Sau khi Mỹ tuyên bố rút quân khỏi Syria, Pháp tuyên bố sẽ tiếp tục sự hiện diện quân sự ở quốc gia Cận Đông này bên cạnh lực lượng Dân chủ Syria (SDF).
Đây là một động thái lạ của liên quân quốc tế do Mỹ đứng đầu. Thông thường, các nước đồng minh phương Tây thường đưa ra quyết định quân sự tương đồng với Mỹ. Điều này đã được thể hiện rõ ở Aghanistan, Iraq…
Vậy động thái duy trì quân sự của Pháp tại Syria có phải là hành động liều lĩnh, khi Pháp đã thế chân Mỹ và đứng ở thế đối đấu với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Syria.
Tuy nhiên, xét về quy mô lực lượng triển khai và các hoạt động của lực lượng quân sự Pháp ở Syria. Đây nhiều khả năng là bước đi có tính toán của Mỹ và đồng minh trong vấn đề Syria.
Giảm cấp độ xung đột
Trước khi ra quyết định rút quân khỏi Syria, lực lượng quân sự Mỹ được coi là đối trọng chính với liên minh quốc tế do Nga gây dựng và bảo trợ tại Syria. Điều này tạo ra sự khác biệt trong can thiệp quân sự trước đây của Mỹ.
Washington không thể thoải mái áp đặt luật chơi đối với Syria, khi tại quốc gia Cận Đông này còn có sự hiện diện quân sự của Nga.
Ngoài ra, sự hiện diện quân sự của hai cường quốc Nga-Mỹ tại Syria cũng ẩn dấu nguy cơ va chạm quân sự và khiến cuộc chiến leo thang, mất kiểm soát. Đó là điều kể cả giới chức diều hâu Mỹ không mong muốn.
Mặt khác, những lực lượng được Mỹ hậu thuẫn tại Syria đều không thực hiện được mong muốn của Wahsington lật đổ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad. Vai trò của Mỹ tại Syria do đó cũng càng ngày càng suy giảm.
Chính vì thế việc Mỹ rút quân là hành động tất yếu. Tuy nhiên, Washington không muốn công sức, tiền của "đầu tư" vào Syria đổ sông, đổ biển và cần một đồng minh "chốt chặn" tại Syria để níu giữ ảnh hưởng, cũng như làm điều kiện để đàm phán hậu nội chiến với Damascus.
Có lẽ việc Pháp tuyên bố tiếp tục duy trì lực lượng quân sự ở Syria là vì lý do trên. Xét về quy mô và nhiệm vụ, lực lượng quân sự Pháp ở Syria không vai trò và giá trị thay đổi cục diện chiến trường.
Tuy nhiên, việc Pháp tiếp tục duy trì lực lượng tại Syria lại mang nhiều giá trị khác. Việc để Pháp tiếp tục hiện diện quân sự tại Syria sẽ giúp liên quân quốc tế do Mỹ đứng đầu tiếp tục duy trì mức độ ảnh hưởng nhất định tới cục diện chiến trường Syria.
Cùng với đó, việc này cũng giúp lực lượng quân sự Mỹ không phải đối mặt trực tiếp với nguy hiểm khi đối thủ của họ chính là Nga và đồng minh. Quan trọng hơn cả là việc Mỹ rút quân sẽ đánh tín hiệu tới Israel, các quốc gia Trung Đông khác theo dòng Hồi giáo Sunni.
Việc Syria tồn tại qua Mùa xuân Ả rập, chiến thắng trong nội chiến và sự hiện diện, mở rộng của các nhóm quân sự dòng Shitte sẽ tạo ra mối nguy cơ trực tiếp tới Israel và các ông hoàng Ả rập. Nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump rất thực dụng.
Tổng thống Mỹ từng tuyên bố nước này sẽ không còn đóng vai trò cảnh sát toàn cầu và các quốc gia muốn có an ninh phải hợp tác với Mỹ. Đối với vấn đề Syria, sự hợp tác này có thể là các hợp đồng vũ khí khủng và có thể là những nhượng bộ về giá dầu với Mỹ…
Như vậy, việc Pháp tiếp tục duy trì lực lượng quân sự tại Syria sau khi Mỹ rút quân có lẽ phục vụ những mục tiêu lớn hơn và là quyết định mang nhiều tính toán.
Vấn đề còn lại là Mỹ với lực lượng hùng hậu còn không duy trì được chỗ đứng ở Syria, vậy lực lượng quân sự Pháp liệu có được an toàn khi "đơn thương, độc mã" tại Syria? Phải chăng "Chú Gà trống Gô Loa" bỗng biến thành "tay chơi gà mờ" đi nước cờ lạ nhưng liều lĩnh ở Syria?
Mỹ có thể quay trở lại bất kỳ lúc nào
Với hàng loạt căn cứ, trong đó nổi bất nhất là tại thị trấn Al Tanf, giáp biên giới Jordan, lực lượng quân sự của liên quân quốc tế do Mỹ đứng đầu có thể di chuyển qua biên giới Iraq, Jordan sang Syria bất kỳ lúc nào.
Đối với lực lượng quân sự Pháp, nếu có nguy cơ bị cô lập hoặc tấn công, đều có thể thoát hiểm bằng cách di chuyển qua biên giới hoặc cầu cứu lực lượng Mỹ đang đồn trú tại Iraq. Thậm chí, trong các tình huống nguy cấp, lực lượng quân sự Mỹ có thể trực tiếp can thiệp lại vào Syria với lý do hỗ trợ đồng minh.
Điều này hoàn toàn không trái với tuyên bố "rút quân nhanh chóng và toàn diện" khỏi Syria của Tổng thống Donald Trump.
Đây có có thể coi là nước cờ rất chu toàn của Washington, khi vẫn đảm bảo được sự hiện diện quân sự tại Syria, nhưng vẫn mang lại lợi ích cho nước Mỹ dù đã rút quân.
Mỹ có thể yếu thế trên bàn cờ Syria, nhưng xét về ảnh hưởng ở khu vực Cận Đông, Washington không hề yếu thế.
Liệu Nhà Trắng đang có toan tính dùng chính bàn cờ Syria đã được Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Syria định đoạt lên bàn cân để đàm phán với các cường quốc dầu mỏ trong khu vực.
Rõ ràng có lý do để tin vào điều đó khi nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump rất thực dụng và điều này hoàn toàn hợp lý với tuyên bố "làm nước Mỹ vĩ đại trở lại".
Như vậy, việc Mỹ rút quân hay Pháp tiếp tục duy trì lực lượng tại Syria chỉ là nước cờ nhỏ về mặt quân sự, nhưng nó là có giá trị lớn về mặt kinh tế với khả năng mang về những hợp đồng béo bở hàng tỷ USD cho cả Pháp và Mỹ. Liệu đó có phải là sự thật!
Ngọc Huy
SoHa
Vậy động thái duy trì quân sự của Pháp tại Syria có phải là hành động liều lĩnh, khi Pháp đã thế chân Mỹ và đứng ở thế đối đấu với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Syria.
Tuy nhiên, xét về quy mô lực lượng triển khai và các hoạt động của lực lượng quân sự Pháp ở Syria. Đây nhiều khả năng là bước đi có tính toán của Mỹ và đồng minh trong vấn đề Syria.
Giảm cấp độ xung đột
Trước khi ra quyết định rút quân khỏi Syria, lực lượng quân sự Mỹ được coi là đối trọng chính với liên minh quốc tế do Nga gây dựng và bảo trợ tại Syria. Điều này tạo ra sự khác biệt trong can thiệp quân sự trước đây của Mỹ.
Washington không thể thoải mái áp đặt luật chơi đối với Syria, khi tại quốc gia Cận Đông này còn có sự hiện diện quân sự của Nga.
Ngoài ra, sự hiện diện quân sự của hai cường quốc Nga-Mỹ tại Syria cũng ẩn dấu nguy cơ va chạm quân sự và khiến cuộc chiến leo thang, mất kiểm soát. Đó là điều kể cả giới chức diều hâu Mỹ không mong muốn.
Mặt khác, những lực lượng được Mỹ hậu thuẫn tại Syria đều không thực hiện được mong muốn của Wahsington lật đổ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad. Vai trò của Mỹ tại Syria do đó cũng càng ngày càng suy giảm.
Chính vì thế việc Mỹ rút quân là hành động tất yếu. Tuy nhiên, Washington không muốn công sức, tiền của "đầu tư" vào Syria đổ sông, đổ biển và cần một đồng minh "chốt chặn" tại Syria để níu giữ ảnh hưởng, cũng như làm điều kiện để đàm phán hậu nội chiến với Damascus.
Có lẽ việc Pháp tuyên bố tiếp tục duy trì lực lượng quân sự ở Syria là vì lý do trên. Xét về quy mô và nhiệm vụ, lực lượng quân sự Pháp ở Syria không vai trò và giá trị thay đổi cục diện chiến trường.
Tuy nhiên, việc Pháp tiếp tục duy trì lực lượng tại Syria lại mang nhiều giá trị khác. Việc để Pháp tiếp tục hiện diện quân sự tại Syria sẽ giúp liên quân quốc tế do Mỹ đứng đầu tiếp tục duy trì mức độ ảnh hưởng nhất định tới cục diện chiến trường Syria.
Cùng với đó, việc này cũng giúp lực lượng quân sự Mỹ không phải đối mặt trực tiếp với nguy hiểm khi đối thủ của họ chính là Nga và đồng minh. Quan trọng hơn cả là việc Mỹ rút quân sẽ đánh tín hiệu tới Israel, các quốc gia Trung Đông khác theo dòng Hồi giáo Sunni.
Việc Syria tồn tại qua Mùa xuân Ả rập, chiến thắng trong nội chiến và sự hiện diện, mở rộng của các nhóm quân sự dòng Shitte sẽ tạo ra mối nguy cơ trực tiếp tới Israel và các ông hoàng Ả rập. Nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump rất thực dụng.
Tổng thống Mỹ từng tuyên bố nước này sẽ không còn đóng vai trò cảnh sát toàn cầu và các quốc gia muốn có an ninh phải hợp tác với Mỹ. Đối với vấn đề Syria, sự hợp tác này có thể là các hợp đồng vũ khí khủng và có thể là những nhượng bộ về giá dầu với Mỹ…
Như vậy, việc Pháp tiếp tục duy trì lực lượng quân sự tại Syria sau khi Mỹ rút quân có lẽ phục vụ những mục tiêu lớn hơn và là quyết định mang nhiều tính toán.
Vấn đề còn lại là Mỹ với lực lượng hùng hậu còn không duy trì được chỗ đứng ở Syria, vậy lực lượng quân sự Pháp liệu có được an toàn khi "đơn thương, độc mã" tại Syria? Phải chăng "Chú Gà trống Gô Loa" bỗng biến thành "tay chơi gà mờ" đi nước cờ lạ nhưng liều lĩnh ở Syria?
Mỹ có thể quay trở lại bất kỳ lúc nào
Với hàng loạt căn cứ, trong đó nổi bất nhất là tại thị trấn Al Tanf, giáp biên giới Jordan, lực lượng quân sự của liên quân quốc tế do Mỹ đứng đầu có thể di chuyển qua biên giới Iraq, Jordan sang Syria bất kỳ lúc nào.
Đối với lực lượng quân sự Pháp, nếu có nguy cơ bị cô lập hoặc tấn công, đều có thể thoát hiểm bằng cách di chuyển qua biên giới hoặc cầu cứu lực lượng Mỹ đang đồn trú tại Iraq. Thậm chí, trong các tình huống nguy cấp, lực lượng quân sự Mỹ có thể trực tiếp can thiệp lại vào Syria với lý do hỗ trợ đồng minh.
Điều này hoàn toàn không trái với tuyên bố "rút quân nhanh chóng và toàn diện" khỏi Syria của Tổng thống Donald Trump.
Đây có có thể coi là nước cờ rất chu toàn của Washington, khi vẫn đảm bảo được sự hiện diện quân sự tại Syria, nhưng vẫn mang lại lợi ích cho nước Mỹ dù đã rút quân.
Mỹ có thể yếu thế trên bàn cờ Syria, nhưng xét về ảnh hưởng ở khu vực Cận Đông, Washington không hề yếu thế.
Liệu Nhà Trắng đang có toan tính dùng chính bàn cờ Syria đã được Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Syria định đoạt lên bàn cân để đàm phán với các cường quốc dầu mỏ trong khu vực.
Rõ ràng có lý do để tin vào điều đó khi nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump rất thực dụng và điều này hoàn toàn hợp lý với tuyên bố "làm nước Mỹ vĩ đại trở lại".
Như vậy, việc Mỹ rút quân hay Pháp tiếp tục duy trì lực lượng tại Syria chỉ là nước cờ nhỏ về mặt quân sự, nhưng nó là có giá trị lớn về mặt kinh tế với khả năng mang về những hợp đồng béo bở hàng tỷ USD cho cả Pháp và Mỹ. Liệu đó có phải là sự thật!
Ngọc Huy
SoHa
Không có nhận xét nào