Với phong trào Gilets Jaunes (Áo Vàng), nước Pháp đang trải qua một
khủng hoảng chính trị, xã hội nghiêm trọng. Nhưng mặc dù những hình ảnh
bạo động ngoạn mục làm chấn động dư luận, nước Pháp chưa có nội chiến
như một số médias ngoại quốc bình luận. Nước Pháp cũng không phải là
nước đói khổ, tuyệt vọng cùng cực như báo chí nhà nước VN đã không để lỡ
cơ hội nhẩy vào, với thông điệp gởi dân Việt: ở đâu cũng có nghèo đói,
bất công; ở VN tốt hơn vì có kỷ luật, có ổn định.
KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ
Phong trào Gilets Jaunes đã bùng nổ, lan tràn một cách bất ngờ. Khởi đầu là một phụ nữ làm một vidéo trên mạng, than phiền: chính phủ lại sắp tăng thuế xăng, nhớt. Và hô hào: phải làm một cái gì, anh em. Con số những người coi, chuyển vidéo lên tới một số kỷ lục. Phong trào Áo Vàng ra đời, lan rộng khắp nước Pháp.
Gilets Jaunes là chiếc áo vàng, bắt buộc phải có trong xe cho mỗi người đi xe, để các tài xế khác có thể nhìn thấy, ngay cả ban đêm, trong trường hợp phải xuống xe giữa đường, để tránh tai nạn.
Người ta nghĩ đó cũng chỉ là một cuộc biểu tình, phản kháng như những cuộc biểu tình khác, diễn ra hầu như mỗi ngày trên nước Pháp, nơi biểu tình là môn thể thao quốc gia, rất được ưa chuộng, như football hay rugby. Sểnh ra là người ta biểu tình. Mỗi người, mỗi nhóm có một hay nhiều lý do để xuống đường. Nông dân biểu tình vì giá nông sản quá thấp, người tiêu thụ biểu tình vì giá thực phẩm quá cao. Nhóm này biểu tình vì nhà nước quá nhu nhược với di dân bất hợp pháp, nhóm khác đòi phải đối xử nhân đạo hơn.
Chính phủ nghĩ phong trào Gilets Jaunes sẽ sớm nở tối tàn. Các chính đảng, các nghiệp đoàn án binh bất động, không muốn tham gia một phong trào hỗn tạp, vô tổ chức, không có yêu sách minh bạch, hay quá nhiều yêu sách, đôi khi mâu thuẫn nhau. Nhưng khi thấy phong trào áo vàng không những không tự tan như dự đoán, trái lại, còn dữ dội hơn, các đảng phái, phe nhóm vội nhẩy vào ăn có, mặc dù phong trào Gilets Jaunes bất cần các đảng phái, nghiệp đoàn. Gilets Jaunes trước hết là dấu hiệu mất niềm tin của dân Pháp đối với các cơ cấu xã hội không thể thiếu trong một chế độ dân chủ.
Đó là một phong trào dân sự tự phát, và được khắp nơi hưởng ứng. Cuộc biểu tình đầu tiên cách đây gần một tháng đã quy tụ gần 300 ngàn người. Những cuộc biểu tình sau đó ít người hơn, nhưng quyết liệt hơn, và nhất là càng ngày càng bạo động.
Phát động vì một quyết định của chính phủ sẽ tăng thuế xăng vài xu mỗi lít, Gilets Jaunes trở thành một phong trào đòi hỏi xét lại toàn bộ phương pháp quản trị nước Pháp, từ chính trị, tới kinh tế xã hội. Một phong trào quy tụ tất cả những ấm ức, những bất mãn, những lo ngại của một dân tộc đầy tiềm năng, nhưng mất tự tin trong thời đại toàn cầu.
Tăng thuế xăng, đúng lúc giá dầu lửa lên cao, là đổ dầu vào lửa. Chính phủ Pháp không nghĩ tới điều đó, vì thực ra giá xăng ở Pháp cao thật, nhưng vẫn thấp hơn nhiều nước Âu châu, như Ý, Đức, Thụy Sĩ và một phần tiền thuế đó, gọi là taxe carbonne, sẽ dùng vào việc bảo vệ môi trường, là điều đa số người Pháp vẫn đồng ý. Đó cũng là quyết định của Nicolas Hulot, bộ trưởng Môi trường có uy tín nhất trong chính phủ, vừa từ chức.
Những người ngồi ở Paris quyết định ngân sách quên rằng giá xăng nhớt là một vấn đề nóng, nhất là đối với những người sống ở các vùng hẻo lánh, phải dùng xe đi làm hay sinh sống.
Mặc dù nước Pháp có hệ thống xe lửa chằng chịt, hệ thống chuyên chở công cộng hữu hiệu, xe hơi vẫn còn là một yếu tố quan trọng. Người Pháp đã bất mãn vì trước đây, nhà nước khuyến khích dân mua xe chạy dầu cặn diesel, giá xe đắt hơn hơn nhưng xài xăng [ít] hơn, và giá diesel rẻ bằng nửa xăng thường. Sau đó, người ta khám phá ra xe diesel còn ô nhiễm hơn xe thường, đã tăng giá diesel gần bằng xăng super.
Người dân có cảm tưởng bị lường gạt, mặc dầu nhà nước đã quyết định nhiều biện pháp để làm êm sự bất mãn đó, thí dụ trợ cấp tiền xăng cho những người phải dùng xe đi làm, cấp 4 bốn ngàn euros cho những người có lợi tức thấp muốn thay xe, mua xe chạy điện.
Thuế xăng chỉ là một giọt nước làm tràn ly. Hay đúng hơn giọt xăng làm bùng ngọn lửa bất mãn đã âm ỉ từ lâu.
Những cuộc “cách mạng” thường khởi đầu bằng những chuyện nhỏ. Lần này là vài xu tiền thuế.
Trước đây, cuộc nổi loạn của sinh viên năm 1968, gọi là biến động “Mai 68”, đã gây hỗn loạn, thay đổi cả đời sống, tư duy của người Pháp, và ảnh hưởng lan tràn khắp thế giới cho tới ngày nay, đã bắt đầu bằng một chuyện còn vớ vẩn hơn nữa: một nhóm sinh viên biểu tình phản đối chuyện cấm nam sinh vào thăm bạn gái, trong các khu nội trú của nữ sinh.
Phong trào Áo Vàng là sự bùng nổ của những bất mãn, ấm ức từ mọi tầng lớp xã hội từ nhiều thập niên, tại một xứ ai cũng nghĩ phải cải cách, nhưng chưa hề có cải cách thực sự, vì ai cũng có lý do để chống lại những biện pháp cải cách khi đụng chạm tới mình.
Hai mươi phần trăm dân Pháp nghĩ “je suis Gilet Jaune” (tôi là áo vàng), 70 % ủng hộ phong trào. Áo vàng là chiếc áo mặc khi có tai nạn, mặc để mọi người thấy mình (être vu), một cách hiện hữu của những người nghĩ mình bị bỏ quên. Rất nhiều người Pháp có cảm tưởng bị bỏ quên trong thời đại thế giới hóa.
PARIS BRÛLE-T-IL?
Báo chí Mỹ chạy tựa lớn “Paris is burning”, một cách nhắc tới cái tựa cuốn phim nổi tiếng của René Clément, “Paris brûle-t-il?” (Paris có cháy không?). Quả thực, hình ảnh trên TV cho thấy một Paris hỗn loạn, xe bị đốt, nhà hàng bị đập phá, cướp bóc, những cảnh giao chiến dữ dội với cảnh sát của những người mang mặt nạ. Những hình ảnh đó vừa cũ, vừa lạ.
Cũ, bởi vì trong bất cứ cuộc biểu tình, hay “tụ tập đông người” nào, những “casseurs” cũng xuất hiện, trà trộn trong đám biểu tình để đốt phá, để giao chiến với nhân viên công lực.
Mới, bởi vì đây là lần đầu, những nhóm “casseurs” tấn công các công sở, nhất là Khải Hoàn Môn (Arc de Triomphe) ở trung tâm Paris, tượng trưng cho quốc gia Pháp, nơi cháy thường trực ngày đêm ngọn lửa tưởng niệm anh hùng vô danh, những người đã hy sinh cho nước Pháp.
Những “casseurs” đó là ai?
Thứ nhất là những phần tử bất mãn, đa số từ các ngoại ô nghèo, thừa nước đục thả câu để đốt phá và ăn cướp.
Thứ hai, nguy hiểm hơn, những nhóm cực đoan, từ cực hữu tới cực tả. Những nhóm này cũng lợi dụng bất cứ cơ hội nào để giao chiến với cảnh sát, để đập phá những cơ sở tiêu biểu cho “tư bản thống trị” như các siêu thị, các ngân hàng, các cơ sở hành chánh.
Những nhóm “anarchists” này có cơ sở tại hầu hết các nước Âu châu.
Mục tiêu của họ là tiêu diệt thể chế dân chủ mà họ coi là một hình thức thống trị của tư bản. Mục tiêu của họ là tạo hỗn loạn để lật đổ trật tự sẵn có.
Những năm 60, 70, các nhóm cực tả đã gieo rắc kinh hoàng khắp Âu châu: ám sát tổng giám đốc hãng Renault ở Pháp, ám sát các quan toà và chủ ngân hàng ở Đức, bắt cóc và hạ sát thủ tướng Ý Aldo Moro ở Ý.
Bị thanh trừng, các nhóm này chui vào bóng tối; những năm sau này, lợi dụng sự bất mãn của dân Âu châu trước hiện tượng thế giới hóa, đã rục rịch hoạt động trở lại.
Bên cạnh, các nhóm cực hữu, bị lùng bắt sau cái chết của Hitler, cũng không bỏ qua cơ hội dân Âu châu lo ngại trước nạn di dân, đã ra mặt trở lại, phát động các phong trào dân túy (populiste), nhiều nơi đã vào quốc hội hay nắm quyền.
Ở những nơi khác, như Ý, Pháp, Đức họ tích cực, len lỏi, xách động trong những cuộc biểu tình.
Cái mới ở Pháp, là trái với những cuộc biểu tình trước đây, có tổ chức, có lãnh đạo, những “casseurs” chỉ là những phần tử ngoài lề, xúm vào để đánh hôi, lần này họ đi hàng đầu. Nhất là khoảng 3000 gilets jaunes, theo nguồn tin cảnh sát, đã đi theo các “casseurs” để đập phá.
NƯỚC PHÁP NGHÈO ĐÓI?
Đọc những bài của báo nhà nước ở VN, người ta có cảm tưởng nước Pháp là một nước nghèo đói, bất công còn hơn cả xã hội chủ nghĩa VN, người dân thấp cổ bé miệng bị đàn áp trăm chiều. Tóm lại, thông điệp là người dân VN không nên than phiền, đụng đậy, vì nếu có cực khổ, thiếu thốn, có là nạn nhân của tham nhũng cướp đất, cướp nhà, họ cũng có cái may là sống trong một nước ổn định.
Với các “nhà báo” đó, xin nhắc lại là những đám biểu tình, đôi khi rối loạn ở Pháp, đáng tiếc thực, nhưng dù sao cũng là dấu hiệu của một xứ dân chủ, của một xứ người dân có quyền bày tỏ nguyện vọng, có tiếng nói.
Cảnh sát Pháp nhiều khi bất lực, chịu trận, vì họ không có quyền nổ súng. Chỉ có quyền bắn đạn cao su nếu tính mạng bị đe doạ. Cái lo sợ lớn nhất của chính phủ là học sinh, sinh viên nhẩy vào phong trào phản kháng. Chỉ một người trẻ thiệt mạng, chính phủ sẽ đổ. Cho tới nay, đã có 4 người thiệt mạng, nhưng không phải lỗi của cảnh sát.
Về cái “cơ cực” của dân Pháp, cũng nên biết đó là một trong những nước có đời sống cao nhất, có hệ thống an sinh tiến bộ nhất thế giới.
Dân Pháp, bất cứ làm nghề ngỗng gì, mỗi năm nghỉ ít nhất 5 tuần lễ đi nghỉ hè. Ngoài lương bổng, có đủ loại trợ cấp cho người già, cho cha mẹ độc thân, người tàn tật, học sinh nghèo, người thất nghiệp… Mặc dù tỷ số thất nghiệp cao, có không dưới 300.000 công việc không kiếm ra người làm, vì dân Pháp chê việc tay chân, nặng nhọc. Người Pháp vẫn là người làm việc ít nhất, 35 giờ một tuần, và về hưu sớm nhất, 62 tuổi, nếu không phải 54, 55 như những người được hưởng quy chế đặc biệt, thí dụ một số nhân viên hỏa xa.
Người Pháp bất mãn, nổi loạn, không phải vì họ cũng nghèo khổ như người Việt, là nạn nhân của bạo hành, của tham nhũng như người Việt. Họ bất mãn vì so sánh với những người Pháp khác, có đời sống cao hơn. Họ bất mãn vì nghĩ họ đáng có một đời sống sung túc hơn ở một xứ giầu có. Họ bất mãn vì có cảm tưởng, với thế giới hóa, đời sống của họ càng ngày càng khó khăn hơn, so sánh với thời Tây phương còn độc quyền về kỹ nghệ, độc quyền sản xuất, độc quyền xuất cảng.
Vật giá lên cao, đời sống đắt đỏ, cuộc sống trở thành khó khăn, con số người nghèo gia tăng, nhưng tất cả những cái đó là đánh giá theo tiêu chuẩn một nước Tây phương, không thể so sánh với một nưóc nghèo.
Đó là cái lo sợ bị xuống cấp (déclassement social) trong bực thang xã hội. Không liên hệ gì, không thể so sánh gì với thân phận của người dân một xứ độc tài, thuộc hàng nghèo đói nhất thế giới.
KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI
Như đã viết, phong trào Gilets Jaunes là một phong trào tự phát, không tổ chức, không lãnh đạo. Rất khó tiên đoán hiện tượng này sẽ diễn tiến thế nào.
Mặc dù Macron đã nhượng bộ, tuyên bố bãi bỏ việc tăng thuế xăng, bãi bỏ việc tăng giá dầu sưởi, như yêu sách khởi đầu của Gilets Jaunes, nhưng nhóm này vẫn chưa bỏ cuộc.
Họ đưa những yêu sách khác, từ việc tăng lương, giảm thuế tới một loạt những đòi hỏi mâu thuẫn của đủ mọi giới. Thí dụ những người đi làm đòi tăng lương, thương gia đòi giảm thuế, trong khi muốn tăng lương cho người này, khó có cách nào khác hơn là đánh thuế những người khác.
Dù sao ông Tổng thống 40 tuổi của Pháp đã trầy vi tróc vẩy trong vụ này. Đó có lẽ là cái giá phải trả sau khi đã lên cầm quyền trước sự ngạc nhiên của mọi người, trong sự điêu tàn của chính trị Pháp. Emmanuel Macron đắc cử Tổng thống trước đây gần hai năm, làm tiêu tan những chính đảng từ tả sang hữu đã ngự trị chính trường Pháp từ một nửa thế kỷ.
Trong năm đầu, Macron đã cải tổ nước Pháp trên nhiều lãnh vực, từ hệ thống hoả xa, hệ thống giáo dục, luật lao động vv… là những lãnh vực không chính quyền nào dám đụng tới, sợ sẽ đẩy dân xuống đường.
Macron hành động gần như chỗ không người, vì trước mặt không còn đối lập. Các chính đảng đã tiêu tan, các nghiệp đoàn đã mất uy tín.
Có lẽ chính vì vậy mà nhiều khi Macron cho người ta cảm tưởng, qua những câu tuyên bố thiếu thận trọng, là người coi thường dư luận.
Các đảng phái đối lập, từ trái sang phải, đã thành công trong việc gán cho Macron hình ảnh “tổng thống của nhà giàu”. Thí dụ, một trong những quyết định đầu tiên của Macron là bãi bỏ ISF (thuế gia sản, impôt de solidarité sur la fortune).
Ở Pháp, người có lợi tức cao, ngoài thuế lợi tức, phải đóng thêm thuế gia sản, nếu có bất động sản đáng giá.
Đó là một trong những lời hứa của Macron khi tranh cử, với lập luận: ISF mang lại cho ngân sách quốc gia một số tiền không đáng kể, với hậu quả tai hại là những người có tiền, để tránh ISF, tiếp tục chạy qua sống ở những nước láng giềng ít thuế má hơn, như Thuỵ Sĩ, Bỉ, Luxembourg hay Anh Quốc, chỉ cách Paris 1,2 giờ máy bay hay TGV (xe lửa tốc hành). Với luật lệ Âu châu, việc lưu hành người và tiền bạc giữa các nước thuộc Liên hiệp Âu châu hoàn toàn hợp pháp.
Macron nghĩ nên thực tế, nên giữ những người có tiền, có cơ sở kinh doanh ở lại, tiêu tiền và tạo công ăn việc làm tại chỗ. Nhưng trong chính trị, hình ảnh tượng trưng nhiều khi quan trọng hơn thực tế.
Mỗi lần có một nhóm than phiền gặp khó khăn kinh tế, thí dụ những người thất nghiệp không được tăng trợ cấp, những người già về hưu phải đóng góp thêm, công chức không được tăng lương, những nông dân gặp khó khăn vì cạnh tranh quốc tế, trong khi giá cả gia tăng, người ta, nhất là các đảng đối lập và các nghiệp đoàn không quên nhắc cho dân hay là Macron đã làm quà bạc tỉ cho những nhà giàu.
Phong trào Gilets Jaunes đã bắt đầu có ảnh hưởng lớn tới kinh tế Pháp.
Những cửa hàng, cơ sở, xe cộ bị đốt phá coi ngoạn mục thực trên màn ảnh TV, nhưng những tổn thất vài triệu hay vài chục triệu, không thấm thía gì với sự tai hại của một quốc gia tê liệt hàng tháng trời. Nhiều hãng xưởng, cơ sở thương mại đã nghĩ tới việc cho nhân viên nghỉ việc. Chỉ riêng kỹ nghệ lương thực, con số tổn thất trong ba tuần xáo trộn đã lên tới 15 tỉ euros.
Hậu quả chính trị còn nặng hơn nữa, ít nhất đối với Macron. Ông ta vẫn chê những người tiền nhiệm quá nhút nhát, không dám cải tổ nước Pháp, theo nhau áp dụng cái gọi là “politique du chéquier”, mỗi lần có một đám biểu tình là lôi ngân phiếu (chéquier) ra ký, phân phát để yên thân, mặc dầu đó chỉ là tiền vay nợ, vì từ ba chục năm nay, ít khi nước Pháp có một ngân sách chi thu quân bình. Pháp là một trong nước mang nợ nhiều nhất trong các nước Tây phương.
YẾU ĐIỂM CỦA MACRON
Trước sự bạo động và quyết tâm của phong trào Áo Vàng, trước áp lực của các lực lượng đối lập, Macron cuối cùng đã phải nhượng bộ, dù biết rằng đã nhượng bộ bước đầu, sẽ nhượng bộ bước sau. Kế hoạch cải tổ nước Pháp sẽ trở thành vạn nan, nếu không vô vọng. Macron có lẽ là chính khách hiếm hoi của Pháp thực sự muốn cải cách nước Pháp, nhưng đã phạm hai lỗi chính trị.
Thứ nhất, vì đã tay không, một sớm một chiều loại tất cả các đối thủ để trở thành Tổng Thống, Macron đã coi thường đối lập, các tổ chức dân sự, các nghiệp đoàn, là những yếu tố không thể thiếu trong một chế độ dân chủ. Nếu không có các tổ chức dân sự đại diện, sẽ phải đương đầu với sự hỗn loạn ngoài đường.
Mặt khác, cũng phải nhìn nhận các đảng phái, nghiệp đoàn của Pháp không có tinh thần trách nhiệm của một quốc gia dân chủ kiểu mẫu, thích chống đối hơn là thương lượng để tìm giải pháp.
Thứ hai, Macron không có kinh nghiệm chính trị, trước khi trở thành tổng thống chưa hề tranh cử, chưa hề lăn lộn với cử tri, và mặc dầu đã mang vào quốc hội đa số dân biểu, chưa có một hạ tầng cơ sở vững chắc, đủ để tiếp tay cho chính phủ. Các chính đảng nắm quyền lâu năm, một phần lớn vì họ có một hạ tầng cơ sở vững chắc trên toàn lãnh thổ.
Macron muốn cải tổ nước Pháp theo mô hình Thụy Điển, nhưng không có những điều kiện cơ chế, dân trí của Thụy Điển.
Tới giờ này, mặc dù Macron đã tuyên bố hủy bỏ việc tăng giá xăng nhớt, tình hình không êm dịu hơn. Trái lại, các nhóm xã hội khác nhẩy vào vòng chiến. Ngày thứ Bảy 8/12 sẽ là ngày quyết định.
Học sinh đã bắt đầu làm náo loạn trong nhiều trường học, giới vận tải sẽ chận các đường giao thông, làm tê liệt nước Pháp để đòi hạ giá xăng nhớt, hạ giá phí tổn xa lộ, nghiệp đoàn nông dân (mặc dù đã nhận những tài trợ khổng lồ) sẽ tham dự phong trào phản kháng. Các nghiệp đoàn CGT, Force Ouvrière, 2 trong 3 nghiệp đoàn lớn nhất kêu gọi đoàn viên xuống đường.
Hàng ngàn Gilets Jaunes chủ trương bạo động, sẽ kéo về Paris thứ Bảy tới “với mục đích đốt phá và giết người”, theo bộ trưởng Nội vụ Castaner. Chính quyền sẽ huy động 89.000 cảnh sát và “gendarmes” để ngăn chặn cuộc tấn công của “những nhóm võ trang” dự tính đổ về Paris cuối tuần này.
Trong không khí sôi sục đó, các đảng đối lập hối thúc Macron nhượng bộ, kể cả chủ tịch đảng Cộng Hòa, hữu phái (LR, Les Républicains) trong khi đảng này vẫn đòi hỏi một chính sách thắt lưng buộc bụng để cứu vãn kinh tế, còn khắc khổ hơn cả chính sách Macron.
Các đảng cực tả, cực hữu đòi Macron từ chức, bầu lại, quên rằng nước Pháp là một nước dân chủ, và nhiệm kỳ của Tổng Thống 5 năm.
Nhóm cực tả của Mélenchon mô tả xã hội Pháp như địa ngục, trong khi Mélenchon không ngớt ca ngợi xã hội chủ nghĩa Venezuela.
Macron và Thủ tướng Edouard Philippe, sau một thời gian cứng rắn, không có đường nào khác hơn là nhưọng bộ và kêu gọi những nhóm chống đối tới gặp chính phủ để thảo luận, thương lượng. Một vài đại diện Gilets Jaunes chấp nhận, một số khác đòi tranh đấu tới cùng, vài người cho hay đã nhận được những đe dọa tới tính mạng từ các nhóm cực đoan nếu nhận lời thương lượng với nhà nước.
Thật khó tưởng tượng trong bối cảnh đó, những cuộc gặp gỡ sắp tới sẽ đưa tới kết quả khả quan. Làm cách nào thảo luận với một phong trào phản kháng sâu rộng nhưng không lãnh tụ, không tổ chức, không đại diện? Thảo luận về cái gì, khi mỗi nhóm, mỗi khuynh hướng đưa một đòi hỏi khác nhau, hay hoàn toàn mâu thuẫn.
Lấy một vài thí dụ, để thấy ngay cả những đòi hỏi có vẻ hợp tình, hợp lý nhất cũng không dễ thực hiện:
Thí dụ 1: Gilets Jaunes đòi hạn chế mức lương cao nhất 25.000 Euros (1 Euros= 1,10 hay 1,20 US dollars) để tránh bất công. Quả thực là giám đốc các hãng lớn lãnh lương lớn một cách thô bạo: 10, 15, 20 triệu Euros / năm. Hạn chế là phải, nhưng lương bổng của các hãng tư là do hội đồng quản trị của họ quyết định, không thuộc thẩm quyền của chính phủ. Lương các chủ hãng lớn ở Đức, Anh còn lớn hơn, chưa nói tới Hoa Kỳ. Nếu chính phủ một nước quyết định hạn chế lương bổng, các chủ hãng lớn sẽ di cư sang nước láng giềng, kéo theo cả nhân viên và công ăn, việc làm.
Thí dụ 2: Tăng trợ cấp cho người nghèo. Rất hay, nhưng lấy tiền đâu ra, khi các dịch vụ xã hội, trợ cấp, nhân đạo đủ loại ở Pháp đã cao nhất thế giới, chiếm 57% PIB, tổng sản lượng quốc gia, trong khi các nước khác, kể cả các nước xã hội kiểu mẫu ở Bắc Âu, dưới 45%.
Lấy tiền đâu ra, ngoài việc tăng thuế, nhưng thuế trực tiếp hay gián tiếp đủ loại ở Pháp cũng đã cao nhất thế giới, 48% tổng số lợi tức. Và chính chuyện tăng thuế là nguyên nhân của phong trào Gilets Jaunes. Biểu ngữ chính của Gilets Jaunes là “Ras-le-bol fiscal” (Ớn tới cổ, thuế má).
Chưa đặt câu hỏi sẽ đánh thuế những ai. Hiện nay, ở Pháp, chỉ có 42% dân đóng thuế, những người khác được miễn vì lợi tức thấp. Đánh thuế nặng nhà giầu? Trên thực tế, đa số những người có lợi tức cao, có gia sản lớn, những thể tháo gia hay nghệ sĩ hàng đầu đều có địa chỉ thuế ở Belgique, Thụy Sĩ.
Bao nhiêu thuê má đổ lên đầu một giai cấp, gọi là giai cấp trung lưu, những người đã bỏ ra trên dưới 10 năm học để có một nghề lương được coi là cao. Đánh thuế những người này dễ, vì lương bổng sở làm khai thẳng với sở thuế, và họ cũng là những người không xuống đường, không biểu tình vì không có tổ chức, không có nghiệp đoàn.
Ngay cả khi có ngân khoản, có nên tăng trợ cấp? Nếu tiền trợ cấp đủ loại không thấp hơn lương tối thiểu, gọi là SMIC, như nhiều trường hợp hiện nay, người ta sẽ ngồi nhà hơn là đi làm lãnh lương tối thiểu.
Nếu tăng SMIC quá độ, giá thành của các sản phẩm Pháp đã cao, so với nhiều nước láng giềng, nhất là Đông Âu, chưa nói tới các nươc nghèo, sẽ cao hơn nữa. Hàng hóa không cạnh tranh nổi, kinh tế sẽ khó khăn, thất nghiệp sẽ lan tràn, và sẽ có nhiều… biểu tình hơn nữa.
Cựu tổng thống Georges Pompidou nói nửa đùa, nửa thực: đừng kiếm giải pháp, bởi vì mỗi giải pháp sẽ đẻ ra 3, 4 vấn đề rắc rối hơn.
Nếu suy nghĩ xa hơn, phải giải thích thế nào về một phong trào, khởi đầu tưởng chỉ là chuyện lộn xộn hàng ngày dưới huyện, đã trở thành một phong trào sâu rộng, không có lối thoát?
Phong trào Gilets Jaunes nói lên ít nhất 2 điều: thứ nhất, mô hình xã hội Pháp đã lỗi thời, không thể tiếp tục; thứ 2: đó là một dấu hiệu cho thấy hiểm họa suy yếu của dân chủ tại các nước Tây phương sẽ dẫn tới khủng hoảng, nếu không tìm ra giải pháp.
MỘT MÔ HÌNH XÃ HỘI LỖI THỜI
Mô hình xã hội Pháp, ít nhất từ Đệ Nhị Thế Chiến, xây dựng trên 2 nguyên tắc: nguyên tắc, hay triết lý bình đẳng (égalitarisme) và nguyên tắc nhà nước vạn năng (État-providence).
Đúng ra, từ Cách mạng 1789, giấc mơ thầm kín của người Pháp là một xã hội bình đẳng. Để thực hiện xã hội đó, một guồng máy trung ương vạn năng. Nhà nước có nhiệm vụ phân phát, thoả mãn các nhu cầu vật chất của mỗi cá nhân, san bằng mọi bất công xã hội.
Mô hình đó tuyệt vời, khi nhà nước mạnh, khi kinh tế thịnh vượng, khi quốc gia độc quyền hay đứng đầu thế giới về kỹ nghệ, xuất cảng. Nhà nước có dư khả năng cấp phát, bù đắp, trợ cấp những phần tử yếu kém của xã hội, để không ai bị gạt ra lề đường.
Dần dần, dân trao cho nhà nước bổn phận, trách nhiệm phải lo cho mình. Mỗi khi có khó khăn, gõ cửa nhà nước. Nếu không thoả mãn, sẽ phản kháng, đình công, bãi thị cho tới khi được thỏa mãn. Mô hình đó đã bắt đầu gặp trở ngại từ khi có thế giới hoá.
Nước Pháp, cũng như các nước Tây phương gặp khó khăn vì cạnh tranh thương mại, vấn đề di dân, nhưng trong khi các nước như Canada, Đức, Thụy Điển v.v… đã thắt lưng buộc bụng, chấp nhận một giai đoạn hy sinh để cải cách, nước Pháp vẫn chưa có cái can đảm đó. Dân vẫn tiếp tục coi nhà nước là État-providence, các chính quyền liên tiếp từ 40 năm nay vẫn tiếp tục những chính sách vá víu, tạm bợ để sống qua ngày, để khỏi thất cử. Nước Pháp năm nào cũng có bầu cử đủ loại, hậu quả là các chính đảng lo chuyện bầu bán hơn là chuyện cải cách.
Chuyện bất mãn không thể tránh khỏi, khi đời sống khó khăn hơn vì thời đại đã thay đổi. Mặc dù những bất công có thực, nước Pháp, theo thống kê, vẫn thuộc những nuớc bình đẳng nhất thế giới. Nhưng Alexis de Tocqueville đã nhận xét, từ giữa thế kỷ 19, xã hội Pháp bình đẳng hơn nơi khác, nhưng càng gần với sự bình đẳng, người ta càng bất mãn với những bất công.
SỰ SUY YẾU CỦA DÂN CHỦ
Điều nhận xét thứ hai, là hình thức dân chủ cổ điển, quyết định từ trên xuống dưới không còn thích hợp nữa. Người dân không chấp nhận đóng vai thụ động.
Những nước đã hiểu điều đó, đã áp dụng hình thức dân chủ hợp tác (démocratie participative), trong đó người dân trực tiếp tham dự vào việc quản trị quốc gia, như tại các nước Bắc Âu, thể chế dân chủ vẫn vững mạnh.
Ở những nơi khác, đã có hỗn loạn. Hậu quả là chính quyền rơi vào tay các nhóm mị dân như ở Áo, ở Ý, dẫn tới Brexit ở Anh.
Cả Âu châu nín thở nhìn diễn biến những ngày sắp tới ở Paris, vì sau khi bà Merkel ở Đức quyết định rời chính trường, sau khi Ý rơi vào tay nhóm cực đoan, sau khi Anh quyết định ra khỏi Liên hiệp Âu châu, dù muốn hay không, Âu châu vẫn trông chờ vào nước Pháp.
Chính phủ, các phe phái chính trị, và dân Pháp, có đủ khả năng, bình tĩnh, sáng suốt, tinh thần công dân, để đi tới một cuộc thảo luận tận gốc của mọi vấn đề, đáp ứng với thực tế của một thế giới đang chuyển mình, như chính phủ Pháp hứa hay không, vẫn là một câu hỏi lớn.
Tới giờ này, người ta vẫn không tiên đoán nổi những gì sẽ xẩy ra ở Pháp trong những ngày, tháng tới.
Paris có cháy không? |
Phong trào Gilets Jaunes đã bùng nổ, lan tràn một cách bất ngờ. Khởi đầu là một phụ nữ làm một vidéo trên mạng, than phiền: chính phủ lại sắp tăng thuế xăng, nhớt. Và hô hào: phải làm một cái gì, anh em. Con số những người coi, chuyển vidéo lên tới một số kỷ lục. Phong trào Áo Vàng ra đời, lan rộng khắp nước Pháp.
Gilets Jaunes là chiếc áo vàng, bắt buộc phải có trong xe cho mỗi người đi xe, để các tài xế khác có thể nhìn thấy, ngay cả ban đêm, trong trường hợp phải xuống xe giữa đường, để tránh tai nạn.
Người ta nghĩ đó cũng chỉ là một cuộc biểu tình, phản kháng như những cuộc biểu tình khác, diễn ra hầu như mỗi ngày trên nước Pháp, nơi biểu tình là môn thể thao quốc gia, rất được ưa chuộng, như football hay rugby. Sểnh ra là người ta biểu tình. Mỗi người, mỗi nhóm có một hay nhiều lý do để xuống đường. Nông dân biểu tình vì giá nông sản quá thấp, người tiêu thụ biểu tình vì giá thực phẩm quá cao. Nhóm này biểu tình vì nhà nước quá nhu nhược với di dân bất hợp pháp, nhóm khác đòi phải đối xử nhân đạo hơn.
Chính phủ nghĩ phong trào Gilets Jaunes sẽ sớm nở tối tàn. Các chính đảng, các nghiệp đoàn án binh bất động, không muốn tham gia một phong trào hỗn tạp, vô tổ chức, không có yêu sách minh bạch, hay quá nhiều yêu sách, đôi khi mâu thuẫn nhau. Nhưng khi thấy phong trào áo vàng không những không tự tan như dự đoán, trái lại, còn dữ dội hơn, các đảng phái, phe nhóm vội nhẩy vào ăn có, mặc dù phong trào Gilets Jaunes bất cần các đảng phái, nghiệp đoàn. Gilets Jaunes trước hết là dấu hiệu mất niềm tin của dân Pháp đối với các cơ cấu xã hội không thể thiếu trong một chế độ dân chủ.
Đó là một phong trào dân sự tự phát, và được khắp nơi hưởng ứng. Cuộc biểu tình đầu tiên cách đây gần một tháng đã quy tụ gần 300 ngàn người. Những cuộc biểu tình sau đó ít người hơn, nhưng quyết liệt hơn, và nhất là càng ngày càng bạo động.
Phát động vì một quyết định của chính phủ sẽ tăng thuế xăng vài xu mỗi lít, Gilets Jaunes trở thành một phong trào đòi hỏi xét lại toàn bộ phương pháp quản trị nước Pháp, từ chính trị, tới kinh tế xã hội. Một phong trào quy tụ tất cả những ấm ức, những bất mãn, những lo ngại của một dân tộc đầy tiềm năng, nhưng mất tự tin trong thời đại toàn cầu.
Tăng thuế xăng, đúng lúc giá dầu lửa lên cao, là đổ dầu vào lửa. Chính phủ Pháp không nghĩ tới điều đó, vì thực ra giá xăng ở Pháp cao thật, nhưng vẫn thấp hơn nhiều nước Âu châu, như Ý, Đức, Thụy Sĩ và một phần tiền thuế đó, gọi là taxe carbonne, sẽ dùng vào việc bảo vệ môi trường, là điều đa số người Pháp vẫn đồng ý. Đó cũng là quyết định của Nicolas Hulot, bộ trưởng Môi trường có uy tín nhất trong chính phủ, vừa từ chức.
Những người ngồi ở Paris quyết định ngân sách quên rằng giá xăng nhớt là một vấn đề nóng, nhất là đối với những người sống ở các vùng hẻo lánh, phải dùng xe đi làm hay sinh sống.
Mặc dù nước Pháp có hệ thống xe lửa chằng chịt, hệ thống chuyên chở công cộng hữu hiệu, xe hơi vẫn còn là một yếu tố quan trọng. Người Pháp đã bất mãn vì trước đây, nhà nước khuyến khích dân mua xe chạy dầu cặn diesel, giá xe đắt hơn hơn nhưng xài xăng [ít] hơn, và giá diesel rẻ bằng nửa xăng thường. Sau đó, người ta khám phá ra xe diesel còn ô nhiễm hơn xe thường, đã tăng giá diesel gần bằng xăng super.
Người dân có cảm tưởng bị lường gạt, mặc dầu nhà nước đã quyết định nhiều biện pháp để làm êm sự bất mãn đó, thí dụ trợ cấp tiền xăng cho những người phải dùng xe đi làm, cấp 4 bốn ngàn euros cho những người có lợi tức thấp muốn thay xe, mua xe chạy điện.
Thuế xăng chỉ là một giọt nước làm tràn ly. Hay đúng hơn giọt xăng làm bùng ngọn lửa bất mãn đã âm ỉ từ lâu.
Những cuộc “cách mạng” thường khởi đầu bằng những chuyện nhỏ. Lần này là vài xu tiền thuế.
Trước đây, cuộc nổi loạn của sinh viên năm 1968, gọi là biến động “Mai 68”, đã gây hỗn loạn, thay đổi cả đời sống, tư duy của người Pháp, và ảnh hưởng lan tràn khắp thế giới cho tới ngày nay, đã bắt đầu bằng một chuyện còn vớ vẩn hơn nữa: một nhóm sinh viên biểu tình phản đối chuyện cấm nam sinh vào thăm bạn gái, trong các khu nội trú của nữ sinh.
Phong trào Áo Vàng là sự bùng nổ của những bất mãn, ấm ức từ mọi tầng lớp xã hội từ nhiều thập niên, tại một xứ ai cũng nghĩ phải cải cách, nhưng chưa hề có cải cách thực sự, vì ai cũng có lý do để chống lại những biện pháp cải cách khi đụng chạm tới mình.
Hai mươi phần trăm dân Pháp nghĩ “je suis Gilet Jaune” (tôi là áo vàng), 70 % ủng hộ phong trào. Áo vàng là chiếc áo mặc khi có tai nạn, mặc để mọi người thấy mình (être vu), một cách hiện hữu của những người nghĩ mình bị bỏ quên. Rất nhiều người Pháp có cảm tưởng bị bỏ quên trong thời đại thế giới hóa.
PARIS BRÛLE-T-IL?
Báo chí Mỹ chạy tựa lớn “Paris is burning”, một cách nhắc tới cái tựa cuốn phim nổi tiếng của René Clément, “Paris brûle-t-il?” (Paris có cháy không?). Quả thực, hình ảnh trên TV cho thấy một Paris hỗn loạn, xe bị đốt, nhà hàng bị đập phá, cướp bóc, những cảnh giao chiến dữ dội với cảnh sát của những người mang mặt nạ. Những hình ảnh đó vừa cũ, vừa lạ.
Cũ, bởi vì trong bất cứ cuộc biểu tình, hay “tụ tập đông người” nào, những “casseurs” cũng xuất hiện, trà trộn trong đám biểu tình để đốt phá, để giao chiến với nhân viên công lực.
Mới, bởi vì đây là lần đầu, những nhóm “casseurs” tấn công các công sở, nhất là Khải Hoàn Môn (Arc de Triomphe) ở trung tâm Paris, tượng trưng cho quốc gia Pháp, nơi cháy thường trực ngày đêm ngọn lửa tưởng niệm anh hùng vô danh, những người đã hy sinh cho nước Pháp.
Những “casseurs” đó là ai?
Thứ nhất là những phần tử bất mãn, đa số từ các ngoại ô nghèo, thừa nước đục thả câu để đốt phá và ăn cướp.
Thứ hai, nguy hiểm hơn, những nhóm cực đoan, từ cực hữu tới cực tả. Những nhóm này cũng lợi dụng bất cứ cơ hội nào để giao chiến với cảnh sát, để đập phá những cơ sở tiêu biểu cho “tư bản thống trị” như các siêu thị, các ngân hàng, các cơ sở hành chánh.
Những nhóm “anarchists” này có cơ sở tại hầu hết các nước Âu châu.
Mục tiêu của họ là tiêu diệt thể chế dân chủ mà họ coi là một hình thức thống trị của tư bản. Mục tiêu của họ là tạo hỗn loạn để lật đổ trật tự sẵn có.
Những năm 60, 70, các nhóm cực tả đã gieo rắc kinh hoàng khắp Âu châu: ám sát tổng giám đốc hãng Renault ở Pháp, ám sát các quan toà và chủ ngân hàng ở Đức, bắt cóc và hạ sát thủ tướng Ý Aldo Moro ở Ý.
Bị thanh trừng, các nhóm này chui vào bóng tối; những năm sau này, lợi dụng sự bất mãn của dân Âu châu trước hiện tượng thế giới hóa, đã rục rịch hoạt động trở lại.
Bên cạnh, các nhóm cực hữu, bị lùng bắt sau cái chết của Hitler, cũng không bỏ qua cơ hội dân Âu châu lo ngại trước nạn di dân, đã ra mặt trở lại, phát động các phong trào dân túy (populiste), nhiều nơi đã vào quốc hội hay nắm quyền.
Ở những nơi khác, như Ý, Pháp, Đức họ tích cực, len lỏi, xách động trong những cuộc biểu tình.
Cái mới ở Pháp, là trái với những cuộc biểu tình trước đây, có tổ chức, có lãnh đạo, những “casseurs” chỉ là những phần tử ngoài lề, xúm vào để đánh hôi, lần này họ đi hàng đầu. Nhất là khoảng 3000 gilets jaunes, theo nguồn tin cảnh sát, đã đi theo các “casseurs” để đập phá.
NƯỚC PHÁP NGHÈO ĐÓI?
Đọc những bài của báo nhà nước ở VN, người ta có cảm tưởng nước Pháp là một nước nghèo đói, bất công còn hơn cả xã hội chủ nghĩa VN, người dân thấp cổ bé miệng bị đàn áp trăm chiều. Tóm lại, thông điệp là người dân VN không nên than phiền, đụng đậy, vì nếu có cực khổ, thiếu thốn, có là nạn nhân của tham nhũng cướp đất, cướp nhà, họ cũng có cái may là sống trong một nước ổn định.
Với các “nhà báo” đó, xin nhắc lại là những đám biểu tình, đôi khi rối loạn ở Pháp, đáng tiếc thực, nhưng dù sao cũng là dấu hiệu của một xứ dân chủ, của một xứ người dân có quyền bày tỏ nguyện vọng, có tiếng nói.
Cảnh sát Pháp nhiều khi bất lực, chịu trận, vì họ không có quyền nổ súng. Chỉ có quyền bắn đạn cao su nếu tính mạng bị đe doạ. Cái lo sợ lớn nhất của chính phủ là học sinh, sinh viên nhẩy vào phong trào phản kháng. Chỉ một người trẻ thiệt mạng, chính phủ sẽ đổ. Cho tới nay, đã có 4 người thiệt mạng, nhưng không phải lỗi của cảnh sát.
Về cái “cơ cực” của dân Pháp, cũng nên biết đó là một trong những nước có đời sống cao nhất, có hệ thống an sinh tiến bộ nhất thế giới.
Dân Pháp, bất cứ làm nghề ngỗng gì, mỗi năm nghỉ ít nhất 5 tuần lễ đi nghỉ hè. Ngoài lương bổng, có đủ loại trợ cấp cho người già, cho cha mẹ độc thân, người tàn tật, học sinh nghèo, người thất nghiệp… Mặc dù tỷ số thất nghiệp cao, có không dưới 300.000 công việc không kiếm ra người làm, vì dân Pháp chê việc tay chân, nặng nhọc. Người Pháp vẫn là người làm việc ít nhất, 35 giờ một tuần, và về hưu sớm nhất, 62 tuổi, nếu không phải 54, 55 như những người được hưởng quy chế đặc biệt, thí dụ một số nhân viên hỏa xa.
Người Pháp bất mãn, nổi loạn, không phải vì họ cũng nghèo khổ như người Việt, là nạn nhân của bạo hành, của tham nhũng như người Việt. Họ bất mãn vì so sánh với những người Pháp khác, có đời sống cao hơn. Họ bất mãn vì nghĩ họ đáng có một đời sống sung túc hơn ở một xứ giầu có. Họ bất mãn vì có cảm tưởng, với thế giới hóa, đời sống của họ càng ngày càng khó khăn hơn, so sánh với thời Tây phương còn độc quyền về kỹ nghệ, độc quyền sản xuất, độc quyền xuất cảng.
Vật giá lên cao, đời sống đắt đỏ, cuộc sống trở thành khó khăn, con số người nghèo gia tăng, nhưng tất cả những cái đó là đánh giá theo tiêu chuẩn một nước Tây phương, không thể so sánh với một nưóc nghèo.
Đó là cái lo sợ bị xuống cấp (déclassement social) trong bực thang xã hội. Không liên hệ gì, không thể so sánh gì với thân phận của người dân một xứ độc tài, thuộc hàng nghèo đói nhất thế giới.
KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI
Như đã viết, phong trào Gilets Jaunes là một phong trào tự phát, không tổ chức, không lãnh đạo. Rất khó tiên đoán hiện tượng này sẽ diễn tiến thế nào.
Mặc dù Macron đã nhượng bộ, tuyên bố bãi bỏ việc tăng thuế xăng, bãi bỏ việc tăng giá dầu sưởi, như yêu sách khởi đầu của Gilets Jaunes, nhưng nhóm này vẫn chưa bỏ cuộc.
Họ đưa những yêu sách khác, từ việc tăng lương, giảm thuế tới một loạt những đòi hỏi mâu thuẫn của đủ mọi giới. Thí dụ những người đi làm đòi tăng lương, thương gia đòi giảm thuế, trong khi muốn tăng lương cho người này, khó có cách nào khác hơn là đánh thuế những người khác.
Dù sao ông Tổng thống 40 tuổi của Pháp đã trầy vi tróc vẩy trong vụ này. Đó có lẽ là cái giá phải trả sau khi đã lên cầm quyền trước sự ngạc nhiên của mọi người, trong sự điêu tàn của chính trị Pháp. Emmanuel Macron đắc cử Tổng thống trước đây gần hai năm, làm tiêu tan những chính đảng từ tả sang hữu đã ngự trị chính trường Pháp từ một nửa thế kỷ.
Trong năm đầu, Macron đã cải tổ nước Pháp trên nhiều lãnh vực, từ hệ thống hoả xa, hệ thống giáo dục, luật lao động vv… là những lãnh vực không chính quyền nào dám đụng tới, sợ sẽ đẩy dân xuống đường.
Macron hành động gần như chỗ không người, vì trước mặt không còn đối lập. Các chính đảng đã tiêu tan, các nghiệp đoàn đã mất uy tín.
Có lẽ chính vì vậy mà nhiều khi Macron cho người ta cảm tưởng, qua những câu tuyên bố thiếu thận trọng, là người coi thường dư luận.
Các đảng phái đối lập, từ trái sang phải, đã thành công trong việc gán cho Macron hình ảnh “tổng thống của nhà giàu”. Thí dụ, một trong những quyết định đầu tiên của Macron là bãi bỏ ISF (thuế gia sản, impôt de solidarité sur la fortune).
Ở Pháp, người có lợi tức cao, ngoài thuế lợi tức, phải đóng thêm thuế gia sản, nếu có bất động sản đáng giá.
Đó là một trong những lời hứa của Macron khi tranh cử, với lập luận: ISF mang lại cho ngân sách quốc gia một số tiền không đáng kể, với hậu quả tai hại là những người có tiền, để tránh ISF, tiếp tục chạy qua sống ở những nước láng giềng ít thuế má hơn, như Thuỵ Sĩ, Bỉ, Luxembourg hay Anh Quốc, chỉ cách Paris 1,2 giờ máy bay hay TGV (xe lửa tốc hành). Với luật lệ Âu châu, việc lưu hành người và tiền bạc giữa các nước thuộc Liên hiệp Âu châu hoàn toàn hợp pháp.
Macron nghĩ nên thực tế, nên giữ những người có tiền, có cơ sở kinh doanh ở lại, tiêu tiền và tạo công ăn việc làm tại chỗ. Nhưng trong chính trị, hình ảnh tượng trưng nhiều khi quan trọng hơn thực tế.
Mỗi lần có một nhóm than phiền gặp khó khăn kinh tế, thí dụ những người thất nghiệp không được tăng trợ cấp, những người già về hưu phải đóng góp thêm, công chức không được tăng lương, những nông dân gặp khó khăn vì cạnh tranh quốc tế, trong khi giá cả gia tăng, người ta, nhất là các đảng đối lập và các nghiệp đoàn không quên nhắc cho dân hay là Macron đã làm quà bạc tỉ cho những nhà giàu.
Phong trào Gilets Jaunes đã bắt đầu có ảnh hưởng lớn tới kinh tế Pháp.
Những cửa hàng, cơ sở, xe cộ bị đốt phá coi ngoạn mục thực trên màn ảnh TV, nhưng những tổn thất vài triệu hay vài chục triệu, không thấm thía gì với sự tai hại của một quốc gia tê liệt hàng tháng trời. Nhiều hãng xưởng, cơ sở thương mại đã nghĩ tới việc cho nhân viên nghỉ việc. Chỉ riêng kỹ nghệ lương thực, con số tổn thất trong ba tuần xáo trộn đã lên tới 15 tỉ euros.
Hậu quả chính trị còn nặng hơn nữa, ít nhất đối với Macron. Ông ta vẫn chê những người tiền nhiệm quá nhút nhát, không dám cải tổ nước Pháp, theo nhau áp dụng cái gọi là “politique du chéquier”, mỗi lần có một đám biểu tình là lôi ngân phiếu (chéquier) ra ký, phân phát để yên thân, mặc dầu đó chỉ là tiền vay nợ, vì từ ba chục năm nay, ít khi nước Pháp có một ngân sách chi thu quân bình. Pháp là một trong nước mang nợ nhiều nhất trong các nước Tây phương.
YẾU ĐIỂM CỦA MACRON
Trước sự bạo động và quyết tâm của phong trào Áo Vàng, trước áp lực của các lực lượng đối lập, Macron cuối cùng đã phải nhượng bộ, dù biết rằng đã nhượng bộ bước đầu, sẽ nhượng bộ bước sau. Kế hoạch cải tổ nước Pháp sẽ trở thành vạn nan, nếu không vô vọng. Macron có lẽ là chính khách hiếm hoi của Pháp thực sự muốn cải cách nước Pháp, nhưng đã phạm hai lỗi chính trị.
Thứ nhất, vì đã tay không, một sớm một chiều loại tất cả các đối thủ để trở thành Tổng Thống, Macron đã coi thường đối lập, các tổ chức dân sự, các nghiệp đoàn, là những yếu tố không thể thiếu trong một chế độ dân chủ. Nếu không có các tổ chức dân sự đại diện, sẽ phải đương đầu với sự hỗn loạn ngoài đường.
Mặt khác, cũng phải nhìn nhận các đảng phái, nghiệp đoàn của Pháp không có tinh thần trách nhiệm của một quốc gia dân chủ kiểu mẫu, thích chống đối hơn là thương lượng để tìm giải pháp.
Thứ hai, Macron không có kinh nghiệm chính trị, trước khi trở thành tổng thống chưa hề tranh cử, chưa hề lăn lộn với cử tri, và mặc dầu đã mang vào quốc hội đa số dân biểu, chưa có một hạ tầng cơ sở vững chắc, đủ để tiếp tay cho chính phủ. Các chính đảng nắm quyền lâu năm, một phần lớn vì họ có một hạ tầng cơ sở vững chắc trên toàn lãnh thổ.
Macron muốn cải tổ nước Pháp theo mô hình Thụy Điển, nhưng không có những điều kiện cơ chế, dân trí của Thụy Điển.
Tới giờ này, mặc dù Macron đã tuyên bố hủy bỏ việc tăng giá xăng nhớt, tình hình không êm dịu hơn. Trái lại, các nhóm xã hội khác nhẩy vào vòng chiến. Ngày thứ Bảy 8/12 sẽ là ngày quyết định.
Học sinh đã bắt đầu làm náo loạn trong nhiều trường học, giới vận tải sẽ chận các đường giao thông, làm tê liệt nước Pháp để đòi hạ giá xăng nhớt, hạ giá phí tổn xa lộ, nghiệp đoàn nông dân (mặc dù đã nhận những tài trợ khổng lồ) sẽ tham dự phong trào phản kháng. Các nghiệp đoàn CGT, Force Ouvrière, 2 trong 3 nghiệp đoàn lớn nhất kêu gọi đoàn viên xuống đường.
Hàng ngàn Gilets Jaunes chủ trương bạo động, sẽ kéo về Paris thứ Bảy tới “với mục đích đốt phá và giết người”, theo bộ trưởng Nội vụ Castaner. Chính quyền sẽ huy động 89.000 cảnh sát và “gendarmes” để ngăn chặn cuộc tấn công của “những nhóm võ trang” dự tính đổ về Paris cuối tuần này.
Trong không khí sôi sục đó, các đảng đối lập hối thúc Macron nhượng bộ, kể cả chủ tịch đảng Cộng Hòa, hữu phái (LR, Les Républicains) trong khi đảng này vẫn đòi hỏi một chính sách thắt lưng buộc bụng để cứu vãn kinh tế, còn khắc khổ hơn cả chính sách Macron.
Các đảng cực tả, cực hữu đòi Macron từ chức, bầu lại, quên rằng nước Pháp là một nước dân chủ, và nhiệm kỳ của Tổng Thống 5 năm.
Nhóm cực tả của Mélenchon mô tả xã hội Pháp như địa ngục, trong khi Mélenchon không ngớt ca ngợi xã hội chủ nghĩa Venezuela.
Macron và Thủ tướng Edouard Philippe, sau một thời gian cứng rắn, không có đường nào khác hơn là nhưọng bộ và kêu gọi những nhóm chống đối tới gặp chính phủ để thảo luận, thương lượng. Một vài đại diện Gilets Jaunes chấp nhận, một số khác đòi tranh đấu tới cùng, vài người cho hay đã nhận được những đe dọa tới tính mạng từ các nhóm cực đoan nếu nhận lời thương lượng với nhà nước.
Thật khó tưởng tượng trong bối cảnh đó, những cuộc gặp gỡ sắp tới sẽ đưa tới kết quả khả quan. Làm cách nào thảo luận với một phong trào phản kháng sâu rộng nhưng không lãnh tụ, không tổ chức, không đại diện? Thảo luận về cái gì, khi mỗi nhóm, mỗi khuynh hướng đưa một đòi hỏi khác nhau, hay hoàn toàn mâu thuẫn.
Lấy một vài thí dụ, để thấy ngay cả những đòi hỏi có vẻ hợp tình, hợp lý nhất cũng không dễ thực hiện:
Thí dụ 1: Gilets Jaunes đòi hạn chế mức lương cao nhất 25.000 Euros (1 Euros= 1,10 hay 1,20 US dollars) để tránh bất công. Quả thực là giám đốc các hãng lớn lãnh lương lớn một cách thô bạo: 10, 15, 20 triệu Euros / năm. Hạn chế là phải, nhưng lương bổng của các hãng tư là do hội đồng quản trị của họ quyết định, không thuộc thẩm quyền của chính phủ. Lương các chủ hãng lớn ở Đức, Anh còn lớn hơn, chưa nói tới Hoa Kỳ. Nếu chính phủ một nước quyết định hạn chế lương bổng, các chủ hãng lớn sẽ di cư sang nước láng giềng, kéo theo cả nhân viên và công ăn, việc làm.
Thí dụ 2: Tăng trợ cấp cho người nghèo. Rất hay, nhưng lấy tiền đâu ra, khi các dịch vụ xã hội, trợ cấp, nhân đạo đủ loại ở Pháp đã cao nhất thế giới, chiếm 57% PIB, tổng sản lượng quốc gia, trong khi các nước khác, kể cả các nước xã hội kiểu mẫu ở Bắc Âu, dưới 45%.
Lấy tiền đâu ra, ngoài việc tăng thuế, nhưng thuế trực tiếp hay gián tiếp đủ loại ở Pháp cũng đã cao nhất thế giới, 48% tổng số lợi tức. Và chính chuyện tăng thuế là nguyên nhân của phong trào Gilets Jaunes. Biểu ngữ chính của Gilets Jaunes là “Ras-le-bol fiscal” (Ớn tới cổ, thuế má).
Chưa đặt câu hỏi sẽ đánh thuế những ai. Hiện nay, ở Pháp, chỉ có 42% dân đóng thuế, những người khác được miễn vì lợi tức thấp. Đánh thuế nặng nhà giầu? Trên thực tế, đa số những người có lợi tức cao, có gia sản lớn, những thể tháo gia hay nghệ sĩ hàng đầu đều có địa chỉ thuế ở Belgique, Thụy Sĩ.
Bao nhiêu thuê má đổ lên đầu một giai cấp, gọi là giai cấp trung lưu, những người đã bỏ ra trên dưới 10 năm học để có một nghề lương được coi là cao. Đánh thuế những người này dễ, vì lương bổng sở làm khai thẳng với sở thuế, và họ cũng là những người không xuống đường, không biểu tình vì không có tổ chức, không có nghiệp đoàn.
Ngay cả khi có ngân khoản, có nên tăng trợ cấp? Nếu tiền trợ cấp đủ loại không thấp hơn lương tối thiểu, gọi là SMIC, như nhiều trường hợp hiện nay, người ta sẽ ngồi nhà hơn là đi làm lãnh lương tối thiểu.
Nếu tăng SMIC quá độ, giá thành của các sản phẩm Pháp đã cao, so với nhiều nước láng giềng, nhất là Đông Âu, chưa nói tới các nươc nghèo, sẽ cao hơn nữa. Hàng hóa không cạnh tranh nổi, kinh tế sẽ khó khăn, thất nghiệp sẽ lan tràn, và sẽ có nhiều… biểu tình hơn nữa.
Cựu tổng thống Georges Pompidou nói nửa đùa, nửa thực: đừng kiếm giải pháp, bởi vì mỗi giải pháp sẽ đẻ ra 3, 4 vấn đề rắc rối hơn.
Nếu suy nghĩ xa hơn, phải giải thích thế nào về một phong trào, khởi đầu tưởng chỉ là chuyện lộn xộn hàng ngày dưới huyện, đã trở thành một phong trào sâu rộng, không có lối thoát?
Phong trào Gilets Jaunes nói lên ít nhất 2 điều: thứ nhất, mô hình xã hội Pháp đã lỗi thời, không thể tiếp tục; thứ 2: đó là một dấu hiệu cho thấy hiểm họa suy yếu của dân chủ tại các nước Tây phương sẽ dẫn tới khủng hoảng, nếu không tìm ra giải pháp.
MỘT MÔ HÌNH XÃ HỘI LỖI THỜI
Mô hình xã hội Pháp, ít nhất từ Đệ Nhị Thế Chiến, xây dựng trên 2 nguyên tắc: nguyên tắc, hay triết lý bình đẳng (égalitarisme) và nguyên tắc nhà nước vạn năng (État-providence).
Đúng ra, từ Cách mạng 1789, giấc mơ thầm kín của người Pháp là một xã hội bình đẳng. Để thực hiện xã hội đó, một guồng máy trung ương vạn năng. Nhà nước có nhiệm vụ phân phát, thoả mãn các nhu cầu vật chất của mỗi cá nhân, san bằng mọi bất công xã hội.
Mô hình đó tuyệt vời, khi nhà nước mạnh, khi kinh tế thịnh vượng, khi quốc gia độc quyền hay đứng đầu thế giới về kỹ nghệ, xuất cảng. Nhà nước có dư khả năng cấp phát, bù đắp, trợ cấp những phần tử yếu kém của xã hội, để không ai bị gạt ra lề đường.
Dần dần, dân trao cho nhà nước bổn phận, trách nhiệm phải lo cho mình. Mỗi khi có khó khăn, gõ cửa nhà nước. Nếu không thoả mãn, sẽ phản kháng, đình công, bãi thị cho tới khi được thỏa mãn. Mô hình đó đã bắt đầu gặp trở ngại từ khi có thế giới hoá.
Nước Pháp, cũng như các nước Tây phương gặp khó khăn vì cạnh tranh thương mại, vấn đề di dân, nhưng trong khi các nước như Canada, Đức, Thụy Điển v.v… đã thắt lưng buộc bụng, chấp nhận một giai đoạn hy sinh để cải cách, nước Pháp vẫn chưa có cái can đảm đó. Dân vẫn tiếp tục coi nhà nước là État-providence, các chính quyền liên tiếp từ 40 năm nay vẫn tiếp tục những chính sách vá víu, tạm bợ để sống qua ngày, để khỏi thất cử. Nước Pháp năm nào cũng có bầu cử đủ loại, hậu quả là các chính đảng lo chuyện bầu bán hơn là chuyện cải cách.
Chuyện bất mãn không thể tránh khỏi, khi đời sống khó khăn hơn vì thời đại đã thay đổi. Mặc dù những bất công có thực, nước Pháp, theo thống kê, vẫn thuộc những nuớc bình đẳng nhất thế giới. Nhưng Alexis de Tocqueville đã nhận xét, từ giữa thế kỷ 19, xã hội Pháp bình đẳng hơn nơi khác, nhưng càng gần với sự bình đẳng, người ta càng bất mãn với những bất công.
SỰ SUY YẾU CỦA DÂN CHỦ
Điều nhận xét thứ hai, là hình thức dân chủ cổ điển, quyết định từ trên xuống dưới không còn thích hợp nữa. Người dân không chấp nhận đóng vai thụ động.
Những nước đã hiểu điều đó, đã áp dụng hình thức dân chủ hợp tác (démocratie participative), trong đó người dân trực tiếp tham dự vào việc quản trị quốc gia, như tại các nước Bắc Âu, thể chế dân chủ vẫn vững mạnh.
Ở những nơi khác, đã có hỗn loạn. Hậu quả là chính quyền rơi vào tay các nhóm mị dân như ở Áo, ở Ý, dẫn tới Brexit ở Anh.
Cả Âu châu nín thở nhìn diễn biến những ngày sắp tới ở Paris, vì sau khi bà Merkel ở Đức quyết định rời chính trường, sau khi Ý rơi vào tay nhóm cực đoan, sau khi Anh quyết định ra khỏi Liên hiệp Âu châu, dù muốn hay không, Âu châu vẫn trông chờ vào nước Pháp.
Chính phủ, các phe phái chính trị, và dân Pháp, có đủ khả năng, bình tĩnh, sáng suốt, tinh thần công dân, để đi tới một cuộc thảo luận tận gốc của mọi vấn đề, đáp ứng với thực tế của một thế giới đang chuyển mình, như chính phủ Pháp hứa hay không, vẫn là một câu hỏi lớn.
Tới giờ này, người ta vẫn không tiên đoán nổi những gì sẽ xẩy ra ở Pháp trong những ngày, tháng tới.
Từ Thức
(FB Từ Thức)
Không có nhận xét nào