Trong bài phát biểu tại hội nghị APEC, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh nhu cầu hợp tác toàn cầu và thương mại quốc tế, xác định rằng không có vấn đề gì là không thể giải quyết bằng cách tham khảo nhau. Ông Tập nhận xét: “Lịch sử cho thấy sự đối đầu, qua hình thức chiến tranh lạnh, nóng hay chiến tranh thương mại, sẽ không tạo ra người thắng cuộc”.
Ông Tập dạy đời rằng thế giới cần “khai dụng sức mạnh của nhau và theo đuổi sự đồng tồn (pursue coexistence)”, hơn là phê bình sự chọn lựa nội bộ của các quốc gia khác. Ông Tập lên lớp: “Chúng ta phải bác bỏ sự kiêu ngạo và thành kiến, tôn trọng và hòa nhập với nhau, và ôm ấp sự đa nguyên của thế giới chúng ta”.
Nghe thì hay! Ôn hòa và hữu lý! Đạo đức nữa! Nhưng chính những lời nói trên có vẻ đi ngược lại các chính sách đối nội lẫn đối ngoại của ông Tập.
Trước khi lên lớp khuyên nhủ thiên hạ, thiết tưởng ông Tập nên nhìn lại chính mình và cái đảng và nhà nước của ông.
Tham vọng tột cùng
Một quốc gia gần 1,4 tỷ người, nhưng hầu như mọi quyết định quan trọng về quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, công nghệ, văn hóa v.v… đều phải thông qua ông Tập. Ba thập niên trước, hệ thống chính trị Trung Quốc có tính cách lãnh đạo tập thể, Ủy ban Thường vụ Trung ương Đảng là cơ quan quyết định tối cao. Giờ đây không còn lãnh đạo tập thể, chỉ còn lãnh đạo tối cao với một cá nhân mạnh. Ông Tập có chân trong mọi ủy ban quan trọng nhất giám sát chính sách, từ các vấn đề mạng, cải tổ kinh tế, đến an ninh quốc gia. Sự sắp xếp như thế thể hiện một hệ thống và văn hóa chính trị có truyền thống tôn sùng chủ nghĩa cá nhân (quân chủ, như ngàn xưa), nhưng nó được núp dưới chiêu bài tập thể, dân tộc. Trong trường hợp của ông Tập tại Trung Quốc, chiêu bài đó có tên “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc tính Trung Hoa trong thời đại mới”.
Chỉ trong vòng chưa đầy 6 năm cầm quyền, ông Tập đã tập trung quyền lực vào tay mình trong một thời gian ngắn. Ông bây giờ trở thành Chủ tịch mọi thứ và vô hạn định, và tư tưởng còn được khắc ghi trong Đảng quy và Hiến pháp của Trung Quốc. Nhưng cái gọi là “tư tưởng Tập Cận Bình” thật ra không có gì mới hay có thể gọi là “tư tưởng” theo kiểu hiểu Tây phương hay học thuật. Nó chủ yếu là khung sườn để dung hợp các chính sách và chủ trương của ĐCSTQ với ý thức hệ chính trị và cá nhân của ông Tập. Nó bao gồm 14 nguyên tắc, hay có thể gọi là 14 điểm chính sách căn bản, của họ Tập.
Trong 10 mệnh đề về chương trình điều hành quốc gia, gồm 131 chữ, thì có 5 điều về quân sự, bốn điều về xã hội và một về ngoại giao, trong đó nhấn mạnh vai trò của đảng là trên hết, sau đó đến vai trò của Quân đội (Giải phóng Nhân dân, PLA). Nhưng đảng có quyền lãnh đạo tuyệt đối trên PLA và các lực lượng vũ trang khác. Ngoài ra, “tư tưởng” của họ Tập là quên đi các tư duy đa nguyên, dân chủ hay vai trò tối cao của chính quyền, và phải nhớ rằng Đảng luôn nắm quyền tuyệt đối và toàn diện để kiểm soát được sự phát triển của xã hội trong trật tự. Ngoài Vành đai Con đường, một dự án có nhiều tham vọng về đối nội lẫn đối ngoại, “tư tưởng” này nhấn mạnh đến cộng đồng dân tộc Trung Quốc. Nhưng dân tộc ở đây không còn như trước là gồm người Hán, Mãn Châu, Mông Cổ, Hồi và Tibet, mà chỉ còn Hán tộc dước triều đại của họ Tập. Các sắc tộc khác hầu như bị bỏ rơi. Thêm vào đó, họ Tập lại muốn tiếng Quan Thoại được tiêu chuẩn hóa bắt buộc cho tất cả 1,4 tỷ người, kể cả người Tàu ở Hồng Kông hay người Uighur tại Tân Cương. Tất cả đều phải học một cách đồng nhất. Nói cách khác, chủ trương của họ Tập là để đồng hóa văn hóa trước hết phải đồng hóa ngôn ngữ. Đa nguyên, dù trong ngôn ngữ hay văn hoá, đều là sự thách thức đối với sự kiểm soát của Trung Quốc.
Thêm vào đó, tuy đã bị Mao Trạch Đông chê trách cổ hủ ở thế kỷ trước, Khổng giáo được đề cao trở lại, và phiên bản Khổng giáo của thế kỷ 21 nay được ông Tập chính thức công nhận. Ít nhất cũng là phương tiện để mở rộng tầm ảnh hưởng. Ông Tập cho thành lập và phát triển các viện Khổng Tử khắp nơi như là trung tâm ngôn ngữ và văn hóa, hiện nay được 500 trường đại học trên toàn thế giới giảng dạy. Học tiếng Hán qua các Viện Khổng Tử này là theo đúng đường lối và chủ trương của ông Tập. Nó củng cố phiên bản tiếng Hán mà Bắc Kinh đưa ra, qua đó một phần phải học các chương trình mà ĐCSTQ đã soạn sẵn, phần khác không được đụng đến các đề tài nhạy cảm mà Đảng đã xóa bỏ hay kiểm soát, như biến cố Thiên An Môn, Đức Đạt Lai Lạt Ma/Tibet, và bây giờ có thể là vấn đề đàn áp người Uighur tại Tân Cương. Tiếng Hán giảng dạy qua các Viện Khổng Tử, tuy tốn kém rất nhiều, nhưng Trung Quốc sẵn sàng chi tiền mua để đổi lấy quyền lực mềm mà Trung Quốc rất cần trong thời gian qua và sắp tới.
Với những dự án và tham vọng khổng lồ cho giấc mộng bá quyền, như Vành đai Con đường, hay “Made in China 2025”, sự tiến bước của Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của họ Tập tưởng như không có gì ngăn cản được. Nhưng 2018 chứng minh là năm mà những thách thức đối với Trung Quốc nói chung và chính Tập Cận Bình nói riêng bắt đầu lớn dần. Những thử thách này sẽ không đi đâu cả và sẽ tiếp tục ảnh hưởng lên Trung Quốc và lên tư thế cầm quyền của ông Tập vào năm 2019 và các năm sau đó.
Tôi xin tập trung nói về ba thử thách lâu dài: nhân quyền và áp lực quốc tế; kinh tế và áp lực quốc nội; tín nhiệm và áp lực ngoại giao. Các vấn đề địa chính trị, bao gồm các nỗ lực liên minh tại Á châu Thái Bình Dương như Nhật, Ấn, Úc, Mỹ v.v… để cân bằng hay kiềm chế quyền lực của Trung Quốc, hay chính trị nội địa, không nằm trong phạm vi của bài này.
Nhân quyền: vấn đề quốc tế
Về vấn đề nhân quyền, trước hết cần nói về sự đối xử của đảng và nhà nước của ông Tập đối với người Uighur tại Tân Cương.
Sau bao nhiêu tiếng kêu gào của cộng đồng người Uighur tại Tân Cương và lưu vong trên khắp thế giới trong hai năm qua, giờ đây các chính sách tập trung và đồng hóa của Trung Quốc tại Tân Cương đã bị phơi bày và phản đối khắp nơi. Khoảng một triệu người bị tập trung trong hàng trăm trại cải tạo trong vùng này bị ép buộc phải từ bỏ ngôn ngữ, niềm tin tôn giáo và các hoạt động văn hóa của họ. Họ phải học tập cái gọi là tư tưởng Tập Cận Bình, như đề cập trên. Bên ngoài các trại này thì hơn 10 triệu người sắc tộc thiểu số gốc Thổ (Turkic) bị theo dõi, kiểm soát và giới hạn mọi quyền tự do cá nhân. Tất nhiên Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của ông Tập sẽ phủ nhận mọi vi phạm nhân quyền của họ. Chế độ đổ lỗi cho các thành phần Hồi giáo muốn ly khai và gán cho thành phần này cái mũ khủng bố. Tuy chế độ có thể bưng bít và tuyên truyền với người dân Trung Hoa các chính sách đối xử tồi tệ với người Uighur, họ không dễ gì lừa bịp được thế giới này. Thân nhân của người Uighur hiện đang sống khắp nơi trên thế giới, và là tai mắt và nhân chứng cho các chính sách đồng hóa khắc nghiệt này. Chẳng hạn như tại Úc, các cộng đồng Uighur tại các thành phố Adelaide, Melbourne và Sydney hầu như ai cũng có thể kể câu chuyện về sự mất liên lạc với thân nhân của mình tại Tân Cương trong thời gian qua.
Thế giới đã mạnh mẽ lên án hành động vi phạm nhân quyền ở tầm mức khổng lồ và trầm trọng này của Trung Quốc. Điển hình là quốc hội Hoa Kỳ, cả hai viện và lưỡng đảng, mà đứng đầu nỗ lực này là Thượng Nghị sĩ Marco Rubio; 278 nhà khoa bảng trong mọi lĩnh vực trên toàn thế giới; các chuyên gia nhân quyền Liên Hiệp Quốc; 15 đại sứ của các quốc gia Tây phương đứng đầu là Canada; và các cuộc biểu tình rầm rộ của người dân khắp nơi đồng hành với người Uighur. Ông Tập và giới lãnh đạo Bắc Kinh không muốn thế giới phê bình họ về chính sách đối xử với người Uighur, do đó trong mọi diễn đàn mà có thể, ông Tập đều kêu gọi các nước khác nên tôn trọng hơn là “phê bình sự chọn lựa nội bộ của các quốc gia khác”. Ông Tập có vẻ tự hào về hệ thống kiểm soát được được thiết kế và thử nghiệm tại Trung Quốc, kể cả Tân Cương, và còn cho rằng kiểu mẫu “ổn định xã hội” được áp dụng tại đây nên được xuất khẩu qua Trung Đông. Nhưng ông Tập quên rằng quốc gia mà ông đang lãnh đạo có thể đạt được các bước tiến công nghệ của thế kỷ 21 nhưng vẫn mang tư duy và văn hóa cổ hủ và độc đoán của hàng ngàn năm trước. Ông Tập không nhìn ra được rằng vẫn có nhiều cách điều hành quản lý quốc gia văn minh và hiệu quả hơn, không nhất thiết phải đối xử tàn tệ và áp bức để người dân và các sắc tộc thiểu số.
Ngoài sự đối xử với hàng triệu người Uighur hay người Thổ như thế, người ta sẽ không quên cái chết của Lưu Hiểu Ba vào ngày 13 tháng 7 năm ngoái, lúc mà ông Tập đang đứng trên đỉnh cao nhất của quyền lực. Với bao nhiêu quyền lực trong tay như thế, nắm trọn các chức vụ chủ tịch chính yếu, kể cả Ủy ban Quân sự Trung Ương hay Ủy ban An ninh Quốc gia, vậy mà ông Tập vẫn lo ngại một ông Lưu ốm yếu bệnh tật hiểm nghèo để không cho ông xuất ngoại chữa bệnh.
Từ khi ông Tập lên đỉnh cao quyền lực đầu năm 2013 đến nay, các giá trị phổ quát hay các nền dân chủ hiến định Tây phương được xem là động lực rình rập được thiết kế để làm suy yếu, gây bất ổn và phá nát Trung Quốc. Nội trong năm 2015, Trung Quốc đã giam cầm 300 luật sư, các nhà hoạt động và hỗ trợ pháp lý. Ngày hôm nay nó vẫn tiếp diễn, và các đối tượng của họ Tập là phóng viên, lãnh đạo tôn giáo, giới khoa bảng, các nhà hoạt động xã hội và các luật sư nhân quyền. Một trong các chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc, Orville Schell, nhận định rằng Trung Quốc đã thụt lùi một cách không thể tránh khỏi vào không khí chính trị có tính cách giống Mao Trạch Đông thời 1970 hơn là Đặng Tiểu Bình thời 1980.
Một vài phát họa nêu trên cho thấy được những lời hoa mỹ của ông Tập, chẳng hạn như nên tham khảo nhau, không nên đối đầu, nên theo đuổi đồng tồn, và nhất là “phải bác bỏ sự kiêu ngạo và thành kiến, tôn trọng và hòa nhập với nhau, và ôm ấp sự đa nguyên của thế giới chúng ta” v.v… cho thấy ông Tập đầy mâu thuẫn. Nói một đàng làm một nẻo. Đối ngoại thì ông Tập yêu cầu tham khảo nhau và ôm ấp sự đa dạng. Đối nội thì ông Tập và Bộ Chính trị hay Ủy ban Thường vụ của ông chẳng cần tham khảo ai và tiêu diệt sự đa dạng. Chế độ của ông tập có coi ý kiến của dân ra gì, có bao giờ tham khảo họ hay có ý định hỏi họ thật sự muốn gì. Còn mọi hình thức đa nguyên đều bị loại trừ hay triệu tiêu để trở thành nhất nguyên, trong đó Hán tộc, tiếng Quan Thoại được tiêu chuẩn hóa, hay các vùng tự trị trước đây, từ Tân Cương đến Tibet hay Hồng Kông v.v…, cũng sẽ nằm trong chủ trương hội nhập với Bắc Kinh để trở thành khối đồng nhất. Để Trung Quốc trở thành một quốc gia trung tâm của thiên hạ vào thế kỷ 21.
Thời đại của tư tưởng Tập Cận Bình là như thế đó!
Ông Tập quên rằng cho dầu Trung Quốc có quyền lực và giàu có bao nhiêu, có là bá chủ thiên hạ đi nữa, nhưng nếu nó vẫn vi phạm nhân quyền, vẫn tiếp tục đi đàn áp người dân của mình hay các sắc tộc thiểu số khác, thì sẽ không bao giờ được những người tự do và tự trọng trên thế giới tôn trọng mình cả.
Phạm Phú Khải
Blog VOA
Nghe thì hay! Ôn hòa và hữu lý! Đạo đức nữa! Nhưng chính những lời nói trên có vẻ đi ngược lại các chính sách đối nội lẫn đối ngoại của ông Tập.
Trước khi lên lớp khuyên nhủ thiên hạ, thiết tưởng ông Tập nên nhìn lại chính mình và cái đảng và nhà nước của ông.
Tham vọng tột cùng
Một quốc gia gần 1,4 tỷ người, nhưng hầu như mọi quyết định quan trọng về quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, công nghệ, văn hóa v.v… đều phải thông qua ông Tập. Ba thập niên trước, hệ thống chính trị Trung Quốc có tính cách lãnh đạo tập thể, Ủy ban Thường vụ Trung ương Đảng là cơ quan quyết định tối cao. Giờ đây không còn lãnh đạo tập thể, chỉ còn lãnh đạo tối cao với một cá nhân mạnh. Ông Tập có chân trong mọi ủy ban quan trọng nhất giám sát chính sách, từ các vấn đề mạng, cải tổ kinh tế, đến an ninh quốc gia. Sự sắp xếp như thế thể hiện một hệ thống và văn hóa chính trị có truyền thống tôn sùng chủ nghĩa cá nhân (quân chủ, như ngàn xưa), nhưng nó được núp dưới chiêu bài tập thể, dân tộc. Trong trường hợp của ông Tập tại Trung Quốc, chiêu bài đó có tên “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc tính Trung Hoa trong thời đại mới”.
Chỉ trong vòng chưa đầy 6 năm cầm quyền, ông Tập đã tập trung quyền lực vào tay mình trong một thời gian ngắn. Ông bây giờ trở thành Chủ tịch mọi thứ và vô hạn định, và tư tưởng còn được khắc ghi trong Đảng quy và Hiến pháp của Trung Quốc. Nhưng cái gọi là “tư tưởng Tập Cận Bình” thật ra không có gì mới hay có thể gọi là “tư tưởng” theo kiểu hiểu Tây phương hay học thuật. Nó chủ yếu là khung sườn để dung hợp các chính sách và chủ trương của ĐCSTQ với ý thức hệ chính trị và cá nhân của ông Tập. Nó bao gồm 14 nguyên tắc, hay có thể gọi là 14 điểm chính sách căn bản, của họ Tập.
Trong 10 mệnh đề về chương trình điều hành quốc gia, gồm 131 chữ, thì có 5 điều về quân sự, bốn điều về xã hội và một về ngoại giao, trong đó nhấn mạnh vai trò của đảng là trên hết, sau đó đến vai trò của Quân đội (Giải phóng Nhân dân, PLA). Nhưng đảng có quyền lãnh đạo tuyệt đối trên PLA và các lực lượng vũ trang khác. Ngoài ra, “tư tưởng” của họ Tập là quên đi các tư duy đa nguyên, dân chủ hay vai trò tối cao của chính quyền, và phải nhớ rằng Đảng luôn nắm quyền tuyệt đối và toàn diện để kiểm soát được sự phát triển của xã hội trong trật tự. Ngoài Vành đai Con đường, một dự án có nhiều tham vọng về đối nội lẫn đối ngoại, “tư tưởng” này nhấn mạnh đến cộng đồng dân tộc Trung Quốc. Nhưng dân tộc ở đây không còn như trước là gồm người Hán, Mãn Châu, Mông Cổ, Hồi và Tibet, mà chỉ còn Hán tộc dước triều đại của họ Tập. Các sắc tộc khác hầu như bị bỏ rơi. Thêm vào đó, họ Tập lại muốn tiếng Quan Thoại được tiêu chuẩn hóa bắt buộc cho tất cả 1,4 tỷ người, kể cả người Tàu ở Hồng Kông hay người Uighur tại Tân Cương. Tất cả đều phải học một cách đồng nhất. Nói cách khác, chủ trương của họ Tập là để đồng hóa văn hóa trước hết phải đồng hóa ngôn ngữ. Đa nguyên, dù trong ngôn ngữ hay văn hoá, đều là sự thách thức đối với sự kiểm soát của Trung Quốc.
Thêm vào đó, tuy đã bị Mao Trạch Đông chê trách cổ hủ ở thế kỷ trước, Khổng giáo được đề cao trở lại, và phiên bản Khổng giáo của thế kỷ 21 nay được ông Tập chính thức công nhận. Ít nhất cũng là phương tiện để mở rộng tầm ảnh hưởng. Ông Tập cho thành lập và phát triển các viện Khổng Tử khắp nơi như là trung tâm ngôn ngữ và văn hóa, hiện nay được 500 trường đại học trên toàn thế giới giảng dạy. Học tiếng Hán qua các Viện Khổng Tử này là theo đúng đường lối và chủ trương của ông Tập. Nó củng cố phiên bản tiếng Hán mà Bắc Kinh đưa ra, qua đó một phần phải học các chương trình mà ĐCSTQ đã soạn sẵn, phần khác không được đụng đến các đề tài nhạy cảm mà Đảng đã xóa bỏ hay kiểm soát, như biến cố Thiên An Môn, Đức Đạt Lai Lạt Ma/Tibet, và bây giờ có thể là vấn đề đàn áp người Uighur tại Tân Cương. Tiếng Hán giảng dạy qua các Viện Khổng Tử, tuy tốn kém rất nhiều, nhưng Trung Quốc sẵn sàng chi tiền mua để đổi lấy quyền lực mềm mà Trung Quốc rất cần trong thời gian qua và sắp tới.
Với những dự án và tham vọng khổng lồ cho giấc mộng bá quyền, như Vành đai Con đường, hay “Made in China 2025”, sự tiến bước của Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của họ Tập tưởng như không có gì ngăn cản được. Nhưng 2018 chứng minh là năm mà những thách thức đối với Trung Quốc nói chung và chính Tập Cận Bình nói riêng bắt đầu lớn dần. Những thử thách này sẽ không đi đâu cả và sẽ tiếp tục ảnh hưởng lên Trung Quốc và lên tư thế cầm quyền của ông Tập vào năm 2019 và các năm sau đó.
Tôi xin tập trung nói về ba thử thách lâu dài: nhân quyền và áp lực quốc tế; kinh tế và áp lực quốc nội; tín nhiệm và áp lực ngoại giao. Các vấn đề địa chính trị, bao gồm các nỗ lực liên minh tại Á châu Thái Bình Dương như Nhật, Ấn, Úc, Mỹ v.v… để cân bằng hay kiềm chế quyền lực của Trung Quốc, hay chính trị nội địa, không nằm trong phạm vi của bài này.
Nhân quyền: vấn đề quốc tế
Về vấn đề nhân quyền, trước hết cần nói về sự đối xử của đảng và nhà nước của ông Tập đối với người Uighur tại Tân Cương.
Sau bao nhiêu tiếng kêu gào của cộng đồng người Uighur tại Tân Cương và lưu vong trên khắp thế giới trong hai năm qua, giờ đây các chính sách tập trung và đồng hóa của Trung Quốc tại Tân Cương đã bị phơi bày và phản đối khắp nơi. Khoảng một triệu người bị tập trung trong hàng trăm trại cải tạo trong vùng này bị ép buộc phải từ bỏ ngôn ngữ, niềm tin tôn giáo và các hoạt động văn hóa của họ. Họ phải học tập cái gọi là tư tưởng Tập Cận Bình, như đề cập trên. Bên ngoài các trại này thì hơn 10 triệu người sắc tộc thiểu số gốc Thổ (Turkic) bị theo dõi, kiểm soát và giới hạn mọi quyền tự do cá nhân. Tất nhiên Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của ông Tập sẽ phủ nhận mọi vi phạm nhân quyền của họ. Chế độ đổ lỗi cho các thành phần Hồi giáo muốn ly khai và gán cho thành phần này cái mũ khủng bố. Tuy chế độ có thể bưng bít và tuyên truyền với người dân Trung Hoa các chính sách đối xử tồi tệ với người Uighur, họ không dễ gì lừa bịp được thế giới này. Thân nhân của người Uighur hiện đang sống khắp nơi trên thế giới, và là tai mắt và nhân chứng cho các chính sách đồng hóa khắc nghiệt này. Chẳng hạn như tại Úc, các cộng đồng Uighur tại các thành phố Adelaide, Melbourne và Sydney hầu như ai cũng có thể kể câu chuyện về sự mất liên lạc với thân nhân của mình tại Tân Cương trong thời gian qua.
Thế giới đã mạnh mẽ lên án hành động vi phạm nhân quyền ở tầm mức khổng lồ và trầm trọng này của Trung Quốc. Điển hình là quốc hội Hoa Kỳ, cả hai viện và lưỡng đảng, mà đứng đầu nỗ lực này là Thượng Nghị sĩ Marco Rubio; 278 nhà khoa bảng trong mọi lĩnh vực trên toàn thế giới; các chuyên gia nhân quyền Liên Hiệp Quốc; 15 đại sứ của các quốc gia Tây phương đứng đầu là Canada; và các cuộc biểu tình rầm rộ của người dân khắp nơi đồng hành với người Uighur. Ông Tập và giới lãnh đạo Bắc Kinh không muốn thế giới phê bình họ về chính sách đối xử với người Uighur, do đó trong mọi diễn đàn mà có thể, ông Tập đều kêu gọi các nước khác nên tôn trọng hơn là “phê bình sự chọn lựa nội bộ của các quốc gia khác”. Ông Tập có vẻ tự hào về hệ thống kiểm soát được được thiết kế và thử nghiệm tại Trung Quốc, kể cả Tân Cương, và còn cho rằng kiểu mẫu “ổn định xã hội” được áp dụng tại đây nên được xuất khẩu qua Trung Đông. Nhưng ông Tập quên rằng quốc gia mà ông đang lãnh đạo có thể đạt được các bước tiến công nghệ của thế kỷ 21 nhưng vẫn mang tư duy và văn hóa cổ hủ và độc đoán của hàng ngàn năm trước. Ông Tập không nhìn ra được rằng vẫn có nhiều cách điều hành quản lý quốc gia văn minh và hiệu quả hơn, không nhất thiết phải đối xử tàn tệ và áp bức để người dân và các sắc tộc thiểu số.
Ngoài sự đối xử với hàng triệu người Uighur hay người Thổ như thế, người ta sẽ không quên cái chết của Lưu Hiểu Ba vào ngày 13 tháng 7 năm ngoái, lúc mà ông Tập đang đứng trên đỉnh cao nhất của quyền lực. Với bao nhiêu quyền lực trong tay như thế, nắm trọn các chức vụ chủ tịch chính yếu, kể cả Ủy ban Quân sự Trung Ương hay Ủy ban An ninh Quốc gia, vậy mà ông Tập vẫn lo ngại một ông Lưu ốm yếu bệnh tật hiểm nghèo để không cho ông xuất ngoại chữa bệnh.
Từ khi ông Tập lên đỉnh cao quyền lực đầu năm 2013 đến nay, các giá trị phổ quát hay các nền dân chủ hiến định Tây phương được xem là động lực rình rập được thiết kế để làm suy yếu, gây bất ổn và phá nát Trung Quốc. Nội trong năm 2015, Trung Quốc đã giam cầm 300 luật sư, các nhà hoạt động và hỗ trợ pháp lý. Ngày hôm nay nó vẫn tiếp diễn, và các đối tượng của họ Tập là phóng viên, lãnh đạo tôn giáo, giới khoa bảng, các nhà hoạt động xã hội và các luật sư nhân quyền. Một trong các chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc, Orville Schell, nhận định rằng Trung Quốc đã thụt lùi một cách không thể tránh khỏi vào không khí chính trị có tính cách giống Mao Trạch Đông thời 1970 hơn là Đặng Tiểu Bình thời 1980.
Một vài phát họa nêu trên cho thấy được những lời hoa mỹ của ông Tập, chẳng hạn như nên tham khảo nhau, không nên đối đầu, nên theo đuổi đồng tồn, và nhất là “phải bác bỏ sự kiêu ngạo và thành kiến, tôn trọng và hòa nhập với nhau, và ôm ấp sự đa nguyên của thế giới chúng ta” v.v… cho thấy ông Tập đầy mâu thuẫn. Nói một đàng làm một nẻo. Đối ngoại thì ông Tập yêu cầu tham khảo nhau và ôm ấp sự đa dạng. Đối nội thì ông Tập và Bộ Chính trị hay Ủy ban Thường vụ của ông chẳng cần tham khảo ai và tiêu diệt sự đa dạng. Chế độ của ông tập có coi ý kiến của dân ra gì, có bao giờ tham khảo họ hay có ý định hỏi họ thật sự muốn gì. Còn mọi hình thức đa nguyên đều bị loại trừ hay triệu tiêu để trở thành nhất nguyên, trong đó Hán tộc, tiếng Quan Thoại được tiêu chuẩn hóa, hay các vùng tự trị trước đây, từ Tân Cương đến Tibet hay Hồng Kông v.v…, cũng sẽ nằm trong chủ trương hội nhập với Bắc Kinh để trở thành khối đồng nhất. Để Trung Quốc trở thành một quốc gia trung tâm của thiên hạ vào thế kỷ 21.
Thời đại của tư tưởng Tập Cận Bình là như thế đó!
Ông Tập quên rằng cho dầu Trung Quốc có quyền lực và giàu có bao nhiêu, có là bá chủ thiên hạ đi nữa, nhưng nếu nó vẫn vi phạm nhân quyền, vẫn tiếp tục đi đàn áp người dân của mình hay các sắc tộc thiểu số khác, thì sẽ không bao giờ được những người tự do và tự trọng trên thế giới tôn trọng mình cả.
Phạm Phú Khải
Blog VOA
Tài liệu tham khảo:
- Ben Westcott, “Xi Jinping says no one wins in 'cold war,' but Pence won't back down”, CNN, November 17, 2018.
- Elizabeth C. Economy, “China's Imperial President”, Foreign Affairs, November/December 2014 Issue.
- Elizabeth C. Economy, “China's New Revolution”, Foreign Affairs, May/June 2018 Issue.
- BBC Monitoring, “His own words: The 14 principles of 'Xi Jinping Thought'”, BBC, October 24, 2017.
- Salvatore Babones, “The Meaning of Xi Jinping Thought”, Foreign Affairs, November 2, 2017.
- R.K.G., “China’s tyranny of characters”, The Economist, July 5, 2016.
- Vivienne Chow, “How China changed its language on speech”, The Interpreter, Lowy Institute, November 5, 2018.
- Geoff Wade, “Confucius Institutes and Chinese soft power in Australia”, Parliamentary Library, Flagpost, November 24, 2014.
- Chengxin Pan, “Made in China 2025 and US–China power competition”, The Interpreter, Lowy Institute, August 10, 2018.
- Tin của VOA, “TQ bác cáo buộc giam 1 triệu người Uighur ở Tân Cương”, VOA, August 13, 2018.
- Nury Turkel and Michael Clarke, “Uighur: Australia needs to end “business as usual” with China”, The Interpreter, Lowy Institute, December 20, 2018.
- Tin của VOA, “Lưỡng đảng Mỹ đòi Trump trừng phạt TQ vì đàn áp người Hồi giáo ở Tân Cương”, VOA, August 31, 2018.
- Marco Rubio, “Rubio, Menendez, Colleagues Introduce Legislation In Response To China's Human Rights Abuses Of Uyghurs”, Press Release, November 14, 2018.
- Michael Martina, “Scholars condemn China for mass detention of Muslim Uighurs”, Reuters, November 27, 2018.
- Tin của VOA, “LHQ kêu gọi TQ thả người Uighur khỏi những nơi bị cho là trại cải huấn”, VOA, September 1, 2018.
- Philip Wen, Michael Martina, Ben Blanchard, “Exclusive: In rare coordinated move, Western envoys seek meeting on Xinjiang concerns”, Reuters, November 15, 2018.
- Charles Rollet, “Ecuador’s All-Seeing Eye Is Made in China”, Foreign Policy, August 9, 2018.
- Kurt M. Campbell and Ely Ratner, “The China Reckoning”, Foreign Affairs, March/April 2018 Issue.
- Kelly Hammond, Rian Thum, and Jeffrey Wasserstrom, “China’s Bad Old Days Are Back”, Foreign Affairs, October 30, 2018.
Không có nhận xét nào