Vụ cựu Phó tổng giám đốc ngân hàng
BIDV Đoàn Ánh Sáng và 5 quan chức khác của ngân hàng này bị khởi tố tống
giam vào đầu năm 2019 vì liên quan vụ ‘đại gia côn đồ’ Trần Bắc Hà đã
báo hiệu cho một năm 2019 có thể đầy ‘đau thương’ đối với giới chóp bu
ngân hàng ở Việt Nam.
Hình minh họa |
Sau
khi Trầm Bê bị bắt vào tháng 8 năm 2017, Trần Bắc Hà đang bị xem xét và
xử lý quá trình ông đã trở thành một mắt xích trong mạng lưới làm ăn
(phi pháp) của một số quan chức cao cấp như thế nào, kể cả những việc
liên quan với gia đình thủ tướng thời trước là Nguyễn Tấn Dũng
“Người
giàu phải khóc” đang ứng với cơ sự điên đảo thời nay. Những người giàu
của ngân hàng - giới mà từ lâu đã bị cả báo chí nhà nước xỏ xiên là “cá
mập” bởi thói đời ngồi mát ăn bát vàng nhưng lại “thắt cổ” doanh nghiệp
và người dân. Hàng loại cái tên như “doanh nhân thành đạt” Hà Văn Thắm
của Ocean Bank, Nguyễn Xuân Sơn của GP Bank, Trần Phương bình của
DongABank - những ‘cá lớn’ đã lần ượt nhập ‘hộ khẩu’ vào trại giam cùng
nhiều ‘cá nhỏ’ khác.
Giới
ngân hàng thêm một phen rúng động trong sang chấn của chiến dịch tống
giam Bầu Kiên kể từ năm 2012. Nếu vào những năm trước, bầu không khí
được mô tả là “nín thở,” thì năm nay, cũng không khí ấy đang bị xem là
“nghẹt thở.”
Không
hiểu từ khi nào, ngân hàng bắt đầu bị xem là “nghề nguy hiểm.” Một số
nhà phân tích bình dân còn đế thêm là trong tình cảnh số muốn chạy ra
nhiều hơn kẻ muốn nhào vào này, chính cái nghề “chủ tịch hội đồng quản
trị” của các tập đoàn nhà nước lỗ lã tan nát mới là nguy hiểm nhất.
Sau đó là giới ngân hàng.
Trong
cuộc nhậu, lãnh đạo một chi nhánh ngân hàng tỉnh thầm thì: “Sắp tới tôi
cũng tính tìm đường rút cho êm. Gọn nhất là cứ lấy lý do sức khỏe mà từ
nhiệm. Làm ăn thì đâu còn thời hoàng kim như hồi những năm 2010, 2011
muốn nâng hạ lãi suất bao nhiêu tùy ý. Ở lại bây giờ không phải đầu cũng
phải tai. Bây giờ mà không hết sức che chắn có khi lại bị coi là ‘sân
sau’ của mấy anh Hai, anh Ba, anh Tư, rồi coi chừng lại bị công an
‘chém’ như với mấy ông ngân hàng xây dựng hay Oceanbank vừa rồi...”
Quả
đúng như lời thì thầm của lãnh đạo chi nhánh ngân hàng trên bàn nhậu,
không rớ vào thì thôi chứ đã rớ thì “trăm thằng trúng cả trăm” đều vi
phạm pháp luật. Rồi cứ hàng đống tội danh vi luật ấy mà nâng qua điểm
“lợi dụng chức vụ” lẫn “cố ý làm trái,” cộng thêm cái tội tày trời không
có trong luật về chuyện ngân hàng này nọ là “sân sau” của những lãnh
cao cấp nào đó, nhất là còn cung ứng hậu cần và hậu phương để các “anh
ấy” đấu đá với nhau... Khi ấy thì chỉ có chết!
Ngân
hàng đang làm cho người ta hoàn toàn có thể nhận thức rằng những nhân
vật tự nguyện tham gia vào chiến dịch “sân sau” sẽ có số phận dao kiếm
lơ lửng trên đầu. Thanh trừng chính trị đã được khởi sự bằng chiến dịch
“thanh toán” nguồn thu nhập.
Nhưng vẫn chưa phải hết. Năm 2019 rất có thể sẽ lãi ít, nợ xấu tăng vọt và dẫn tới trào lưu phá sản ngân hàng.
Đến
nay, các phương án “xử lý nợ xấu” của Ngân hàng nhà nước vẫn hoàn toàn
bế tắc. Toàn bộ mục tiêu “giảm nợ xấu về 3%” vẫn chỉ nằm trên giấy tờ mà
không có một chút gì thực chất - theo nhiều chuyên gia phản biện.
Cho
dù có tính toán một cách ‘thành tích’ nhất là cho đến nay các ngân hàng
thương mại đã xử lý được khoảng 300.000 tỷ đồng ‘nợ xấu nội bảng’, thì
vẫn còn đến khoảng 900.000 tỷ đồng nợ xấu treo trong hệ thống ngân hàng
và trong bảng kế toán thuần giấy của VAMC mà không biết bán lại cho ai.
Một
phần lớn lợi nhuận của khối ngân hàng trong hai năm 2017 và 2018 lại
đến từ những con sóng đầu cơ chứng khoán và bất động sản, trong đó giá
nhiều cổ phiếu được ‘đánh lên’ gấp ba lần, còn mặt bằng giá bất đất nền
cũng tăng ít nhất hai lần.
Nhưng
điều gì sẽ xảy ra khi vào nửa cuối năm 2018, cả hai con sóng đầu cơ
chứng khoán và bất động sản đều đã chững lại, và theo quy luật tất yếu
có lên thì phải xuống, để sang năm 2019 và vài năm sau đó sẽ chứng kiến
mặt bằng giá cổ phiếu lẫn đất nền suy giảm rồi lao dốc?
Khi
đó và rất cùng hoàn cảnh với ngân sách nhà nước bị tiêu hao một khoản
thu lớn từ tiền thuế nhà đất, lợi nhuận của khối ngân hàng thương mại
đương nhiên sẽ bị giảm nhiều chứ không còn ‘mùa vàng bội thu’ như trước
đó. Và một khi phần lợi nhuận mờ nhạt, phần nợ và nợ xấu sẽ trở nên nổi
bật trên bức tranh lãi - lỗ. Khi đó, các ngân hàng sẽ phải đau đầu tính
toán việc làm sao thu hồi được các khoản nợ xấu, trong đó có hai khoản
nợ lớn tồn tích vào hai năm 2017 và 2018: tín dụng cho các nhà đầu tư cá
nhân vay để đầu cơ chứng khoán và đầu cơ bất động sản.
Thậm
chí nếu vào năm 2019 và những năm sau đó, ngành ngân hàng phải đối mặt
với một cuộc khủng hoảng tín dụng, dù chỉ ở quy mô vừa phải, cũng sẽ làm
giảm đáng kể lợi nhuận ngân hàng và khiến phát sinh nợ xấu trầm trọng.
Khi đó, sẽ không thể còn bài ca nghịch lý ‘Ngân hàng lãi lớn, nợ xấu vẫn
tăng’.
Tương
lai 2019 đang ập đến. Lãi ngân hàng nhiều khả năng sẽ ít hẳn, trong khi
nợ xấu tăng vọt. Những ngân hàng đã cố che giấu nợ xấu trầm trọng trong
những năm trước sẽ lao đến ngưỡng vỡ nợ và phá sản vào những năm sau
đó. Sẽ có thêm nhiều lãnh đạo ngân hàng khác phải vướng vào vòng lao lý.
Minh Quân
(VNTB)
Không có nhận xét nào