Ủy viên bộ chính trị kiêm Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai (áo đỏ, giữa) |
‘Dấu ấn’ duy nhất
Hoàn
toàn chẳng có một dấu ấn nào đọng lại sau chuyến ‘đi chơi’ ở Hoa Kỳ của
Ủy viên bộ chính trị kiêm Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai
từ ngày 29/11 đến 1/12 năm 2018.
Trạng
thái trống vắng ấn tượng đối ngoại của bà Trương Thị Mai là khá tương
phản với thành tích của một người đồng chức với bà trong Bộ Chính trị:
Bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch.
Khi
năm 2018 đã kéo lê cái hình hài lẩy bẩy do đói ăn dầu khí gần đủ thời
gian của nó, hóa ra tướng Lịch lại là ủy viên bộ chính trị có thành tích
đối ngoại đỡ gày guộc nhất: không chỉ một, mà có đến hai lần ông ta mời
được Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis sang Việt Nam - lần đầu tiên
kéo theo sự hiện diện chưa có tiền lệ của hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl
Vinson tại cảng Đà Nẵng vào tháng Ba năm 2018, và lần thứ hai vào tháng
Mười Một cùng năm mà chẳng rõ nguồn cơn đích thực của ‘tăng cường hợp
tác quốc phòng Việt - Mỹ’ là gì.
Dấu
ấn duy nhất, nếu có thể gọi như vậy, của Trưởng ban Dân vận Trung ương
Trương Thị Mai chỉ là ‘địch vận’: thuyết phục ‘kẻ thù số một’ (theo cách
gọi của chính thể độc đảng ở Việt Nam về người Mỹ) công nhận Việt Nam
là nền kinh tế thị trường.
Chứ không phải ‘công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa’.
Kinh tế thị trường nào?
Từ
năm 2013 - thời điểm mà Việt Nam bắt đầu phát sốt lên vì món lợi quá
lớn từ Hiệp định TPP - đến nay, nhiều chuyến đi Mỹ của nhiều quan chức
cấp cao như Trương Tấn Sang - khi đó còn là chủ tịch nước, Nguyễn Tấn
Dũng - khi đó còn là thủ tướng mà chưa thể ‘trở về làm người tử tế’,
thêm cả thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc, Phó thủ tướng Vương
Đình Huệ và cả người không kịp hoàn thiện giấc mơ làm chủ tịch nước trọn
khóa để sau đó trở nên tổng bí thư là Trần Đại Quang, vẫn một mực đề
nghị “Mỹ sớm công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam”. Mà không hề
có tính từ “xã hội chủ nghĩa” gắn kèm cửa miệng.
Nhưng
ở trong nước, sự thể tréo ngoe là không những không quan tâm đến “kinh
tế thị trường”, với Nguyễn Phú Trọng thì chỉ có kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa là thước đo duy nhất về đạo lý kinh tế cộng sản
chứ không phải những tiêu chí mà bằng vào đó được ‘ăn ngay’.
“Nghị
quyết trung ương 5 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa” được Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo tung ra tại Hội nghị
trung ương 5 của đảng cầm quyền diễn ra vào đầu tháng Năm năm 2017 - một
văn bản bao gồm nhiều khái niệm bị giới chuyên gia và dư luận xem là hổ
lốn, thực sự tréo ngoe với mọi tiêu chí về kinh tế thị trường tự do của
cộng đồng quốc tế.
Vào
giữa năm 2015, Bộ Trưởng Kế Hoạch Đầu Tư Bùi Quang Vinh đã trở thành
một trong số những người dám nói thẳng ngay trong một cuộc tập huấn
chính trị “có thứ đó đâu mà tìm,” khi ông được học viên hỏi về kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là gì.
Không
biết có phải vì lý do mạo phạm đến quy phạm đạo lý cộng sản như thế hay
phải chịu trách nhiệm hành chính trong vụ ‘MobiFone mua AVG’, ba năm
sau đó - vào tháng Mười Hai năm 2018 - ông Bùi Quang Vinh đã bị đảng của
ông Trọng kỷ luật bằng hình thức khiển trách.
Nhưng dù sao Bùi Quang vinh cũng được an ủi phần nào bởi… cộng đồng quốc tế.
Vì sao không thể ‘thu tô tín dụng’ cho đảng?
Nếu
những năm trước các nước phương Tây như Mỹ và Liên minh châu Âu còn du
di cho tình trạng lập lờ của “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa” ở Việt Nam, thì từ tháng Bảy năm 2017 các tổ chức tín dụng lớn
nhất như Ngân Hàng Thế Giới, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, Ngân Hàng Phát Triển Á
Châu đã mặc nhiên yêu cầu Việt Nam phải vay tín dụng với những điều
kiện không còn ưu đãi như trước, nghĩa là với mặt bằng lãi suất sẽ tăng
gấp ba và thời gian ân hạn giảm xuống một nửa. Còn muốn có được một phần
vay ưu đãi thì Việt Nam phải dứt khoát chuyển sang nền kinh tế thị
trường theo đúng nghĩa.
“Đúng
nghĩa” có nghĩa là phải minh bạch tài chính và tài khóa, công bằng giữa
doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp nhà nước, chống tham nhũng có thể
chứng minh được, có những bằng chứng bảo đảm Việt Nam tôn trọng quyền
sở hữu trí tuệ… như những tiêu chí của kinh tế thị trường mà quốc tế quy
định. Nhưng về tất cả những mặt này, Việt Nam vẫn luôn là “điển hình
tiên tiến” trên thế giới khi nằm trong nhóm hàng đầu về tham nhũng và
chót bảng về độ minh bạch.
Hậu
quả của cơ chế “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” mà
không có bất kỳ một thay đổi theo hướng cải cách thể chế là trong hai
năm 2017 và 2018, Việt Nam chỉ vay mượn được rất ít tín dụng quốc tế so
với những năm trước.
Bản
nghị quyết “hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa” của Nguyễn Phú Trọng đang thực sự ngáng chân giới chức chính phủ
đang được giao chỉ tiêu phải ‘thu tô tín dụng’ cho đảng.
Trong
những chuyến công du đối ngoại và khi nhắc lại đề nghị ‘công nhận Việt
Nam là nền kinh tế thị trường’, Thủ tướng Phúc làm thế nào để trả lời
câu hỏi “làm thế nào để một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa được vay vốn và quan hệ thương mại song phương?” của các tổ chức
tài chính quốc tế?
Mà
không vay được tiền thì lấy cái gì để đảo nợ cho những khoản nợ nước
ngoài phải trả lên đến 10 - 15 tỷ USD mỗi năm? Không vay được tiền thì
lấy cái gì để nuôi cái đảng sắp hết sạch tiền này?
Chứng
quả đã lộ diện ngay trong chuyến đi Mỹ cuối tháng Năm năm 2017 của Thủ
tướng Phúc: tại cuộc gặp giữa ông với Bộ Trưởng Bộ Thương Mại Mỹ Wilbur
Ross, khi hai bên nhắc lại “Khởi động lại cơ chế trao đổi về quy chế thị trường cho Việt Nam”. Sau nhiều năm, mọi việc lại trở về điểm xuất phát zero…
Trong
khi đó, các nguồn ngoại tệ khác vào Việt Nam lại mang tính ‘cách mạng’
đến kinh khủng. Trong cả năm 2017 và cho đến tận tháng Mười Hai năm
2018, Tổng cục Thống kê và các ban ngành liên quan vẫn không dám công bố
bất cứ số liệu nào về kiều hối quốc gia hút được từ ‘khúc ruột ngàn
dặm’ hay của ‘kiều bào ta’. Hiện tượng này cho thấy lượng kiều hối về
Việt Nam trong hai năm 2017 và 2018 có thể chỉ bằng phân nửa kỷ lục 13,5
triệu USD của chính nó vào năm 2015.
Trong
cái bối cảnh thê thiết ấy, chuyến công du Hoa Kỳ của Ủy viên bộ chính
trị Trương Thị Mai cùng đề nghị ‘công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị
trường’ đã phản ánh tâm thế bế tắc của người vừa trở thành chủ tịch nước
nhưng chưa đi Mỹ trên cương vị ‘nguyên thủ quốc gia’ là Nguyễn Phú
Trọng.
Sau
những chuyến đi Mỹ còn xa mới được coi là thành công của Nguyễn Xuân
Phúc vào năm 2017, Vương Đình Huệ vào năm 2018, kể cả Hoàng Bình Quân -
Trưởng ban đối ngoại trung ương, việc Nguyễn Phú Trọng phải chọn Trương
Thị Mai - một nhân vật ‘bên đảng’ đi làm thuyết khách về kinh tế thị
trường cho thấy ông Trọng có thể không còn tin tưởng vào ‘thành tích đối
ngoại’ của giới quan chức chính phủ mà phải cử một nhân vật đảng phụ
trách dân vận đi vận động kinh tế và vay mượn tiền bạc.
Tiền trạm?
Cũng
không loại trừ một ẩn ý không thể nói trắng ra là chuyến đi của bà
Trương Thị Mai nhằm ‘bắn ý’ để Washington mời Nguyễn Phú Trọng đến ‘thăm
và làm việc tại Hoa Kỳ’ trong vai trò mới cứng là chủ tịch nước - một
hiện tượng khá tương đồng với lời gợi ý lộ liễu chưa từng có của trang
thông tin điện tử của chính phủ Việt Nam vào tháng Ba năm 2017 về ‘Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc sẵn sàng đi thăm Mỹ’.
Trước
chuyến đi của bà Trương Thị Mai, phó thủ tướng và cũng là nhân vật được
bổ sung vào Bộ Chính trị khóa 12 sau khi đã thất bại trong ý đồ trở
thành ủy viên bộ chính trị vào năm 2013 - Vương Đình Huệ - đã chợt có
một chuyến đi đến Hoa Kỳ từ ngày 25-27/6/2018, nhưng không được thông
báo trước trên các phương tiện thông tin đại chúng - một chuyến đi mà
nhiều khả năng không chỉ liên quan đến chức trách của ông Huệ mà còn có
thể mang nhiều hàm ý và ẩn ý về ‘không ngừng nâng cao vị thế Việt Nam
trên trường quốc tế’, tiền trạm cho một ‘đoàn cấp cao’ và cả… xin viện
trợ.
Chuyến
đi Mỹ của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ được xác định là ‘tiền trạm cho
một đoàn cấp cao’ của giới chóp bu Việt Nam sang Hoa Kỳ trong thời gian
tới. Rất có thể đó chính là Nguyễn Phú Trọng.
Vào
năm 2015, dù chỉ là ‘đảng trưởng’ nhưng Nguyễn Phú Trọng đã được tổng
thống Mỹ khi đó là Barak Obama đặc cách tiếp tại Phòng Bầu Dục và tiếp
như một nguyên thủ quốc gia.
Nguyễn
Phú Trọng có vẻ đang muốn tái hiện ‘mình phải như thế nào người ta mới
tiếp như thế chứ’ của ông ta ở Mỹ vào năm 2015, đồng thời ‘phát huy
thắng lợi’ từ chuyến công du Pháp của ông ta vào tháng Ba năm 2018.
Còn
Tô Lâm - bộ trưởng công an - thì sao? Hẳn ông ta cũng có ý muốn ‘đi
Mỹ’, hay chưa biết làm cách nào để thổ lộ cái mục đích thật khó công
khai ấy? Ai sẽ tiền trạm cho Tô Lâm?
Phạm Chí Dũng
(Blog VOA)
Không có nhận xét nào