Khi
Hồ Chí Minh theo Quốc Tế III Cộng Sản, Cụ Phan Châu Trinh với tư cách
là bạn của bố ông Hồ gửi lá thư đề ngày 12 Tháng Hai, 1922, cho rằng con
đường đó sẽ đưa tới tình trạng “quốc dân đồng bào vẫn nguyên là cái
lưng con ngựa, chỉ thay người cưỡi mà thôi.” (Ngô Văn, Việt Nam
1920-1945, Amirillo, TX:Nxb Chuông Rè, 2000, tt 39-40).
Hoàng Đế Bảo Đại: “Hồ Chí Minh là tay đại hề, đóng kịch rất tài. Tất cả những ai đã ở gần ông ta, đều tự lừa hay đã bị lầm.” (Hình: nghiencuuquocte.org) |
Đúng
vậy, chế độ của ông Hồ không cho người dân được tự do bằng chế độ thực
dân Pháp. Thực đân Pháp đã cho các nhà văn thành lập Tự Lực Văn Đoàn,
các nhà giáo thành lập Hội Truyền Bá Chữ Quốc Ngữ, các đảng viên Cộng
Sản ra báo tiếng Việt và tiếng Pháp tuyên truyền chủ nghĩa Cộng Sản.
Do
đó, trong tác phẩm Gửi Mẹ và Quốc Hội, ông già Chợ Đệm Nguyễn Văn Trấn,
người vào đảng Cộng Sản từ năm 1936 đã chua xót xin đảng “cho người dân
được tự do bằng với chế độ thực dân Pháp.”
Nhà
bình luận người Pháp, ông Jean Francois Revel viết về Hồ Chí Minh: “Mục
tiêu của ông ta không phải là nền độc lập của nước Việt Nam mà là hợp
nhất với Quốc Tế Cộng Sản. Đó không phải là đem lại cho nhân dân quyền
tự quyết, quyền bầu cử, quyền lựa chọn những người lãnh đạo, luật pháp
và cách sống của họ; mà là dùng cưỡng bách để áp đặt chế độ toàn trị
kiểu Stalin lên dân chúng…” (Ho Chi Minh: le détournement du patriotism,
trong quyển Ho Chi Minh: l’homme et son heritage, Ed. Đường mới, Paris,
trang 9).
Có
nhiều bài báo cho rằng ông Hồ không có ý ra đi tìm đường cứu nước. Bằng
chứng là khi tới Pháp, ông Hồ đã gửi đơn xin học trường thuộc địa và bị
bác đơn. Ông còn gửi đơn xin nhà nước thuộc địa cho cha mình một công
việc để sống.
Ở
thời bưng bít thông tin, chúng tôi không được biết những điều kể trên.
Tuy nhiên cho đến nay vẫn còn nhiều người cao tuổi chống “đảng do Nguyễn
Phú Trọng thao túng,” nhưng lại muốn quay về với đảng của Hồ Chí Minh
vì cho rằng ông Hồ là người bảo vệ tự do, dân chủ!
Thực
ra trong những năm 1945-1946, khi đảng Cộng Sản chưa giành được địa vị
độc tôn đảng trị, Hồ đã có những phát ngôn đề cao dân chủ để thu phục
nhân tâm, chống lại các đảng phái Quốc Gia. Hồ sống nhiều năm ở các quốc
gia dân chủ Châu Âu, đã thuộc lòng nhiều câu về tự do dân chủ, nhưng
không cảm nhận được bản chất tốt đẹp của dân chủ. Hồ nói về dân chủ chỉ
để ru ngủ người dân, dẫn dụ họ tôn thờ, phục vụ đảng Cộng Sản. Hồ sống
nhiều năm ở Liên Xô dưới triều đại Stalin, nhưng không nhận ra bản chất
đáng ghê tởm của chế độ đảng trị, vì vậy đã cố tìm mọi cách để thiết lập
và củng cố chế độ này ở nước ta. Trong khi đó, nhà văn André Gide một
người từng coi Liên Xô “còn hơn là một vùng đất hứa,” nhưng sau khi đến
thăm Liên Xô năm 1936, đã viết “những suy nghĩ muộn màng về Liên Xô:
Phản bội lại tất cả mọi hy vọng của chúng ta. Quần chúng thì ù lì. Văn
nghệ sĩ thì thụ động và kém hiểu biết về thế giới bên ngoài… Họ dành sự
xa hoa để tiếp đãi tôi, trong khi xung quanh là cảnh nghèo đói.”
Ngày
16 Tháng Năm, 1946, trong lễ khai giảng Trường Võ Bị Trần Quốc Tuấn,
ông Hồ trao cho nhà trường lá cờ thêu sáu chữ “Trung với nước, hiếu với
dân.” Thế nhưng, 18 năm sau, khi đã thiết lập được chế độ toàn trị trên
miền Bắc, nhân ngày thành lập quân đội, 22 Tháng Mười Hai, năm 1964, ông
Hồ viết: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân…” Chỉ riêng chuyện
này đã cho thấy Hồ rất khôn khéo, ứng phó thích hợp với thời thế trong
từng giai đoạn.
Trong
quyển “Đây công lý của thực dân Pháp ở Đông Dương,” với bút danh Nguyễn
Ái Quốc, ông Hồ viết: “Tôi gọi báo là một tờ báo về chính trị, về kinh
tế, hay văn học như ta thấy ở Châu Âu và các nước Châu Á khác, chứ
không phải là tờ báo do chính quyền thành lập và giao cho bọn tay chân
điều khiển.” Nhưng chế độ của ông đã thiết lập một hệ thống báo chí làm
“công cụ của đảng, nói tiếng nói của đảng.” Ông nói “dân chủ là người
dân được mở mồm ra nói.” Nhưng Luật Sư Nguyễn Mạnh Tường chỉ góp ý nên
xây dựng chế độ pháp trị để giúp đảng tránh những sai lầm như cuộc cải
cách ruộng đất, đã lập tức bị đưa ra đấu tố, “bị rút phép thông công”
(Un excommunié – Tựa đề quyển hồi ký của Nguyễn Mạnh Tường viết bằng
tiếng Pháp) rồi cho “ngồi chơi xơi nước.”
Hồ
nói “chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương do nhân dân cử ra.”
Nhưng sống trong chế độ của ông, người Việt Nam đã nhận xét bằng một
thành ngữ “đảng cử dân bầu.” Ông nói: “Nếu chính phủ làm hại dân thì dân
có quyền đuổi chính phủ.” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, trang 283).
Nhưng chính phủ của ông không chỉ làm hại dân một lần mà rất nhiều lần:
Cải cách ruộng đất, Chống Nhân văn-Giai phẩm, Cải tạo nông nghiệp và
công thương nghiệp…
Người dân làm sao để có thể đuổi cái chính phủ do đảng độc quyền lãnh đạo!
Hồ
Chí Minh có bài viết “Nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá
nhân.” Đạo đức cách mạng theo ông Hồ là “cần, kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư.” Nhà nghiên cứu Nguyễn Kiến Giang nhận định: “Hệ tư tưởng
này chỉ thừa nhận con người cộng đồng và con người chức năng. Con người
cá nhân không thể không tìm lối thoát: Nó phải sống chui. Bi kịch cá
nhân của nó chính là ở chỗ này.”
Và
như chúng ta đã biết, chính bản thân Hồ Chí Minh cũng không thoát khỏi
được bi kịch ấy trong đời sống riêng tư của con người cá nhân ông. Sống
chui là sống không hợp thức, không hợp pháp.” (Hồ Chí Minh nói về con
người. Phần viết thêm, Tháng Chạp 1993).
Ông
Nguyễn Tài, người từng theo ông Hồ những năm ở Thái Lan, kể với Nguyễn
Kiến Giang: Trước khi ông Hồ mất ít lâu, Nguyễn Tài được vào thăm. Ông
Hồ bảo ông Tài viết tặng mình đôi câu đối. Ông Hồ nói: “Kẻo sau khi mình
đi rồi, có tặng, mình cũng không biết gì nữa.” Ông Tài viết: “Giao hoan
bi hỉ đồng song lệ. Ân oán giao tranh huyết nhất bầu.” Ông Tài giải
thích: Cái vui, cái buồn xoắn lấy nhau, đôi tròng mắt trào lệ. Chuyện
ân, chuyện oán tranh nhau, vẫn một bầu máu nóng ấy. Ông Hồ rất thích đã
vỗ tay khen: “Câu đối này hợp với mình lắm. Cuộc đời mình, vui cũng
nhiều mà buồn cũng nhiều. Ân cũng nhiều mà oán cũng nhiều.” (Cũng lạ,
nếu ông Hồ là người giỏi chữ Hán tại sao ông không biết trong chữ Hán
không có chữ bầu. Bầu là một từ thuần Việt!).
Năm
1960, khi làm phóng viên báo Lao Động, nhiều lần ở các hội trường của
Ban Tuyên Huấn Đảng, tôi được nghe Tố Hữu, Hoàng Tùng nói, “Trần Dân
Tiên, T. Lan là bút danh của Bác.” Các vị cho rằng ông Hồ viết về mình,
không phải để tự đề cao mà chỉ nhằm mục đích thực hiện một công tác cách
mạng: Giúp cho quần chúng hiểu rõ và kính yêu lãnh tụ, càng thêm tin
tưởng vào tiền đồ cách mạng. Tuy nhiên trong sách này, Trần Dân Tiên
không chỉ đề cao Hồ Chí Minh mà còn chê bai những anh hùng dân tộc như
Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và đả kích những người
yêu nước không Cộng Sản như Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng
Khanh. Cuối sách, ông Hồ gợi ý: “Nhân dân gọi chủ tịch là cha già của
dân tộc, vì Hồ Chủ Tịch là người con trung thành nhất của Tổ quốc Việt
Nam.”
Nhiều
người nước ngoài có dịp tiếp xúc với ông Hồ đã nhận xét về thói quen
đóng kịch của ông. Trong quyển sách viết về ông Hồ xuất bản năm 1968, ở
trang 217, nhà báo Pháp Jean Lacouture nhận xét: “Chiếc khăn tay của ông
ta thường quệt trên cặp mắt khô queo.” Theo Hoàng Tùng, trước khi hành
hình Nguyễn Thị Năm-Cát Hanh Long, người ta xin ý kiến ông Hồ, ông nói:
“Người Pháp cho rằng không bao giờ đánh phụ nữ dù với một nhành hoa…”
Trong khi đó, với bút danh C.B., ông Hồ đã viết trên báo Nhân Dân bài
“Địa chủ ác ghê,” vu cáo Nguyễn Thị Năm giết chết rất nhiều nông dân.
Trong
hồi ký của mình, Giáo Sư Nguyễn Đăng Mạnh có một bài viết về ông Hồ,
trong đó có đoạn: “Như đã nói, vì lý do chính trị, Hồ Chí Minh nhiều khi
phải diễn kịch. Sống cứ phải ‘diễn’ như thế, kể cũng khổ… Những trò
diễn của Hồ Chí Minh nói chung có tác dụng rất tốt đối với tầng lớp bình
dân. Nhưng với trí thức có khi lại phản tác dụng. Năm 1946, Hồ Chí Minh
từ hội nghị Fontainebleau về nước, có Trần Hữu Tước và một kỹ sư tên là
Quang theo về. Trên tàu, ông Hồ diễn trò nhảy ‘son lá son’ với các thủy
thủ. Quang thấy thế lấy làm khó chịu, mất tin tưởng. Ông ta bỏ không
theo Hồ Chí Minh nữa… Trần Hữu Tước sau này có gặp Quang rửa xe máy ở
Sài Gòn.”
Chuyện
ông Hồ có vợ con hay không cũng làm tốn rất nhiều giấy mực. Trong bức
thư gửi Bác Sĩ Vũ Đình Tụng, người có con vừa hy sinh, ông Hồ viết:
“Ngài biết rằng tôi không có gia đình cũng không có con cái.”
Ngày
nay, có rất nhiều tư liệu nói cụ thể về những người tình và vợ con của
ông Hồ: Trong sách Hồ Chí Minh ở Paris, Thu Trang cho biết, ông Hồ từng
viết những bức thư dài tán tỉnh cô Bourdon. Sử gia Daniel Hémery kể: Khi
vào Đảng Xã Hội Pháp, ông Hồ có “người tình đồng chí” là Marie Briére.
Rời Mạc-Tư-Khoa tới Quảng Châu, Tháng Mười năm 1926, Hồ làm lễ kết hôn
với Tăng Tuyết Minh ở nhà hàng Thái Bình. Ngày 6 Tháng Sáu, 1931, khi bị
cảnh sát Hongkong bắt, Hồ đang sống với một phụ nữ tên là Li San. Năm
1942, Hồ rời Cao Bằng đi Hoa Nam, đến Tháng Tám, năm 1943, Hồ trở lại
Cao Bằng cùng với Đỗ Thị Lạc và đứa con gái. Trong cuốn “Một cơn gió
bụi,” Lệ Thần Trần Trọng Kim có kể chuyện này.
Năm
1956, Hồ 65 tuổi đưa cô Nông Thị Xuân 22 tuổi, từ Cao Bằng về số 66 Phố
Hàng Bông Thợ Nhuộm, Hà Nội, để sống lén lút và sinh con là Nguyễn Tất
Trung mà không dám thừa nhận. Có vợ, có con không phải là xấu, nhưng cố
giấu chuyện mình có vợ có con mới là “vấn đề” và vì thế ông ta không dám
bảo vệ khi vợ mình bị hãm hiếp, sát hại.
Tháng
Giêng, năm 2009, trả lời câu hỏi của ông Nguyễn Vĩnh Châu: “Hồ Chí Minh
có công hay có tội,” Tiến Sĩ Vũ Ngự Chiêu đáp: “Vấn đề tùy thuộc ở
những gì những người kế vị Hồ Chí Minh sẽ thực hiện trong tương lai.”
Tại
sao lại phải chờ xem những người kế vị Hồ Chí Minh sẽ làm gì? Tội của
Hồ Chí Minh là đã tạo ra và củng cố một chế độ độc tài đảng trị, phản
dân chủ. Chế dộ đó là nguyên nhân của hai tai họa cho đất nước: Giặc
ngoại xâm phương Bắc được giặc nội xâm, tức là bọn kế vị Hồ Chí Minh
dâng tặng đất đai trên đất liền và các đảo ở biển Đông. Giặc ngoại xâm
phương Bắc không bao giờ thỏa cơn khát bành trướng xâm lược. Lũ nội xâm,
tức là bọn cầm quyền trong nước thì vơ vét của dân không từ một thứ gì!
Có
lẽ Cựu Hoàng Bảo Đại, người có dịp sống gần Hồ Chí Minh những năm
1945-1946, miêu tả con người hai mặt của Hồ Chí Minh xuất sắc nhất.
Trong
hồi ký “Con Rồng Việt Nam,” Cựu Hoàng Bảo Đại kể, Tháng Chín, năm 1945,
những ngày đầu gặp Hồ, ông nhận thấy: “Mặc chiếc vareuse hở cổ, đi dép
Bình Trị Thiên, râu cằm lơ thơ, Hồ Chí Minh giống một ông đồ nho hay một
triết nhân, thích ngâm thơ phú hơn là làm chính trị. Người gầy gò mảnh
dẻ, mắt sáng quắc đầy nhiệt tâm, ông có một nhãn lực lôi cuốn, vừa đạo
mạo, vừa độc đáo. Lời nói cũng chan hòa nhân ái, như bác bỏ mọi bạo
động, hận thù. Ông như đã nắm vững được thực tại và nhu cầu của Việt Nam
lúc ấy. Ông cũng có một nhận xét sắc bén về tiến trình lịch sử, do sự
tự học khá rộng rãi về các thế giới Tây phương, về Nga và Trung Hoa… Quả
thật ông cụ này thành thực hăng say với nền độc lập và thống nhứt của
đất nước.”
Một
năm sau, ngày 15 Tháng Tư, năm 1946, bị bỏ rơi trên đất Tàu, không một
xu dính túi, giở thư Hồ Chí Minh vừa mới gửi, đọc tới câu cuối: “Ôm hôn
thắm thiết,” Bảo Đại bật cười và nhận xét:
“Quả
nhiên, đây là tay đại hề, đóng kịch rất tài. Khi thì đạo mạo như cha
già, khi thì thân thiết, rồi lại ẻo lả, yếu mềm hay nghiêm trang, trịnh
trọng, nhiều khi trào lộng, mỉa mai. Tất cả những ai đã ở gần ông ta,
đều tự lừa hay đã bị lầm. Người Mỹ rồi Sainteny, thêm tôi nữa… Khi tôi
biết được quá khứ của ông ta sự giao dịch đã rất trơn tru. Tôi biết
trước mặt tôi là ai rồi, sau cái mặt nạ này. Một chiến binh Mác-Xít, một
kẻ đã chai đá sau hơn ba mươi năm chiến đấu, bị đảng chi phối, trói
buộc chặt chẽ rồi, một chiến sĩ đầy thủ đoạn. Thừa khả năng chịu đựng,
dám làm tất cả mọi sự lừa lọc, biết người, biết nhược điểm của họ, để
khinh bỉ họ, kiên nhẫn cùng cực, và quyết theo đuổi kỳ cùng mục tiêu của
mình mọi mặt, nhưng cuối cùng thì quyết liệt, rắn như sắt. Đầy tế nhị
và thông minh và bất nhân đến độ bạo tàn. Lúc nào cũng sẵn sàng ôm ấp,
yêu đương mình, để bóp chặt kín đáo không ai có thể ngờ.
Theo
đảng Cộng Sản Mác-Xít do hoàn cảnh thực tế giai đoạn, bởi chủ nghĩa này
trong chiến lược toàn cầu nhận thấy sự nổi dậy của tất cả các sắc dân
bị trị, nên ông ta nhắm mắt tuân theo, không biết đến lý luận hay bàn
cãi gì nữa. Khi đã vào đảng rồi, ông ta đã nhìn với nhãn quan của chủ
thuyết này qua lăng kính một chiều của nó.”
Tống Văn Công
(Người Việt)
Không có nhận xét nào