Sự kiện Giám đốc Tài chính Huawei
Mạnh Vãn Châu bị bắt tại Canada đã gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến
tình hình kinh doanh của công ty này. Mới đây, một nhà cung cấp thượng
nguồn của Huawei cho biết, tình hình nội bộ của Huawei hiện giờ có thể
nói là đang rối loạn. Bên cạnh đó, dường như toàn thế giới cũng bắt đầu
ngăn chặn Huawei, khiến Huawei đối mặt với khó khăn tứ bề.
Hình minh họa |
Tập
đoàn Yaskawa Electric tại Nhật Bản có 3 nhà máy tại Trung Quốc, chuyên
cung cấp thiết bị sản xuất cho khách hàng tại Trung Quốc. Đồng thời cũng
là nhà cung cấp máy móc robot tự động cho Huawei sản xuất điện thoại
thông minh và thiết bị viễn thông.
Ngày
12/12, Giám đốc của Yaskawa là ông Hiroshi Ogasawara chia sẻ với
Bloomberg News cho biết, sau khi bà Mạnh Vãn Châu bị bắt, tất cả các đơn
đặt hàng máy móc công nghiệp của công ty ông đều bị tạm dừng.
Ông
Hiroshi Ogasawara nói, nhân viên của chúng tôi tại Trung Quốc nói, nội
bộ Huawei đã rối loạn, tất cả các giao dịch chi tiêu đều tạm dừng, họ
cần làm phải làm rõ mọi việc trước.
Do
đó có thể suy đoán, sự kiện bà Mạnh Vãn Châu bị bắt có thể đã tạo thành
ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của Huawei.
Sự kiện bà Mạnh bị bắt cũng đã khiến Huawei trở thành tiêu điểm chú ý của toàn thế giới.
Hiện
giờ, Huawei đang phải đối mặt với cục diện bị phong tỏa trên toàn cầu.
Ngày 10/12, chính phủ Nhật Bản đã tuyên bố sẽ loại bỏ Huawei và ZTE ra
khỏi danh mua các thiết bị mạng 5G.
Ngày
11/12, theo Đài truyền hình Fuji tại Nhật Bản đưa tin, nhân sĩ liên
quan thuộc Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (đảng đang cầm quyền tại Nhật)
tiết lộ rằng sau khi tháo dỡ thiết bị của Huawei, họ đã phát hiện rằng
trong phần cứng của các thiết bị này có chứa các thành phần không cần
thiết, đó là chip gián điệp. Vấn đề này đã khiến các cơ quan chức năng
của Nhật Bản phải chú ý.
Còn
có người trong chính phủ Nhật Bản chỉ ra, nếu sử dụng các thiết bị viễn
thông của Trung Quốc như Huawei, khả năng các cuộc tấn công của tin tặc
sẽ tăng cao. Điều này sẽ đe dọa an ninh quốc gia của Nhật Bản, do đó
cần phải phòng vệ nghiêm ngặt.
Năm khó khăn của Huawei
Hồi
tháng 8, Úc đã cấm Huawei đầu tư vào mạng 5G tại nước này; ngày 15/9,
Ấn Độ cũng loại bỏ Huawei ra khỏi hợp đồng hợp tác phát triển mạng 5G;
ngày 15/9, nhà mạng di động lớn nhất của Hàn Quốc SK Telecom tuyên bố,
đã lựa chọn Samsung, Ericsson, Nokia là các doanh nghiệp tham gia đấu
thầu thiết bị mạng 5G, Huawei của Trung Quốc không được tham gia đấu
thầu.
Tháng
10 năm ngoái, một bản báo cáo của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cho
thấy, Huawei có liên quan đến cơ quan tình báo tương tự như KGB của Nga,
hơn nữa còn tiết lộ công ty này còn nhận được khoản tiển 250 triệu Đô
la Mỹ do Bắc Kinh cung cấp.
Tháng
2/2018, các cơ quan tình báo lớn của Mỹ trong đó có cả FBI và CIA đều
đã đưa ra cảnh báo đối với người Mỹ rằng không nên sử dụng các sản phẩm
của Huawei và ZTE. Sau đó, Anh Quốc, Úc, Canada cũng lần lượt tiến hành
điều tra an ninh đối với Huawei. Từ nửa cuối năm nay, các nước như Úc,
new Zealand, Mỹ, Anh Quốc, Nhật Bản cũng lần lượt tuyên bố cấm sử dụng
các thiết bị của Huawei.
Huawei
từ lâu đã được biết đến là có bối cảnh liên quan đến quân đội Trung
Quốc. Tháng 7/2013, cựu Cục trưởng Cục tình báo Trung ương Mỹ Michael
Hayden đã đưa ra cảnh báo, Huawei là cơ cấu gián điệp của Bắc Kinh, đây
là một sự thật không phải tranh cãi.
Huawei
không chỉ giúp đỡ chính quyền Bắc Kinh xây dựng các công trình như “Vạn
lý tường lửa”, “Sky Net”, v.v. để giám sát người dân Trung Quốc; mà còn
xuất khẩu giám sát mạng ra nước ngoài, giúp Bắc Kinh thu thập, đánh cắp
nhiều thông tin tình báo ở nước ngoài, thậm chí còn là vũ khí mạng quan
trọng để Bắc Kinh bành trướng ra nước ngoài.
Huệ Anh
(Tri thức VN)
Không có nhận xét nào