Tưởng Vạn An (chắt của Tưởng Giới Thạch) thuộc Quốc dân đảng cũng ca ngợi lập trường này của Tiến sĩ Thái Anh Văn, đồng thời cũng bác bỏ đề xuất của ông Tập.
South China Morning Post ngày 21/1 đưa tin, tỉ lệ ủng hộ của cử tri Đài Loan với Tiến sĩ Thái Anh Văn đã tăng mạnh sau khi bà thẳng thừng bác bỏ kêu gọi thống nhất từ phía Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Theo kết quả thăm dò mới nhất của tổ chức Trưng cầu dân ý Đài Loan, tỉ lệ ủng hộ bà Thái Anh Văn đã tăng từ 24% lên 34,5% sau phát biểu cam kết bảo vệ Đài Loan lẫn sự thịnh vượng của hòn đảo này trước áp lực từ Đại lục.
Trong phát biểu nhân dịp kỷ niệm 40 năm Thư gửi đồng bào Đài Loan, ngày 2/1 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất ý tưởng nối lại đàm phán 2 bờ eo biển dựa trên nguyên tắc "một Trung Quốc" và "một nước, hai chế độ".
Đồng thời ông Tập Cận Bình cũng cảnh báo bất kỳ "thế lực nào đòi Đài Loan độc lập" sẽ phải đối mặt với các phản ứng mạnh mẽ và không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực.
Ngay lập tức, bà Thái Anh Văn đã tuyên bố, mô hình "một quốc gia hai chế độ" mà Trung Quốc đề xuất không phù hợp với Đài Loan.
Theo ông Wang Kao-cheng, Trưởng khoa Quan hệ quốc tế Đại học Đạm Giang, Đài Loan, phát biểu của ông Tập Cận Bình hôm 2/1 như ném một chiếc phao cho bà Thái Anh Văn đúng lúc cần nhất.
Tiến sĩ Thái Anh Văn đã phải chịu áp lực rất lớn từ các nhân vật cứng rắn trong Đảng Dân chủ tiến bộ cầm quyền, kể từ thất bại trong cuộc bầu cử địa phương vào tháng 11 năm ngoái, lý do được cho là thành tích kém cỏi của bộ máy cầm quyền.
Quốc dân đảng đã kiểm soát 15 trong số 22 thành phố và quận, bao gồm cả "thành trì" của Dân tiến đảng ở Cao Hùng. Vào thời điểm đó, truyền thông và giới phân tích cho rằng bà Thái Anh Văn sẽ phải đối mặt với thử thách rất lớn trong việc được Dân tiến đảng lựa chọn để tái tranh cử năm 2020. [1]
The New York Times ngày 21/1 đánh giá, Tiến sĩ Thái Anh Văn đã chớp cơ hội thể hiện thái độ rõ ràng, dứt khoát với những phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình, khác hẳn phong cách thận trọng thường ngày của bà khi phản ứng về mối quan hệ giữa hai bờ eo biển.
Bà Thái Anh Văn nói rằng: "Dân chủ là giá trị và lẽ sống mà nhân dân Đài Loan trân quý. Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc hãy dũng cảm tiến bước lên dân chủ".
Theo The New York Times, đại đa số dân chúng Đài Loan muốn duy trì sự độc lập trên thực tế như hiện nay, nhưng không muốn có tuyên bố chính thức nào để tạo cớ cho Trung Quốc sử dụng vũ lực.
Nhưng đồng thời, dân chúng Đài Loan cũng có khuynh hướng phản đối bất kỳ sự uy hiếp nào từ Bắc Kinh, nên phản ứng của bà Thái Anh Văn trước đe dọa từ ông Tập Cận Bình đã khiến nhiều người Đài Loan nhìn vị lãnh đạo của mình với ánh mắt khác.
Tuần trước, Chủ tịch Quốc dân đảng Ngô Đôn Nghi phát biểu với các đảng viên đảng mình rằng, "nhận thức chung 1992" giữa 2 bờ eo biển về nguyên tắc "một Trung Quốc, tùy cách hiểu mỗi bên" chẳng liên quan gì đến mô hình "một nước hai chế độ" mà ông Tập Cận Bình đề cập.
Nghị sĩ Tưởng Vạn An (chắt của Tưởng Giới Thạch) thuộc Quốc dân đảng cũng ca ngợi lập trường này của Tiến sĩ Thái Anh Văn, đồng thời cũng bác bỏ đề xuất của ông Tập Cận Bình:
"Đài Loan không phải là Hồng Kông, đa số dân chúng Đài Loan không thể chấp nhận một nước hai chế độ." [2]
Hồng Thủy
Giáo Dục
Theo kết quả thăm dò mới nhất của tổ chức Trưng cầu dân ý Đài Loan, tỉ lệ ủng hộ bà Thái Anh Văn đã tăng từ 24% lên 34,5% sau phát biểu cam kết bảo vệ Đài Loan lẫn sự thịnh vượng của hòn đảo này trước áp lực từ Đại lục.
Trong phát biểu nhân dịp kỷ niệm 40 năm Thư gửi đồng bào Đài Loan, ngày 2/1 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất ý tưởng nối lại đàm phán 2 bờ eo biển dựa trên nguyên tắc "một Trung Quốc" và "một nước, hai chế độ".
Đồng thời ông Tập Cận Bình cũng cảnh báo bất kỳ "thế lực nào đòi Đài Loan độc lập" sẽ phải đối mặt với các phản ứng mạnh mẽ và không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực.
Ngay lập tức, bà Thái Anh Văn đã tuyên bố, mô hình "một quốc gia hai chế độ" mà Trung Quốc đề xuất không phù hợp với Đài Loan.
Theo ông Wang Kao-cheng, Trưởng khoa Quan hệ quốc tế Đại học Đạm Giang, Đài Loan, phát biểu của ông Tập Cận Bình hôm 2/1 như ném một chiếc phao cho bà Thái Anh Văn đúng lúc cần nhất.
Tiến sĩ Thái Anh Văn đã phải chịu áp lực rất lớn từ các nhân vật cứng rắn trong Đảng Dân chủ tiến bộ cầm quyền, kể từ thất bại trong cuộc bầu cử địa phương vào tháng 11 năm ngoái, lý do được cho là thành tích kém cỏi của bộ máy cầm quyền.
Quốc dân đảng đã kiểm soát 15 trong số 22 thành phố và quận, bao gồm cả "thành trì" của Dân tiến đảng ở Cao Hùng. Vào thời điểm đó, truyền thông và giới phân tích cho rằng bà Thái Anh Văn sẽ phải đối mặt với thử thách rất lớn trong việc được Dân tiến đảng lựa chọn để tái tranh cử năm 2020. [1]
The New York Times ngày 21/1 đánh giá, Tiến sĩ Thái Anh Văn đã chớp cơ hội thể hiện thái độ rõ ràng, dứt khoát với những phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình, khác hẳn phong cách thận trọng thường ngày của bà khi phản ứng về mối quan hệ giữa hai bờ eo biển.
Bà Thái Anh Văn nói rằng: "Dân chủ là giá trị và lẽ sống mà nhân dân Đài Loan trân quý. Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc hãy dũng cảm tiến bước lên dân chủ".
Theo The New York Times, đại đa số dân chúng Đài Loan muốn duy trì sự độc lập trên thực tế như hiện nay, nhưng không muốn có tuyên bố chính thức nào để tạo cớ cho Trung Quốc sử dụng vũ lực.
Nhưng đồng thời, dân chúng Đài Loan cũng có khuynh hướng phản đối bất kỳ sự uy hiếp nào từ Bắc Kinh, nên phản ứng của bà Thái Anh Văn trước đe dọa từ ông Tập Cận Bình đã khiến nhiều người Đài Loan nhìn vị lãnh đạo của mình với ánh mắt khác.
Tuần trước, Chủ tịch Quốc dân đảng Ngô Đôn Nghi phát biểu với các đảng viên đảng mình rằng, "nhận thức chung 1992" giữa 2 bờ eo biển về nguyên tắc "một Trung Quốc, tùy cách hiểu mỗi bên" chẳng liên quan gì đến mô hình "một nước hai chế độ" mà ông Tập Cận Bình đề cập.
Nghị sĩ Tưởng Vạn An (chắt của Tưởng Giới Thạch) thuộc Quốc dân đảng cũng ca ngợi lập trường này của Tiến sĩ Thái Anh Văn, đồng thời cũng bác bỏ đề xuất của ông Tập Cận Bình:
"Đài Loan không phải là Hồng Kông, đa số dân chúng Đài Loan không thể chấp nhận một nước hai chế độ." [2]
Hồng Thủy
Giáo Dục
Không có nhận xét nào