Phải minh bạch ai đã cấm tuyên truyền về chiến tranh chống giặc Trung Quốc xâm lược?.
45 năm mất Hoàng Sa: Đảng cộng sản cần chấm dứt sự im lặng đáng nguyền rủa |
Nhà
báo Đặng Tâm Chánh, nguyên tổng biên tập báo Sài Gòn Tiếp Thị (SGTT),
nói rằng, “10 năm trước báo SGTT của chúng tôi đã ghi nhận lại hình ảnh
nhang tàn khói lạnh trên các nấm mồ liệt sĩ còn nằm dọc tuyến biên giới
phía Bắc vào chính những ngày kỷ niệm 30 năm cuộc chiến. Chiến tích bị
đục bỏ. Nghĩa trang néo cửa. Quan san tê tái. Những giọt nước mắt tưởng
nhớ lén chảy vào trong nỗi ấm ức. Một hiện thực không thể tưởng tượng,
khiến cho bất kỳ ai tận mắt nhìn thấy không thể không bức bối…”.
Ông Đặng Tâm Chánh là một đảng viên, gia đình của ông cũng gốc gác cách mạng ở xứ dừa Đồng Khởi.
Một
nhà báo từng làm việc ở tờ Thanh Niên đã nhắn trong ‘group’ bạn bè vào
đầu giờ sáng ngày 17-1: “Copy nguyên bài báo trên Thanhnien online (kèm
theo link) để phòng khi bài bị gỡ bỏ. 45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm
Hoàng Sa của Việt Nam: Mưu đồ độc chiếm Biển Đông,
http://bit.ly/2W0RPWj”.
Nhà
báo N.X.H kể rằng dường như việc buộc báo chí phải đi đúng khuôn phép
của ai đó đang tái diễn, mà không cần che đậy bằng bất kỳ mỹ từ tuyên
giáo nào. “Họ đốc thúc chúng tôi phải gửi danh sách cụ thể từng cộng tác
viên đang cộng tác với báo. Trong danh sách này, họ buộc chúng tôi phải
điều tra xem cộng tác viên ấy đang sinh sống ở đâu, từng làm việc những
nơi nào, chức vụ gì và bắt đầu cộng tác với chúng tôi từ thời gian cụ
thể nào? Đây là những yêu cầu ngớ ngẩn. Vì nếu báo chí có sai, thì theo
Luật Báo chí, chúng tôi sẽ phải hầu tòa. Nhân thân của cộng tác viên là
điều chúng tôi phải bảo vệ, hệt như bảo vệ đội ngũ phóng viên của
mình!”. Ông N.X.H bức xúc.
Có
lẽ ai đó đang sợ tái diễn lại câu chuyện của những nhà báo 'bị thu thẻ'
giờ đang vào vai cộng tác viên. Trong trường hợp này là nhà báo Trương
Huy San, bút danh Huy Đức. Các tòa soạn báo chí ở Sài Gòn vào hơn chục
năm trước đã nhận một lệnh, là không được sử dụng bất kỳ một bài viết
cộng tác nào ký bút danh Huy Đức. Tờ SGTT thời ông Đặng Tâm Chánh làm
tổng biên tập đã làm ngơ yêu cầu đó.
Tháng
hai năm 2009, với tâm thế từng là người lính trong cuộc chiến tranh
biên giới, sau hàng tháng trời chuẩn bị tư liệu và có mặt tại nhiều tỉnh
biên giới phía Bắc, nhà báo Huy Đức đã có bài phóng sự mang tên “Biên
Giới Tháng Hai”. Bài phóng sự đầy mồ hôi của tác giả lẫn máu lệ của đồng
bào chiến sĩ biên giới, đã bị buộc phải gỡ bỏ vào ngày 9 tháng 2 sau
hai tiếng đồng hồ nằm trên tờ SGTT Online.
Ông
Tâm Chánh tiết lộ báo Sài Gòn Tiếp Thị được lệnh phải ngưng đăng hai
bài sau của ký sự "Biên giới tháng Hai" của tác giả Huy Đức
Nhà
báo Đặng Tâm Chánh cho biết ký sự định đăng ba kỳ báo in trên SGTT,
nhưng chỉ mới đăng được một kỳ đã kết thúc. “Chúng tôi chỉ biết mệnh
lệnh ngưng đăng từ truyền đạt của cấp lãnh đạo gần nhất. Nhiều năm qua,
chúng tôi chưa từng được giải thích về mệnh lệnh ấy. Một lần kiểm điểm
tổng biên tập SGTT, ông Nguyễn Thanh Hải, phó ban tuyên giáo thành ủy
phê bình báo SGTT về 100 bài “có vấn đề”, nhận xét “chuyện người ta muốn
quên thì các đồng chí moi lại. Để làm gì? Có phải chuyện của các đồng
chí không? Chuyện của các đồng chí là thị trường...”. Người ta là ai? Ai
cho mình cái quyền được đứng trên, quên hay nhớ lịch sử? Chúng tôi chỉ
nhận được sự im lặng trịch thượng”. Ông Đặng Tâm Chánh, kể.
“Trong
lần chuẩn bị làm số báo tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa, ban thư ký tòa
soạn nhận một email của cộng tác viên nói rằng (đại ý) ở nghĩa trang
liệt sĩ xã Quảng Phúc, Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, trước đây có ngôi
mộ chữ tuy hơi mờ, bia hơi cũ nhưng vẫn đọc được dòng chữ “Anh hùng liệt
sĩ” phía trên, hàng dưới ghi “Trần Văn Phương”.
Người
lính hải quân Trần Văn Phương hy sinh trong trận hải chiến Gạc Ma với
giặc Trung Quốc vào năm 1988. Tuy nhiên sau đó không rõ từ lệnh của ai,
hai chữ “Anh hùng” đã được đục bỏ trên tấm bia mộ. Cộng tác viên gửi
thông tin chỉ nói mình là bạn của Trần Thị Thủy, con gái ông Trần Văn
Phương. Có lẽ giờ đây những cộng tác viên đó đang vào tầm ngắm của những
nhà quản lý báo chí Việt Nam. Phải chăng họ đang sợ sự thật đến từ
những nhà báo công dân mà báo chí vẫn gọi họ là cộng tác viên?”. Nhà báo
Cao Minh Tâm, nguyên trưởng ban chính trị của tạp chí Tiếp thị Việt
Nam, góp câu chuyện trong dòng kể ký ức.
Ông
Đặng Tâm Chánh và ông Cao Minh Tâm cùng chung khóa báo chí ở tờ Tuổi
Trẻ, chung khoa ngữ văn, chỉ khác là ông Minh Tâm không là đảng viên
cộng sản. Cả hai nhà báo này đều quyết liệt đòi hỏi, nếu thực sự “đảng
cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu
sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những
quyết định của mình” như cam kết ở Điều 4.2, Hiến pháp 2013, thì đảng
cần trả lời thế lực nào được quyền đứng trên lịch sử? Ai được quyền
nuông chiều khẩu vị chính trị của lãnh đạo để đục bia mộ liệt sĩ?
“Chúng
ta đã làm một lũ vô ơn, bội bạc như vậy đủ rồi!”. Nhà báo Đặng Tâm
Chánh kết luận, và trong đại từ nhân xưng “chúng ta” đó chính là những
nhà báo đảng viên…
Trúc Giang
(VNTB)
Không có nhận xét nào