ích quốc gia bằng cách buộc họ nhận tiền
đền bù với giá thấp hơn giá thị trường gấp nhiều lần trong khi những
người khác thì không."{3}
“Báo hèn, nhà báo hèn!”
Dư
luận cộng đồng mạng xã hội như bùng vỡ những thông tin cầu cứu, phê
phán, thương xót… bằng đủ mọi thể loại hình ảnh, bài viết, video, khẩu
hiệu. Ngày 9-1 với từ khóa “Cưỡng chế vườn rau lộc Hưng” Goole đã cho
thấy 72.900 kết quả tìm kiếm. Các báo đài của kiều bào Việt ở nước ngoài
như Người Việt, các đài BBC, VOA tiếng Việt cũng liên tục đưa thông tin
bình luận.
Thế
nhưng đặc biệt ở Việt Nam, trước một sự việc khủng bố bất nhẫn, thương
tâm, chà đạp lên đời sống, số phận của hàng trăm gia đình một cách kinh
hoàng đã và sẽ diễn ra trong thời gian dài sắp tới nhưng tất tần tật hơn
700 tờ báo, cơ quan ngôn luận của xứ sở thiên đàng này lại hoàn toàn
cấm khẩu. Một tuần qua, trên 700 cơ quan ngôn luận quốc doanh hoàn toàn
không có một câu chữ nào về cuộc cưỡng chế long trời lở đất này. Thật là
hiện tượng kỳ lạ
Công an đến cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng ngày 4/1/2018 |
Xin
thưa, tiểu tựa “Báo hèn, nhà báo hèn!” nặng nề trên đây chúng tôi
“mượn” chép nguyên văn từ tựa bài viết trên Fb của Luật sư Trần Vũ Hải,
một luật sư khá đình đám và có quan hệ thân thiết, cởi mở với nhiều nhà
báo và các cơ quan báo chí. Hẳn khi gõ phím dòng chữ ngắn ngủi này anh
phải đau lòng và phẫn uất đến cùng cực nên không ngại đến mất lòng những
quan hệ riêng tư. Luật sư Trần Vũ Hải đã viết; “….. Nhiều hộ dân sinh
sống từ lâu ở đây cho biết, đây là khu đất người Bắc di cư từ năm 1954.
Tuy không có giấy tờ, nhưng họ cũng đề nghị chính quyền địa phương cho
kê khai sử dụng đất theo chính sách và pháp luật đất đai của nước CHXHCN
Việt nam, nhưng địa phương vẫn bỏ lơ. Nay lấy cớ phục vụ cho dự án xây
dựng một trường công, chính quyền TPHCM đã thúc ép địa phương cưỡng chế
hàng trăm hộ dân ở đây, không có quyết định thu hồi đất, quyết định
cưỡng chế, bồi thường theo quy định của pháp luật, gây ra thảm cảnh đau
thương cho những người dân lành tại đây.
Điều
rất ngạc nhiên, chưa thấy báo chí nào, nhà báo nào của Việt nam, đặc
biệt tại TPHCM lên tiếng, điều tra, tìm hiểu về sự việc này. Nếu người
dân ở đây sai, hãy chỉ ra họ sai gì và tại sao sai, nếu chính quyền sai,
hãy viết rõ như vậy. Hay ít nhất nêu sự việc và ý kiến của người dân và
chính quyền. Nhưng các báo lẫn nhà báo (trên mạng) im lặng tuyệt đối.
Đối với họ, phải chăng tới gần nghìn người dân ở đây không phải là đồng
bào của họ? Đất ở vườn rau Lộc Hưng là đất ở “nước lạ”?
Còn
đối với tôi, đó là báo hèn, nhà báo hèn! Xin lỗi, nhiều bạn của tôi,
làm trong làng báo chí Việt, nếu tôi quá nặng lời! Nhưng sự thật là như
vậy.
Nếu bạn nào đồng ý với tôi, xin hãy chia sẻ!”{4}
Cùng
tâm trạng bi phẫn ấy, ngày 9-1, nữ nhà báo Bạch Hoàn, từng có nhiều bài
viết gây sóng gió trên Tuổi Trẻ, VTV cũng viết trên fb
“Không một dòng tin
Suốt
từ 4h sáng đến giờ, tôi đã có lần 5 lần vào trang Báo Mới tìm kiếm từ
khoá “Vườn rau Lộc Hưng”, nhưng kết quả đều không có lấy một dòng tin.
Vụ
cưỡng chế đất đai ở khu Vườn rau Lộc Hưng (Q.Tân Bình, TP.HCM), báo chí
đã không còn biết xấu hổ với Nhân dân, với lương tâm và trách nhiệm
nghề nghiệp của người cầm bút.
Người
ta nói, có 200 căn nhà bỗng chốc thành đống đổ nát. Khi chính quyền đối
diện với Nhân dân bằng máy xúc, máy ủi thì tất cả những gì còn lại chỉ
là những vỡ vụn của số phận con người. Vậy mà, báo chí không có lấy một
dòng tin xác thực.
200
căn nhà bị phá, đồng nghĩa bao nhiêu cuộc đời phải chịu ngậm đắng nuốt
cay? Thật xấu hổ cho cả nền báo chí vì chẳng thể tìm ra con số ấy. Dẫu
biết rằng, con số nào cũng vậy, một người hay một ngàn người... đều đau
đớn như nhau.
Không
một chính quyền tử tế nào lại đẩy người dân từ trong mái ấm của họ ra
đường, biến họ từ những người có nơi có chốn trở thành người vô gia cư,
nhằm giành lấy khu đất để dâng lên cho dự án này, dự án kia mà báo chí
không có lấy một dòng minh bạch.
Thay
vì thảo luận với dân, đối thoại, tìm hiểu nguyện vọng của dân, giải
quyết vướng mắc cho dân, sắp xếp cho dân có nơi chốn đàng hoàng, thì họ
bất chấp, hất dân ra đường.
Vụ Vườn rau Lộc Hưng, như thế mà báo chí không có lấy một dòng tin”. {5}
Báo chí bị cấm khẩu chứ không đi sau. Thưa ông Trưởng Ban!
Chiều
28/12,tại hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2018, triển
khai nhiệm vụ năm 2019 trước 600 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo
chí toàn quốc và các bộ ngành, ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị,
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã kết luận rằng, mạng xã hội đang ảnh
hưởng sâu rộng đến xã hội, báo chí là thông tin đi sau mạng xã hội, dù
nhiều trường hợp báo chí biết trước thông tin. Thực tế, kênh thông tin
của báo chí rất đa dạng, đội ngũ thông tin báo chí rất đông, hoàn toàn
có thể chủ động thông tin, nhưng sự chậm trễ của báo chí đã trao lợi thế
cho mạng xã hội trong việc thông tin.
“Đúng
là thách thức từ mạng xã hội đối với báo chí là rất lớn, nhưng thách
thức lớn hơn chính là tư tưởng, tâm thế thất bại, thua cuộc của người
làm báo. Ngoài ra, còn có việc hành động chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ,
thiếu hiệu quả của các cơ chế phối hợp, cũng như cơ chế quản lý nhà
nước”, ông Thưởng đánh giá.
Đúng
là thách thức từ mạng xã hội đối với báo chí là rất lớn, nhưng thách
thức lớn hơn chính là tư tưởng, tâm thế thất bại, thua cuộc của người
làm báo.- Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương
Trưởng
ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, nếu đội ngũ người làm báo chủ động,
nhạy bén, các cơ quan báo chí tỉnh táo, thực hiện chặt chẽ quy trình
phê phán các xu hướng tiêu cực, cực đoan, độ chính xác thấp của mạng xã
hội; các cơ quan nắm thông tin kịp thời cung cấp thông tin cho báo chí…
thì “chúng ta sẽ nắm chắc được quyền chủ động thông tin”. Qua đó, sẽ lấy
lại niềm tin của công chúng với báo chí, làm được điều đó báo chí cách
mạng mới thực sự là lực lượng dẫn dắt định hướng dư luận.{6}
Phát
biểu của ông Trưởng Ban vẫn còn nóng hổi nhưng báo chí cách mạng lần
này lại tệ hơn, không đi sau (có đi đâu mà trước hay sau). Họ đồng loạt
cấm khẩu không nói một tiếng à ừ dù người dân rất mong được nghe họ nói.
Người đọc rất muốn nghe những lời phản biện với các luật sư Trần Vũ
Hải, Phùng Thanh Sơn về các căn cứ pháp lý để thu hồi đất, chứng minh
rằng chuyện chính quyền đập phá nhà dân không đền bù là đúng đắn. Nhưng
rất tiếc, tất thảy đều im lặng, chừng như bị ai đó có quyền năng cấm
đoán.
Chúng
tôi mong rằng, với tư cách là Tổng Biên Tập chung cho 700 tờ báo, ông
Thưởng hãy chỉ đạo cho họ mở miệng để phản biện, tranh luận với mạng xã
hội để định hướng thông tin kẻo người dân hoang mang quá vào tính chính
danh của chính quyền cách mạng hiện nay.
Nhà báo cũng là nhân chứng nói: Đất là của dân
Đặc
biệt trong vụ cưỡng chế đất Lộc Hưng, duy nhất một nhà báo dũng cảm mở
miệng nhưng chỉ trên fb của mình. Nguyễn Phương Nam là cây bút đình đám
của báo Pháp Luật TP.HCM thủa nhỏ sống ngay tại khu vực này đã viết
trung thực về nguồn gốc khu đất bị giải tỏa từng gắn với mối tình đầu
lãng mạn của mình.
Hãy
cho báo chí mở miệng, hãy công khai những chứng cứ đây là đất công,
người dân chiếm giữ bất hợp pháp, hãy công khai bản đồ quy hoạch các
công trình công ích sẽ xây dựng và đàm phán với người dân về giải pháp
khả thi, đó là giải pháp cần thiết của chính quyền liêm chính và minh
bạch.
Trong
khi chính quyền lu loa cho rằng đây là đất chính quyền Pháp giao cho
ngành Bưu Điện để xác định đây là dất công, nhà báo Phương Nam khẳng
định đây là đất tư, trước 1975 người dân gọi là ao rau muống của bà Cả
do bà có nhiều ao rau muống ở đây cùng nhiều người Bắc di cư khác. Theo
mô tả của Phương Nam, đất khu rau muốn và các khu vực công cộng khác đều
có ranh giới rõ ràng. “Khu vực ao rau muống này rộng lắm, mưa xuống là
ếch nhái kêu uềnh oang, nơi đây cũng là vùng đệm giữa Đài phát tín Chí
Hòa (Gia Định) hay còn gọi là Nhà giây thép gió Chí Hòa và Cư xá sĩ quan
Chí Hòa (Sài Gòn, nay là cư xá Bắc Hải)….Má tui kể đất của Đài phát tín
Chí Hòa rộng lắm và phía sau ao rau muống bà Cả cũng rất rộng.”{7}
Hãy
cho báo chí mở miệng, hãy công khai những chứng cứ đây là đất công,
người dân chiếm giữ bất hợp pháp, hãy công khai bản đồ quy hoạch các
công trình công ích sẽ xây dựng và đàm phán với người dân về giải pháp
khả thi, đó là giải pháp cần thiết của chính quyền liêm chính và minh
bạch. Việc báo chí bị cấm khẩu đã dẫn đến những đồn đoán bất minh. Luật
sư Trịnh Vĩnh Phúc đã phân tích “Thu hồi đất không có quyết định, cưỡng
chế không có quyết định là vì họ muốn tránh bị người dân khiếu kiện. Họ
triệt tiêu quyền khiếu kiện đã được pháp luật quy định của người dân.
Như vậy, người dân sẽ gặp khó khăn như dựa vào đâu, khiếu nại về hành
động gì, khi mà họ ập tới làm và không để lại biên bản, quyết định,
thông báo, giấy tờ gì hết. Tất cả hành động đều bất ngờ, cấp thời, không
để lại bất cứ giấy mực, tài liệu ghi nhận sự việc, thì việc khiếu kiện
của người dân cũng rất khó”.
Gió Bấc
2-https://www.voatiengviet.com/a/cuong-che-vuon-rau-loc-hung-bat-hop-phap-...
3 · https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46778850
4- https://www.facebook.com/tranhai.vune?__tn__=%2CdKH-R-R&eid=ARAajw5_dp4k...
5 -https://www.facebook.com/bachhoanvtv24
6-https://dantri.com.vn/su-kien/ong-vo-van-thuong-su-cham-tre-cua-bao-chi-...
7 - https://www.facebook.com/phuongnamnb/posts/2318015754877189
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
(RFA)
Không có nhận xét nào