Dư luận, báo chính thống của Trung
Quốc giận dữ với Mỹ và Canada vụ bắt giám đốc tài chính của Huawei, bà
Mạnh Vãn Chu và quan tâm tin nhà khoa học Trương Thủ Thịnh ở Stanford
vừa chết.
Mạnh Vãn Chu cùng TT Nga Vladimir Putin tại Diễn đàn VTB Capital Investment ở Moscow, 02/10/2014 |
Cả
hai sự việc này đều xảy ra ngày 1/12/2018, cùng thời gian Tổng thống
Donald Trump trao đổi và ăn tối với Chủ tịch Tập Cận Bình bên lề G20 ở
Buenos Aires.
Sau
khi tin bà Mạnh bị bắt ở Vancouver lan về đến Trung Quốc, chính phủ
nước này gọi vụ việc là "sự vi phạm nhân quyền", và yêu cầu Canada thả
bà ngay.
Thủ
tướng Canada, ông Justin Trudeau cho hay hôm 06/12 rằng chính phủ ông
được phía Mỹ thông báo trước "vài ngày" về yêu cầu bắt bà Mạnh.
Tuy
thế, ông Trudeau nói Canada không có dính líu ở cấp độ chính trị trong
vụ việc vì nước ông có hệ thống tư pháp độc lập và chính phủ tôn
trọng quyết định của tòa án.
Bà Sabrina Mạnh Vãn Chu được quyền ra toà để yêu cầu tại ngoại theo thủ tục pháp lý của Canada.
Hoa Kỳ thì yêu cầu Canada trao nộp bà để điều tra vi phạm cấm vận công nghệ với Iran mà Washington cho là Huawei đã gây ra.
Canada cùng Hoa Kỳ, Anh, New Zealand và Úc thuộc nhóm 'Five Eyes' lập ra để chia sẻ thông tin tình báo.
Hoa Kỳ 'bất hảo, còn Canada là chó'
Sang
hôm 07/12, báo chí và dư luận Trung Quốc tiếp tục lên tiếng về vụ
việc gây chấn động nước này, đúng vào khi cuộc thương chiến với Mỹ
tưởng như sắp có hạ nhiệt.
Như
một dấu hiệu vụ việc đánh động giới quyền lực cao nhất của Trung
Quốc, trang Global Times của Đảng Cộng sản chạy bài và ảnh trên trang
nhất, gọi vụ bắt Mạnh Vãn Chu là một phần của "chiến lược ngăn chặn
Trung Quốc" mà Washington đang làm.
Lần
đầu tiên từ nhiều năm, báo Trung Quốc gọi Hoa Kỳ là quốc gia "bất hảo
đáng kinh tởm" (despicable rogue) vì đang thách thức vị thế thượng phong
của Trung Quốc trong thị trường 5G.
Trang
China Daily cũng phê phán Hoa Kỳ còn Tân Hoa Xã thì đăng lại tuyên bố
của Bộ Ngoại giao yêu cầu thả bà Mạnh ngay lập tức.
Tuy
thế, trang tiếng Trung của Nhân dân Nhật báo không nói gì đến vụ
Huawei, tập đoàn toàn cầu có doanh số nhiều tỷ đô la của Trung Quốc.
Nhưng
phần đối ngoại và của tờ báo đăng lại tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung
Quốc về bà Mạnh Vãn Chu, con gái ông Nhậm Chính Phi, tỷ phú có thế lực
ở Trung Quốc.
Báo Hong Kong có vẻ ủng hộ chính quyền trung ương về vụ Huawei.
Ta
Kung Bao lên án vụ bắt này là "vi phạm nhân quyền và tự do nghiêm
trọng", còn Wen Wei Bao (Văn Hối Báo) nói vụ này làm ngược lại toàn bộ
"hưu chiến" giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về thương mại.
Cùng ngày Trump và Tập gặp mặt bên lề G20, Canada bắt giữ Mạnh Vãn Chu thêo yêu cầu của Hoa Kỳ. Mấy ngày sau tin này mới bay về Trung Quốc |
Tờ Ming Pao cho rằng đây là một phần chiến lược ngăn chặn Trung Quốc trong ngành công nghệ cao của Hoa Kỳ.
Trang
South China Morning Post thì trích lời giới chuyên gia nói Hoa Kỳ có
thể dùng vụ bắt bà Mạnh để gây sức ép với Trung Quốc trong giai đoạn
"hưu chiến" 90 ngày.
Tuyên bố của Huawei đăng hôm 6/12 trên mạng xã hội được hàng chục nghìn người bấm 'like'.
Có dân mạng Trung Quốc đăng ý kiến gọi vụ này cho thấy "Canada chỉ là con chó của chủ Mỹ".
Một bình luận được nhiều người bấm 'like' nói "Huawei không thể bị đánh bại trên thị trường nên chúng nó bắt đầu chơi bẩn".
Cũng có ý kiến cảnh báo không nên để tình ái quốc bị kéo vào vụ này.
Cái chết của giáo sư Trung Quốc ở Stanford
BBC
Monitoring ghi nhận người dùng mạng Weibo ở Trung Quốc cũng chú ý đến
vụ nhà vật lý học Trương Thủ Thịnh (Zhang Shoucheng), chết ở Mỹ cũng
vào hôm 1/12 vì trầm cảm.
Chừng 270 triệu lượt đọc đã bấm vào tin nói ông Trương qua đời ở tuổi 55.
Có
quốc tịch Mỹ, ông Trương làm việc ở ĐH Stanford và cũng là người lập
ra công ty Danhua Capital, nay có tên là Digital Horizon Capital.
Theo
tờ China Morning Post, mạng xã hội Trung Quốc đồn đoán nhiều về
chuyện cái chết của ông có liên quan hay không đến các cuộc điều tra
của Hoa Kỳ.
Theo
điều 301 luật thương mại Mỹ dùng để điều tra các vụ "hoạt động bất
công" của Trung Quốc nhằm chiếm đoạt công nghệ cao của Hoa Kỳ, tên công
ty Danhua bị nêu trong hồ sơ dùng vốn từ Trung Quốc.
Dân mạng Trung Quốc cố tìm hiểu xem vụ công ty Danhua có liên quan gì đến Huawei và vụ bắt bà Mạnh hay không.
Được
biết năm 2013, ông Trương Thủ Thịnh lập ra công ty Danhua để khai thác
mảng trí tuệ nhân tạo, số liệu, tự động hóa và blockchain.
Công ty này, có trụ sở ở California, đã nhận được vốn đầu tư 434 triệu USD, theo Crunchbase.
Nhà
đầu tư chính của Danhua là Zhongguancun Development Group, tập đoàn
của nhà nước do chính quyền thành phố Bắc Kinh bỏ tiền thành lập.
Tuy
thế, gia đình ông Trương bác bỏ chuyện ông tử vong có liên quan gì đến
thương chiến Mỹ - Trung và yêu cầu mọi người tôn trọng sự riêng tư của
họ.
"Những thông tin sai trái chỉ làm tăng thêm đay khổ cho gia đình giáo sư Trương," một đại diện cho gia đình ông ra thông báo.
Sinh
năm 1963 ở Thượng Hải, ông Trương làm bằng tiến sỹ ngành vật lý ở
State University of New York tại Stony Brook, nơi ông được thầy là nhà
vật lý được giải Nobel, Dương Chấn Ninh (Yang Chen-ning) hướng dẫn.
Các đồng nghiệp của ông Trương ở Standford ca ngợi ông là một nhà tiên phong đầy trí tuệ trong lĩnh vực vật lý lý thuyết.
(BBC)
Không có nhận xét nào