Nguyễn Phú Trọng và đồng chí thân cận
củng cố quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản cầm quyền và chính phủ của Việt
Nam. Nền kinh tế vẫn mạnh do được đầu tư nước ngoài bơm vào sản xuất.
Công chúng lúc đầu còn hoài nghi rằng chiến dịch chống tham nhũng của
đảng sẽ kéo dài, họ đã rất ấn tượng với các bản cáo trạng chồng chất một
loạt quan chức và doanh nhân cao cấp.
Đã
ba năm kể từ khi ông Trọng ngăn cản ý định của thủ tướng hai nhiệm kỳ
Nguyễn Tấn Dũng Dũng thay thế ông ta để làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản
Việt Nam. Ngày nay hầu như không thấy còn có một lời thì thầm phàn nàn
chống lại Trọng. Uy lực của Bộ Chính trị trong các vấn đề chính sách một
lần nữa lại trở nên tuyệt đối.
Tháng
9 năm ngoái, khi chủ tịch nước Trần Đại Quang qua dời do bệnh tật, các
đồng chí của ông Trọng đã giao cho ông thêm trách nhiệm chủ tịch nước.
Chức vụ đó bao gồm việc giám sát Bộ Quốc phòng và Bộ Công an. Đây là sự
tập trung quyền lực không tồn tại ở Việt Nam trong 40 năm qua và một sự
sùng bái đáng chú ý dành cho một nhà lý luận Mác-Lênin vốn lu mờ trong
nhiều thập kỷ.
Trọng
là lãnh đạo đầu tiên lâu nay quyết định khôi phục lại hình ảnh của
đảng. Hai năm trước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra danh sách 27 biểu
hiện suy thoái, bao gồm không chỉ chủ nghĩa cơ hội, mà còn quan niệm
rằng nhà nước độc đảng Việt Nam có thể trở thành một nền dân chủ đa
nguyên. Một cuộc thanh trừng mềm các cán bộ biến chất đang được tiến
hành tích cực.
Trái
ngược hoàn toàn với thời ông Dũng trước đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
và chính quyền Việt Nam đã gọt đẽo sát với chỉ thị của Bộ Chính trị.
Phần lớn, họ đã quản lý nhà nước một cách khéo léo. Chính sách vẫn kiên
định với định hướng đưa Việt Nam vào hệ thống thương mại thế giới. Nền
kinh tế phát triển ở mức hơn 6% hàng năm kể từ năm 2015 và Bộ Tài chính
dường như đang nắm vững hơn việc quản lý nợ công, vốn chủ yếu tăng lên
trong những năm ông Dũng cầm quyền. Đầu tư tư nhân trong nước đã tăng
mạnh sau khi bị mức tăng trưởng đầu tư nước ngoài trực tiếp trong nhiều
năm qua mặt.
Ở
Việt Nam, cũng giống như hầu hết châu Á, định hướng Công Nghệ Thông Tin
'Công nghiệp 4.0', là câu thần chú mới trong việc tăng trưởng kinh tế
thông minh. Cùng với chủ tịch Ủy ban Kinh tế Trung ương Đảng Nguyễn Văn
Bình, ông Phúc đã triệu tập một diễn đàn quốc gia cao cấp tại Hà Nội vào
tháng 7 năm ngoái để tuyên bố rằng có những thay đổi lớn sắp diễn ra -
"chúng ta phải sớm bước lên được 'đoàn tàu 4.0', không để bị bỏ lại ".
Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, nhóm nghiên cứu của chính phủ, đã được
giao nhiệm vụ phát triển chiến lược Công nghiệp 4.0.
Không
phải tất cả các tin tức kinh tế Việt Nam đều là tốt. Mạng an sinh xã
hội Việt Nam - đặc biệt là lời hứa về chăm sóc sức khỏe toàn diện và
giáo dục miễn phí ở cấp tiểu học và trung học - đang bị phá sản. Nghèo
đói vẫn là đặc hữu ở khu vực nông thôn, mức độ nghèo đói chỉ giảm nhẹ
cho những người có việc làm với mức lương thấp tại các khu công nghiệp
gần đó. Thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả
đã chậm lại. Đất nông nghiệp tiếp tục bị chiếm đoạt với giá trị thị
trường ít ỏi ở ngoại thành các thành phố Việt Nam.
Việc
làm sai lầm của chính phủ ông Phúc một trong năm 2018 là đề xuất thành
lập các đặc khu kinh tế tại ba trọng điểm ven bờ biển Việt Nam. Trung
Quốc - nước láng giềng rộng lớn, mới giàu lên và không dễ chịu - là ông
ba bị lâu năm của Việt Nam. Khi kế hoạch đặc khu sắp sửa được cơ quan
lập pháp Việt Nam thông qua, một cơn bão phản đối rộng rãi đã nổ ra trên
phương tiện truyền thông xã hội.
Một
loạt các ý kiến cho rằng kế hoạch này là một cánh cửa mở ra cho các nhà
đầu tư Trung Quốc để có được chỗ đứng đặc biệt tại các địa điểm chiến
lược. Vào ngày 9 tháng 6 năm 2018, các cuộc biểu tình đã chuyển từ mạng
xã hội ra đường phố ở các thành phố lớn của Việt Nam. Đến cuối ngày,
hàng chục ngàn người biểu tình đã bị cảnh sát giải tán một cách chuyên
nghiệp. Chính phủ rút lại đề luật đặc khu để nghiên cứu thêm. Có thể đề
xuất này đã được lặng lẽ chôn vùi.
Trong
bối cảnh rối ren về đặc khu, cơ quan lập pháp Việt Nam đã phê chuẩn
luật an ninh mạng do Bộ Công an sốt sắng đề xuất. Một điều khoản của
luật mới này đặt ra một vấn đề nan giải cho các nhà cung cấp truyền
thông xã hội nước ngoài như Facebook và YouTube. Họ có nguy cơ bị trục
xuất khỏi một thị trường rộng lớn và sinh lợi nếu họ không đồng ý lưu
trữ dữ liệu chi tiết về người dùng Việt Nam và cung cấp dữ liệu đó cho
cảnh sát khi có yêu cầu. Mặc dù luật mới có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1
năm nay, một nghị định dự thảo về việc thực thi cho phép các công ty này
thời hạn để tuân thủ đầy đủ cho đến tháng 1 năm 2020.
Tuy
nhiên, Facebook không còn là nơi an toàn cho dân chúng chỉ trích
đảng-nhà nước. Hà Nội đang thắt chặt giám sát những người chống đối,
trực tuyến và ngoài đời. Theo Dự án 88, số lượng tù nhân lương tâm tại
Việt Nam đã tăng gấp đôi kể từ năm 2016. Các phiên tòa thường xuyên đưa
ra các bản án khắc nghiệt hơn nhiều so với tiêu chuẩn. Một nhóm tác
chiến mạng đặc biệt ở Việt Nam đã triển khai công nghệ mới nhằm chống
lại các trang web và blog đưa tin tức và bình luận không được kiểm
duyệt. Và Bộ Công an dường như đã cho phép an ninh bắt giữ những người
dùng Facebook quá tích cực đăng bình luận chê bai đảng-nhà nước hoặc,
chỉ vì đọc chúng nhu trong trường hợp một người ở Nha Trang.
Lập
luận cho rằng “sự thành công” kinh tế lâu dài phụ thuộc vào sự tham gia
của các thể chế xã hội dân sự độc lập đang hình thành một thử nghiệm
kinh điển ở Việt Nam, nơi đảng cầm quyền không chấp nhận bất kỳ thách
thức nào cho quyết định độc quyền của đảng.
David Brown
* David Brown, cựu ngoại giao Mỹ - nhà phân tích tự do, thường xuyên viết về Việt Nam và khu vực lân cận.
Phương Thảo dịch
(VNTB)
Không có nhận xét nào