Biểu tình đòi rời bỏ EU ở Anh. |
Hai
sự kiện chính trị trong năm 2016 làm nổi bật sự thành công
của chủ nghĩa quốc gia dân túy và ảnh hưởng sâu sắc đến chính
trường quốc tế: Vương quốc Anh rút khỏi Liên minh Âu châu qua
cuộc trưng cầu dân ý Brexit ngày 23.06.2016 và Cuộc bầu cử Tổng
thống Mỹ ngày 08.11.2016 - Thương gia địa ốc Donald Trump trở
thành Tổng Thống Mỹ nhờ phiếu cử tri đoàn (electoral college)
mặc dù thua phiếu phổ thông (popular vote). Hai thành quả này đã
làm hồi sinh các thây ma quốc gia chủ nghĩa vốn bị chôn vùi sau
thế chiến thứ hai. Nhiều chiến dịch bài ngoại,chống di dân,
tị nạn được các chính đảng, hội đoàn phân biệt chủng tộc và
phái tính phát động rầm rộ khắp nơi. Ở Âu châu, đặc biệt tại
các quốc gia Đông Âu các chính đảng dân túy quốc gia bất kể
khuynh hướng chính trị tả hay hữu bỗng nhiên đạt được tỷ số
phiếu đáng kể trong những cuộc bầu cử nghị viện. Hiện nay
phong trào dân túy phất lên như „diều gặp gió“.
Tại sao dân túy quốc gia lại phát triển được?
Dani Rodrik, 61 tuổi người Thổ Nhĩ Kỳ, Giáo sư đại học Harvard lý giải hiện tượng bằng tam nan luận „Trilemma“.
Một
trong những người đầu tiên dùng tam nan luận là triết gia Hy
lạp Epikur. Ông đưa ra câu hỏi: Thượng đế có thể vừa tốt và vừa
toàn năng được không? Epikur nhận xét:
- Trường hợp thứ nhất: Thương đế có ý muốn cản trở điều ác, nhưng lại bất lực. Như vậy ngài không toàn năng
- Trường hợp thứ hai: Thượng đế có khả năng ngăn điều ác, nhưng ngài không có ý muốn. Như vậy ngài không tốt.
-
Trường hợp thứ ba: Thượng đế vừa có ý muốn và có khả năng
cản ngăn điều ác. Vậy thì tại sao điều ác còn duy trì?
Tương
tự Tam nan luận của Epikur, Rodrik cũng đặt ra trong tác phẩm
„The Globalization Paradox" (Nghịch lý Toàn cầu hóa) ba luận đề
dân tộc tự quyết phát triển dân chủ và thương mại không biên
giới mà theo ông ba vấn nạn này không tương hợp với nhau.
Câu
hỏi được đặt ra là Liên minh Âu châu (EU) liệu có thể liên kết
giao lưu không biên giới trong mọi lãnh vực và các quốc gia
thành viên vừa giữ chủ quyền và vừa duy trì nền dân chủ được
không?
Theo
ông „Chúng ta không thể vừa muốn phát triển dân chủ, duy trì
quyền dân tộc tự quyết laị muốn toàn cầu hoá kinh tế. Khi
chúng ta muốn toàn cầu hoá thì chúng ta hoặc phài bỏ chủ
quyền quốc gia hoặc phát triển dân chủ. Khi chúng ta muốn duy
trì và phát triển dân chủ thì phải chọn lưạ giữa chủ quyền
quốc gia và hội nhập kinh tế quốc tế. Và khi chúng ta muốn
gìn giữ chủ quyền quốc gia, quyền dân tộc tự quyết thì phải
chọn giữa phát triển dân chủ và toàn cầu hoá...
Liên
kết, toàn cầu hoá có nghiã tạo ra phồn vinh, nhưng nếu quốc
gia không điều chỉnh và định hướng, việc này sẽ ảnh hưởng đến
quyền dân tộc tư quyết và chế độ dân chủ. Theo Rodrik tam nan
luận không đòi phài bỏ điều này hay điều nọ mà phải chọn ưu
tiên. Trước chủ quyền quốc gia, rồi kinh tế toàn cầu hay trước
dân chủ rồi toàn cầu. Thị trường sẽ họat động không hiệu quả
nếu không có những quy định nhà nước rõ ràng. Hội nhập kinh
tế khó có thể được người dân chấp nhận nếu không có hội nhập
chính trị sâu rộng. Duy trì tình trạng bất căn bằng sẽ làm
dân chủ mất ý nghĩa.
Theo
Rodrik Liên minh Âu châu gặp khó khăn trong tam nan chọn lưạ. Vì
chủ trương phát triển kinh tế, thương mại tự do, EU đòi hỏi các
quốc gia thành viên phài chuyển nhượng nhiều thẩm quyền và
giới hạn quyền tự quyết.
Dựa
vào điểm này phe dân túy hữu khuynh kết án sự thông thương
không biên giới về hàng hoá, dịch vụ, nhân công và tư bản làm
cho quốc gia mất chủ quyền và quyền kiểm soát. Còn phe dân tuý
tả khuynh chỉ trích thương mại tự do không kiểm soát dẫn đến
các hậu quả thất nghiệp, bất công giầu nghèo, bất lợi cạnh
tranh, giảm thiểu tiêu chuẩn xã hội và môi sinh. Trong cuộc trưng
cầu dân ý tại Vương quốc Anh, các phe dân túy hữu khuynh đòi
chính quyền phài rút khỏi EU để giành lại quyền kiềm soát
„Take back control“. Tại Mỹ, Trump cũng đưa ra khầu hiệu Mỹ trước
hết „America first“ chống toàn cầu hoá và quy trách nhiệm nước
Mỹ suy vong cho thành phần tinh hoa chính trị và kinh tế trong
nước.
Rodrik
không chống toàn cầu hoá và thương maị tự do, nhưng nêu ra
những vấn đề nghiêm trọng trong việc chọn lựa thực hiện tam
nan. Phong trào dân túy đã khai thác những điểm tiêu cực của
toàn cầu hoá ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia và hệ thống
dân chủ để kích động cử tri bài ngoại và chống guồng máy
lãnh đạo đất nước.
Phong
trào dân tuý quốc gia chủ trương bác bỏ nền dân chủ tự do
hiện đại, một mô hình xăy dựng trên nhân quyền, phân quyền, pháp
trị , tự do báo chi và tự do hội đoàn. Họ đòi hỏi ý dân
phải được thể hiện qua các cuộc trưng cầu dân ý nhằm phi chính
đáng hoá tính đại diện trong hệ thống dân chủ đại nghị. Sự
trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy quốc gia cực đoan không chỉ đơn
thuần là sự bất tín nhiệm đối với giai tầng lãnh đạo kinh tế
chính trị, mà còn biểu hiện sự mong chờ một lãnh tụ mạnh
bạo như Tập Cận Bình, Wladimir Putin hay Donald Trump. Tại Âu châu
và nhiều nước khác các tổ chức dân túy mị dân hiện nay đang
là mối họa cho nền dân chủ tự do.
(Dân Luận)
Không có nhận xét nào