Nhiều người Việt sống ở trong và ngoài Việt Nam đang chuyển cho nhau “Yêu sách tám điểm năm 2019 của người dân Việt Nam” (1).
So yêu sách vừa kể với một yêu sách khác cũng của người Việt cách nay tròn 100 năm (“Yêu sách của dân tộc An Nam” - Revendications du Peuple Annamite - do một nhóm người Việt Nam yêu nước soạn thảo và ký tên là Nguyễn Ái Quấc, gửi đến Hội nghị các nước thắng trận trong thế chiến thứ nhất, họp tại cung điện Versailles, Paris, Pháp) thì gần như chẳng có gì… mới:
Khác biệt duy nhất sau 100 năm là Việt Nam không còn nằm trong tay ngoại nhân.
Thế thì tại sao sau 100 năm, dẫu xương người Việt đã chất cao như núi, máu người Việt đã chảy như sông cho độc lập, tự do nhưng chỉ có rừng không còn là vàng, biển không còn là bạc, đất hết phì nhiêu, người Việt trôi giạt khắp nơi vì không thể sống chững chạc, đàng hoàng trên xứ sở của mình?
Tại sao sau 100 năm quốc gia không hùng cường, dân tộc không giàu mạnh, xã hội vẫn ngập ngụa trong bất công, đói nghèo, đa số dân chúng vẫn hết sức cơ cực, lầm than và nội dung các yêu sách – từ lâu đã được nhân loại xem như những giá trị có tính tất nhiên của các xã hội văn minh – vẫn thế, không thay đổi chút nào?
100 năm trước, thời điểm “Yêu sách của dân tộc An Nam” được soạn thảo và gửi cho thiên hạ, cha ông người Việt, bất kể sang – hèn, giàu – nghèo, bừng bừng khát vọng thay đổi vận mệnh quốc gia, số phận dân tộc, hết Cần Vương, tới Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục,... Đó là giai đoạn tiền nhân ngẫm nghĩ, sẻ chia những tâm sự như Á tế á ca…
Non sông thẹn với nước nhà,
Vua là tượng gỗ, dân là thân trâu
Việc dây thép, việc tàu, việc pháo
Việc luyện binh, việc giáo học đường
Việc kỹ nghệ, việc công thương
Việc khai mỏ quặng, việc đường hỏa xa
Giữ các việc chẳng qua người nước
Kẻ chức bồi, người tước culi
Thông ngôn ký lục chi chi
Mãn đời lính tập, trọn vì quan sang
Các hạng thuế các làng tăng mãi
Hết dinh điền rồi lại trâu bò
Thuế chó cũi, thuế lợn lò
Thuế muối, thuế rượu, thuế đò, thuế xe
Thuế sản vật, thuế chè, thuế thuốc
Thuế môn bài, thuế nước, thuế đèn
Thuế nhà cửa, thuế chùa chiền,
Thuế rừng tre gỗ, thuế thuyền bán buôn
Thuế hết cả phấn son phường phố
Thuế những anh thuốc lọ gầy mòn
Thuế gò, thuế bãi, thuế cồn
Thuế người chức sắc, thuế con hát đàn.
Thuế dầu mật, thuế sơn mọi chợ
Thuế gạo ngô, thuế đỗ, thuế bông
Thuế tơ, thuế sắt, thuế đồng
Thuế chim, thuế cá, khắp trong lưỡng kỳ
Các hạng thuế kể chi cho xiết
Thuế xí kia mới thiệt lạ lùng
Làm cho thập thất cửu không
Làm cho đau đớn, khốn cùng chưa thôi
Lại nghe nỗi Lào Kay, Yên Bái
Mấy muôn người xẻ núi đào sông
Cực thay lam chướng nghìn trùng
Sông sâu vùi xác, hang cùng chất xương
Nỗi diệt chủng vừa thương vừa sợ
Nòi giống ta biết có còn không
Nói ra ai chẳng sờn lòng
Cha con tủi nhục, vợ chồng lìa tan
Nghĩ lắm lúc bầm gan tím ruột
Vạch trời kêu mà tuốt gươm ra
Cùng xương cùng thịt cùng da
Cùng hòn máu đỏ giống nhà Lạc Long
Thế mà chịu trong vòng trói buộc
Bốn mươi năm nhơ nhuốc lầm than
Than ôi! Bách Việt giang san
Văn minh đã sẵn khôn ngoan có thừa.
Hồn mê mộng tỉnh chưa, chưa tỉnh
Anh em ta phải tính làm sao?
100 năm sau, cho dù Việt Nam tụt hẳn lại phía sau, nhiều lĩnh vực thua cả Lào, Campuchia – xưa vốn cùng thuộc xứ Đông Dương – độc lập như chỉ mành treo chuông song hậu sinh vẫn thản nhiên. Những nội dung trong Yêu sách 2019 chẳng làm bao nhiêu người bận tâm nhiều hơn chuyện ăn ở đâu (?), chơi ở chỗ nào (?), mặc gì (?), khoe gì (?)! Vì sao vậy? Lịch sử sẽ tiếp tục tụt quá đáy của mạt kỳ? Vận nước đã hết rồi chăng?
Trân Văn
Blog VOA
Yêu sách 1919 | Yêu sách 2019 | |
---|---|---|
1 | Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị; | Trả tự do vô điều kiện cho tất cả tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm, những người thực hiện quyền tự do biểu đạt đã bị Toà án Việt Nam tuỳ tiện quy kết là “gây rối trật tự”, “tuyên truyền chống nhà nước”, “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”…; |
2 | Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu; xóa bỏ hoàn toàn các toà án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam; | Cải cách căn bản nền pháp lý để mọi người dân được hưởng các đảm bảo pháp lý như nhau, xoá bỏ những luật và điều luật đặc biệt dùng làm công cụ khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân (như những người biểu tình ôn hoà đòi quyền lợi chính đáng, bảo vệ môi trường, bảo vệ chủ quyền đất nước…, những người phản biện chính sách, những người đối lập chính trị…); |
3 | Tự do báo chí và tự do ngôn luận; | Thực thi quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận, công nhận báo chí tư nhân, chấm dứt chế độ kiểm duyệt dưới mọi hình thức (bao gồm các quy định kiểm soát thông tin trên mạng); |
4 | Tự do lập hội và hội họp; | Ban hành và thi hành nghiêm túc luật về hội với nội dung bảo đảm quyền tự do lập hội và tự do hội họp; |
5 | Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương; | Đảm bảo quyền tự do cư trú và đi lại trong nước, quyền tự do ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về; |
6 | Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ; | Thi hành quyền tự do học tập, tự do học thuật, quyền tự trị đại học, phi chính trị hoá trường học; |
7 | Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật; | Đảm bảo để tất cả các điều luật và các hướng dẫn thi hành luật trung thành với hiến pháp. Thực hiện trưng cầu ý dân đối với những luật có tác động lớn đến đời sống của đông đảo người dân và an nguy của quốc gia. Lấy pháp trị thay cho đảng trị (của Đảng Cộng sản), tiến tới phân lập ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp. |
8 | Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ. | Thực hiện chế độ bầu cử (bao gồm quyền ứng cử) tự do, công bằng, minh bạch, xoá bỏ cơ chế "đảng cử dân bầu”. |
Khác biệt duy nhất sau 100 năm là Việt Nam không còn nằm trong tay ngoại nhân.
Thế thì tại sao sau 100 năm, dẫu xương người Việt đã chất cao như núi, máu người Việt đã chảy như sông cho độc lập, tự do nhưng chỉ có rừng không còn là vàng, biển không còn là bạc, đất hết phì nhiêu, người Việt trôi giạt khắp nơi vì không thể sống chững chạc, đàng hoàng trên xứ sở của mình?
Tại sao sau 100 năm quốc gia không hùng cường, dân tộc không giàu mạnh, xã hội vẫn ngập ngụa trong bất công, đói nghèo, đa số dân chúng vẫn hết sức cơ cực, lầm than và nội dung các yêu sách – từ lâu đã được nhân loại xem như những giá trị có tính tất nhiên của các xã hội văn minh – vẫn thế, không thay đổi chút nào?
100 năm trước, thời điểm “Yêu sách của dân tộc An Nam” được soạn thảo và gửi cho thiên hạ, cha ông người Việt, bất kể sang – hèn, giàu – nghèo, bừng bừng khát vọng thay đổi vận mệnh quốc gia, số phận dân tộc, hết Cần Vương, tới Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục,... Đó là giai đoạn tiền nhân ngẫm nghĩ, sẻ chia những tâm sự như Á tế á ca…
Non sông thẹn với nước nhà,
Vua là tượng gỗ, dân là thân trâu
Việc dây thép, việc tàu, việc pháo
Việc luyện binh, việc giáo học đường
Việc kỹ nghệ, việc công thương
Việc khai mỏ quặng, việc đường hỏa xa
Giữ các việc chẳng qua người nước
Kẻ chức bồi, người tước culi
Thông ngôn ký lục chi chi
Mãn đời lính tập, trọn vì quan sang
Các hạng thuế các làng tăng mãi
Hết dinh điền rồi lại trâu bò
Thuế chó cũi, thuế lợn lò
Thuế muối, thuế rượu, thuế đò, thuế xe
Thuế sản vật, thuế chè, thuế thuốc
Thuế môn bài, thuế nước, thuế đèn
Thuế nhà cửa, thuế chùa chiền,
Thuế rừng tre gỗ, thuế thuyền bán buôn
Thuế hết cả phấn son phường phố
Thuế những anh thuốc lọ gầy mòn
Thuế gò, thuế bãi, thuế cồn
Thuế người chức sắc, thuế con hát đàn.
Thuế dầu mật, thuế sơn mọi chợ
Thuế gạo ngô, thuế đỗ, thuế bông
Thuế tơ, thuế sắt, thuế đồng
Thuế chim, thuế cá, khắp trong lưỡng kỳ
Các hạng thuế kể chi cho xiết
Thuế xí kia mới thiệt lạ lùng
Làm cho thập thất cửu không
Làm cho đau đớn, khốn cùng chưa thôi
Lại nghe nỗi Lào Kay, Yên Bái
Mấy muôn người xẻ núi đào sông
Cực thay lam chướng nghìn trùng
Sông sâu vùi xác, hang cùng chất xương
Nỗi diệt chủng vừa thương vừa sợ
Nòi giống ta biết có còn không
Nói ra ai chẳng sờn lòng
Cha con tủi nhục, vợ chồng lìa tan
Nghĩ lắm lúc bầm gan tím ruột
Vạch trời kêu mà tuốt gươm ra
Cùng xương cùng thịt cùng da
Cùng hòn máu đỏ giống nhà Lạc Long
Thế mà chịu trong vòng trói buộc
Bốn mươi năm nhơ nhuốc lầm than
Than ôi! Bách Việt giang san
Văn minh đã sẵn khôn ngoan có thừa.
Hồn mê mộng tỉnh chưa, chưa tỉnh
Anh em ta phải tính làm sao?
100 năm sau, cho dù Việt Nam tụt hẳn lại phía sau, nhiều lĩnh vực thua cả Lào, Campuchia – xưa vốn cùng thuộc xứ Đông Dương – độc lập như chỉ mành treo chuông song hậu sinh vẫn thản nhiên. Những nội dung trong Yêu sách 2019 chẳng làm bao nhiêu người bận tâm nhiều hơn chuyện ăn ở đâu (?), chơi ở chỗ nào (?), mặc gì (?), khoe gì (?)! Vì sao vậy? Lịch sử sẽ tiếp tục tụt quá đáy của mạt kỳ? Vận nước đã hết rồi chăng?
Trân Văn
Blog VOA
Không có nhận xét nào