Dàn loa tuyên truyền của đảng Cộng
sản Việt Nam bỗng dưng lên đồng hát bài Việt Nam không có về "Quyền con
người", vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
(10-12-1948 / 10-12-2018)
Hình minh họa |
Tiêu
biểu của loạt bài “tự biên, tự diễn” là bài viết được phổ biến rộng rãi
ngày 10/12 (2018) của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình
Minh. Ông Minh khoe: "Những nỗ lực đấu tranh giành độc lập dân tộc,
thống nhất Tổ quốc trong nhiều thập kỷ của Việt Nam không nằm ngoài mục
đích bảo đảm cho mọi người dân Việt Nam được thụ hưởng đầy đủ nhất QCN,
trong đó có quyền được sống trong hòa bình, độc lập, tự do và quyền được
quyết định vận mệnh, con đường phát triển của mình."
Nói mà không nghĩ
Ông
Minh viết vậy mà không phải vậy. Người dân Việt Nam, sau 30 năm chiến
tranh huynh đệ tương tàn (1945-1975) lại bị nhốt vào cái cũi độc tài và
độc tôn toàn trị của đảng Cộng sản mang danh “thống nhất” từ năm 1976
nên chưa bao giờ được quyền tự quyết vận mệnh chính trị của mình.
Bằng
chứng tất cả mọi chuyện, từ A đến Z của đất nước và của con người Việt
Nam đều do Đảng dành làm hết. Nhân dân, tuy là chủ nhân của Tổ quốc mà
bị kìm kẹp để phục vụ đám đầy tớ cán bộ, đảng viên. Vì vậy, dù Đảng
không do dân bầu hay được dân giao quyền cai trị mà vẫn ngang nhiên tự
nhận mình là: "Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội
tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung
thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân
tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư
tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội." (Khoản 1, Điều 4 Hiến
pháp 2013)
Hành
động tiếm đoạt phản dân chủ này của đảng CSVN đã đưa đến hậu quả là tuy
có hòa bình và độc lập, nhưng Việt Nam chưa giây phút nào thoát khỏi lo
sợ bị Trung Cộng đánh úp bất kỳ lúc nào cả trên đất liền lẫn ở Biển
Đông. Để được yên thân, nhóm lãnh đạo CSVN, từ thời Tổng Bí thư đảng
Nguyễn Văn Linh khóa đảng VI (1986 -1991) đã cam tâm ngậm đắng nuốt cay
để phục tùng mọi yêu cầu chính trị, kinh tế và quốc phòng của Trung Cộng
và làm theo phương châm gọi là 16 vàng, 4 tốt do Bắc Kinh trao cho Việt
Nam thi hành là: "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu
dài, hướng tới tương lai" và "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt,
đối tác tốt".
Tiếc
thay, những chữ đầu môi chót lưỡi cạm bẫy của Trung Cộng đã không được
hàng ngũ lãnh đạo phương Bắc áp dụng để chấm dứt tham vọng bành trướng
và bá quyền của họ ở Biển Đông. Bắc Kinh đã chiếm Hoàng Sa của Việt Nam,
từ tay Quân lực Việt Nam Cộng hòa năm 1974. Sau đó, lại xua quân đánh
chiếm 7 bãi và đá khác của Việt Nam ở Trường Sa năm 1988 gồm Vành Khăn,
Tư Nghĩa, Subi, Gaven, Chữ Thập, Gạc Ma và Châu Viên.
Từ
đó đến đầu năm 2018 , Trung Cộng đã dùng áp lực chính trị và kinh tế ép
chế Việt Nam phải từ bỏ một số dự án khai thác dầu khí với nước ngoài,
trong đó có hãng dầu Tây Ban Nha, Repsol. Bắc Kinh tự nhận khu khai thác
nằm trong vùng tranh chấp Lưỡi Bò của tổ tiên họ để lại, chiếm 2/3 diện
tích hay khoảng 3.447.000 cây số vuông, Biển Đông.
Ngoài
việc hoàn tất quân sự hóa 7 vị trí chiến lược qua bồi đắp, tân tạo
thành đảo quốc phòng, Hải quân Trung Cộng còn không ngừng khống chế, xua
đuổi và đàn áp, đôi khi xẩy ra án mạng và cướp tài sản của ngư phủ Việt
Nam đánh bắt tại vùng Hoàng Sa và Trường Sa.
Vậy
mà, quân đội Cộng sản Việt Nam dù đang có mặt ở 21 vị trí ở Trường Sa
đã không dám có hành động nào để bảo vệ chủ quyền và mạng sống ngư dân.
Sự
khiếp nhược của Cộng sản Việt Nam trước Trung Cộng ở Biển Đông, là một
bằng chứng nhân dân Việt Nam chưa được sống trong hòa bình như ông Phạm
Bình Minh rêu rao.
Tự do trong lồng
Song
song với sự tiếm nhận có quyền lãnh đạo đất nước, đảng Cộng sản còn
cướp mất các quyền tự do của dân, dù đã được quy định rõ ràng trong Điều
25 Hiến pháp, gồm các quyền: "tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận
thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình".
Nhưng muốn được hưởng các quyền này, Điều 25 lại buộc rằng: "Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định".
Cho
đến nay, người dân, trên nguyên tắc, mới có hai Luật báo chí và Luật
tiếp cận thông tin. Nhưng tư nhân lại không được quyền ra báo. Khoảng
849 tờ báo, tạp chí in đang hoạt động đều của các tổ chức đảng.
Đảng cũng làm chủ luôn 195 báo điện tử, đa phần của báo in
Tài
liệu của Chính phủ cũng cho biết: "Cả nước có 67 đài phát thanh, truyền
hình Trung ương và địa phương, bao gồm 02 Đài quốc gia là Đài Tiếng nói
Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam; 01 Đài Truyền hình Kỹ thuật số; 64
Đài phát thanh, truyền hình địa phương (riêng TP.Hồ Chí Minh có hai đài:
Đài Truyền hình TP.Hồ Chí Minh và Đài Tiếng nói nhân dân TP.Hồ Chí
Minh)."
Những
con số trên đây, tuy không biết nói, đã phản ảnh đầy đủ tính độc tài và
chủ trương độc quyền báo chí và truyền thông của đảng CSVN.
Bởi vì Điều 14 của Luật Báo chí (LBC) đã quy định rõ "Đối tượng được thành lập cơ quan báo chí" gồm:
1.
Cơ quan của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức tôn giáo từ cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên, hoạt động
hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được thành lập cơ quan
báo chí.
2.
Cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật giáo dục đại học; tổ chức
nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện theo quy định của
Luật khoa học và công nghệ; bệnh viện cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên
được thành lập tạp chí khoa học.
Tài
liệu chính thức cũng cho biết có khoảng 18,000 người “gọi là nhà báo”
đã được cấp thẻ hành nghề, nhưng họ lại không được phép tự do viết điều
mình muốn.
Bởi
vì Điều 25/LBC đã buộc nhà báo phải: "Bảo vệ quan Điểm, đường lối, chủ
trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, tuyên
truyền và bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng,
hành vi sai phạm…"
Như thế khác nào là làm nhiệm vụ tuyên truyền cho đảng.
Về
quyền hội họp, lập hội và biểu tình ghi trong Điều 25 Hiến pháp thì
chưa bao giờ đảng CSVN muốn cho dân được hưởng các quyền này. Nhiều năm
qua chính phủ đã cố tình trì hoãn trình Luật cho quốc hội cứu xét để
rảnh tay xua Công an đi phá các cuộc họp hay đàn áp các cuộc biểu tình
tự phát đòi công bằng, chống áp bức và chống Trung Quốc của công dân.
Như
vậy khi tình hình nhân quyền bị chà đạp công khai và trắng trợn như thế
mà ông Phạm Bình Minh vẫn có thể ngây ngô viết rằng: "Vươn lên từ các
cuộc chiến tranh, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực để xây dựng một nhà
nước của dân, do dân và vì dân, mà trước hết là xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN, cải thiện, nâng cao hệ thống pháp luật về QCN. Việc thông
qua Hiến pháp năm 2013 với một chương riêng về “Quyền con người, quyền
và nghĩa vụ công dân”, và sau đó chỉ trong vòng 4 năm, thông qua hơn 90
văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến QCN, là những nỗ lực hết sức có
ý nghĩa, tạo khuôn khổ pháp lý quan trọng cho việc bảo đảm trên thực tế
QCN, quyền công dân."
Quyền dân hay của đảng?
Nói năng văng mạnh như thế mà ông Minh không sợ bị co lưỡi hay sao?
Trước
hết, nhà nước CSVN hiện nay chưa bao giờ là “của dân”, “do dân” hay “vì
dân” mà là “của đảng”, “do đảng” và “vì đảng” mà thôi. Từ lập pháp,
hành pháp và tư pháp không có độc lập đều do đảng duy nhất cầm quyền cơ
cấu nhân sự để thi hành chính sách, chủ trương của đảng thì làm gì có
thượng tôn luật pháp.
Quyền
bầu chọn trực tiếp của dân cũng đã bị đảng tước bỏ khi nhà nước chỉ
muốn có một Quốc hội hay Hội đồng Nhân dân đại diện qua lối “đảng cử dân
bầu” thì những “dân cử” này, hầu hết là đảng viên, có không nên bị gọi
là bù nhìn?
Do
đó, khi có các vụ người dân bị bắt vào đồn Công an bị bức tử xẩy ra
thường xuyên ở Việt Nam, hay những vụ người dân kéo nhau đi khiếu kiện
lâu ngày mà vẫn không được giải quyết là bằng chứng pháp luật không nằm
trong tay dân mà thuộc về những kẻ có chức, có quyền.
Như
vậy khi ông Phạm Bình Minh khoe Hiến pháp 2013 đã có riêng Chương II
quy định về Quyền Con Người là bằng chứng Việt Nam "bảo đảm trên thực tế
QCN, quyền công dân" là ông đã quay lưng với thực tế không phải như
vậy.
Là
Bộ trưởng Ngoại giao, hẳn ông Minh phải rành rọt hai nghĩa “trắng” và
“đen” của các văn kiện Quốc tế. Vậy liệu ông có thể giải nghĩa cho minh
bạch thế nào là "lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng" ghi trong khoản 2, Điều 14
Hiến pháp, theo đó: "Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn
chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc
phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức
khỏe của cộng đồng."
Sự mù mờ của Điều này chỉ giúp cho nhà nước được quyền suy diễn tùy tiện để hạn chế quyền của công dân.
Càng
dễ lạm dụng và tiếp tay thao túng hơn cho nhà nước khi trong khoản 4,
Điều 15 Hiến pháp chỉ viết chung chung rằng: "Việc thực hiện quyền con
người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc,
quyền và lợi ích hợp pháp của người khác."
Nhưng
“lợi ích quốc gia, dân tộc” là lợi ích gì, ai đặt ra? Và những thứ gọi
là “lợi ích” này có quan hệ đến quyền lợi của đảng không?
Ngoài
ra, những hành động phạm luật của lực lượng Công an đối với người dân
khi bị bắt đã từng bị các gia đình nạn nhân và các tù nhân chính trị và
lương tâm tố cáo nhưng chưa bao giờ được làm sáng tỏ.
Hình
ảnh người dân bị Công an và Công an giả dạng Côn tấn công, đánh đập dã
man trong các cuộc biểu tình chống thảm họa môi trường của Formosa Hà
Tình, chống dự án Đặc khu và chống Luật An ninh mạng xuất hiện đầy rẫy
trên Internet là bằng chứng nhà nước Việt Nam đã vi phạm nghiệm trọng
Điều 20 Hiến Pháp.
Điều này viết:
"1.
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ
về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức,
nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức
khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
2.
Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định
hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả
tang. Việc bắt, giam giữ người do luật định."
Nhà
nước CSVN còn bị tố cáo vi phạm cả Điều 21 quy định: ”(Khoản 2) Mọi
người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức
trao đổi thông tin riêng tư khác.
Không
ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện
tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.”
Tất
cả những quyền Hiến định này đã được minh thị và được Bộ trường Ngoại
giao Phạm Bình Minh lấy làm hãnh diện để ca tụng như một thành công khởi
sắc của việc thực thi Quyền con người của đảng CSVN.
Nhưng
ông Minh quên rằng, bắt đầu từ ngày 01/01/2019, khi Luật An ninh mạng
có hiệu lực thì cũng là lúc nhân dân bị nhà nước khóa miệng và Quyền con
người sẽ chẳng bao giờ được nhắc đến ở Việt Nam. -/-
(12/018)
Phạm Trần
(Dân Làm Báo)
Không có nhận xét nào