Khác hẳn với bối cảnh của chuyến công
du Hoa Kỳ năm 2015, ông Trọng nếu có đi Mỹ trong thời gian tới sẽ phải
mang trên mình trách nhiệm vô cùng lớn lao: kiếm tiền nuôi đảng.
Ủy
viên Bộ Chính trị kiêm Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai đã
có một chuyến đi Mỹ âm thầm từ ngày 29/11 đến 1/12 năm 2018. Tại đây, bà
Mai đã có một ít cuộc gặp không quan trọng và cũng chẳng nổi bật với
một số quan chức, nghị sĩ Mỹ và với cả đảng Cộng sản Mỹ.
Thông
điệp gần như duy nhất được phát ra từ Trưởng Ban Dân vận Trung ương
Trương Thị Mai là thuyết phục Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị
trường.
Từ
năm 2013 - thời điểm mà Việt Nam bắt đầu phát sốt lên vì món lợi lớn
qua Hiệp định TPP - đến nay, nhiều chuyến đi Mỹ của nhiều quan chức cấp
cao như Trương Tấn Sang - khi đó còn là chủ tịch nước, Nguyễn Tấn Dũng -
khi đó còn là thủ tướng mà chưa thể ‘trở về làm người tử tế’, thêm cả
thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ
và cả người không kịp hoàn thiện giấc mơ làm chủ tịch nước trọn khóa để
sau đó trở nên tổng bí thư là Trần Đại quang, vẫn một mực đề nghị “Mỹ
sớm công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam”. Mà không hề có tính
từ “xã hội chủ nghĩa” gắn kèm cửa miệng.
Nhưng
ở trong nước, sự thể tréo ngoe là không những không quan tâm đến “kinh
tế thị trường”, với Nguyễn Phú Trọng thì chỉ có kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa là thước đo duy nhất về đạo lý kinh tế cộng sản
chứ không phải những tiêu chí mà bằng vào đó được ‘ăn ngay’.
“Nghị
quyết trung ương 5 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa” được Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo tung ra tại Hội nghị
trung ương 5 của đảng cầm quyền diễn ra vào đầu tháng Năm năm 2017 - một
văn bản bao gồm nhiều khái niệm bị giới chuyên gia và dư luận xem là hổ
lốn, thực sự tréo ngoe với mọi tiêu chí về kinh tế thị trường tự do của
cộng đồng quốc tế.
Sau
những chuyến đi Mỹ còn xa mới được coi là thành công của Nguyễn Xuân
Phúc vào năm 2017, Vương Đình Huệ vào năm 2018, kể cả Hoàng Bình Quân -
Trưởng ban đối ngoại trung ương, việc Nguyễn Phú Trọng phải chọn Trương
Thị Mai - một nhân vật ‘bên đảng’ đi làm thuyết khách về kinh tế thị
trường cho thấy ông Trọng có thể không còn tin tưởng vào ‘thành tích đối
ngoại’ của giới quan chức chính phủ mà phải cử một nhân vật phụ trách
dân vận đi vận động kinh tế và vay mượn tiền bạc.
Cũng
không loại trừ một ẩn ý không thể nói trắng ra là chuyến đi của bà
Trương Thị Mai nhằm ‘bắn ý’ để Washington mời Nguyễn Phú Trọng đến ‘thăm
và làm việc tại Hoa Kỳ’ trong vai trò mới cứng là chủ tịch nước - một
hiện tượng khá tương đồng với lời gợi ý lộ liễu chưa từng có của trang
thông tin điện tử của chính phủ Việt Nam vào tháng Ba năm 2017 về ‘Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc sẵn sàng đi thăm Mỹ’.
Trước
chuyến đi của bà Trương Thị Mai, phó thủ tướng và cũng là nhân vật được
bổ sung vào Bộ Chính trị khóa 12 sau khi đã thất bại trong ý đồ trở
thành ủy viên bộ chính trị vào năm 2013 - Vương Đình Huệ - đã chợt có
một chuyến đi đến Hoa Kỳ từ ngày 25-27/6/2018, nhưng không được thông
báo trước trên các phương tiện thông tin đại chúng - một chuyến đi mà
nhiều khả năng không chỉ liên quan đến chức trách của ông Huệ mà còn có
thể mang nhiều hàm ý và ẩn ý về ‘không ngừng nâng cao vị thế Việt Nam
trên trường quốc tế’, tiền trạm cho một ‘đoàn cấp cao’ và cả… xin viện
trợ.
Chuyến
đi Mỹ của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ được xác định là ‘tiền trạm cho
một đoàn cấp cao’ của giới chóp bu Việt Nam sang Hoa Kỳ trong thời gian
tới. Rất có thể đó chính là Nguyễn Phú Trọng.
Vào
năm 2015, dù chỉ là ‘đảng trưởng’ nhưng Nguyễn Phú Trọng đã được tổng
thống Mỹ khi đó là Barak Obama đặc cách tiếp tại Phòng Bầu Dục và tiếp
như một nguyên thủ quốc gia.
Nguyễn
Phú Trọng có vẻ đang muốn tái hiện ‘ kỳ tích’ của ông ta ở Mỹ cách đây
ba năm, đồng thời ‘phát huy thắng lợi’ từ chuyến công du Pháp của ông ta
vào tháng Ba năm 2018.
Nhưng
khác hẳn với bối cảnh của chuyến công du Hoa Kỳ năm 2015, ông Trọng nếu
có đi Mỹ trong thời gian tới sẽ phải mang trên mình trách nhiệm vô cùng
lớn lao: kiếm tiền nuôi đảng.
(VNTB)
Không có nhận xét nào