Tuy đã kỷ luật được Chu Hảo và đuổi
được vị giáo sư này ra khỏi đảng cộng sản Việt Nam do mình kiểm soát,
tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn không tìm được cách nào để thu hồi
những cuốn sách do nhà xuất bản Tri Thức và giáo sư Chu Hảo đã in ra.
Nhà sách Khai Tâm ở Sài Gòn với kệ sách trưng nhiều cuốn của nhà xuất bản Tri Thức. Ảnh: Kiều Phong |
Chu
Hảo - giám đốc kiêm tổng biên tập nhà xuất bản Tri Thức, cũng là một
trí thức du học từ Liên Xô về như ông Nguyễn Phú Trọng-tổng bí thư đảng
cộng sản kiêm chủ tịch nước Việt Nam hiện nay. Ông tổ chức dịch và in
rất nhiều sách nghiên cứu về các nền dân chủ phương Tây, trong đó nổi
bật nhất là nền dân chủ của vương quốc Anh và nền dân chủ của Hiệp chủng
quốc Hoa Kỳ.
Trong khoảng chục năm trở lại đây, những từ như “dân túy” nổi lên như diều gặp gió. Giáo sư Chu Hảo nắm bắt được nhu cầu dân chủ ở Việt Nam, một nhu cầu mà ông Nguyễn Tấn Dũng khi còn đương chức thủ tướng chính phủ Việt Nam (cùng lúc này các sách của Chu Hảo được in dễ dàng) cũng phải thừa nhận là một xu thế không thể đảo ngược. Hàng loạt đầu sách bàn về các nền dân chủ Tây Âu và Hoa Kỳ được cấp tốc dịch sang tiếng Việt, được đài thọ bởi các mạnh thường quân theo Tây học. Đối tượng thích sách này và tiêu thụ sách này chủ yếu là các sinh viên văn-sử-triết học và chính trị học tại Việt Nam. Những sách này được truyền miệng như một phong trào, cùng các sách triết học sử ngày càng nhiều trên kệ sách, dường như mỗi sinh viên trường Khoa học xã hội và nhân văn nào cũng có một vài cuốn để theo kịp bạn bè. Ấy vậy, các sách của chủ nghĩa Marx-Lenin thì bị thất sủng, ngậm ngùi nhìn các sách dân chủ phương Tây được lòng giới trí thức trẻ đang ngày càng Âu hóa. Mặc dù dùng đủ mọi biện pháp như xuất ngân khố quốc gia bao cấp cho các sinh viên khoa triết, hay giảm giá các sách chủ nghĩa Marx-Lenin đến mức gần như cho không, thì những sách phục vụ ý chí của đảng Cộng sản Việt Nam cũng ế hàng chỏng chơ trong kho. Còn các sách trong kệ sách Tinh hoa của giáo sư Chu Hảo, càng bị dập thì càng được gọi điện đặt mua nhiều hơn. Ghi nhận tại ký túc xá khu B, đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, do bán chạy, hết sách, nhiều bạn sinh viên đã phô-tô các đầu sách của giáo sư Chu Hảo và chuyền tay cho nhau.
Tại nhiều hiệu sách, chẳng hạn như nhà sách Khai Tâm, qua đợt càn quét vừa rồi lại có thêm nhiều đầu sách của nhà xuất bản Tri Thức bán chạy hơn. Nơi đây, trong nhà sách Khai Tâm ba tầng, có một tầng riêng để trưng bày phần lớn các tác phẩm của Tủ sách Tinh Hoa- một tủ sách mà giáo sư Chu Hảo dày công gây dựng cho sinh viên Việt Nam.
Trận chiến giữa hai vị giáo sư, một vị quyền lực cứng, một vị quyền lực mềm là Nguyễn Phú Trọng và Chu Hảo vẫn còn tiếp diễn, với kết quả sẽ rất khó lường.
Ngoài hai luồng tư tưởng kể trên, còn có một luồng tư tưởng được quảng bá rất mạnh thông qua những cuốn sách in ra và trưng trên các nhà sách hiện nay, đó là bộ sách triết lý An Vi của giáo sư triết khoa Lương Kim Định- trí thức nổi bật nhất và có sức ảnh hưởng độc đáo nhất của Sài Gòn trước 1975. Ba luồng tư tưởng, một của chủ nghĩa Marx muốn dành quyền toàn trị, một của phương Tây muốn thâu hấp văn hóa nhân loại, một dựa vào sức mạnh nội khởi từ bốn ngàn năm văn hiến, tất thảy đang tạo ra một cuộc đua tam mã vô cùng sôi động về văn hóa ở Việt Nam, giành giật nhau từng mỗi tâm hồn yêu triết học.
Trong khoảng chục năm trở lại đây, những từ như “dân túy” nổi lên như diều gặp gió. Giáo sư Chu Hảo nắm bắt được nhu cầu dân chủ ở Việt Nam, một nhu cầu mà ông Nguyễn Tấn Dũng khi còn đương chức thủ tướng chính phủ Việt Nam (cùng lúc này các sách của Chu Hảo được in dễ dàng) cũng phải thừa nhận là một xu thế không thể đảo ngược. Hàng loạt đầu sách bàn về các nền dân chủ Tây Âu và Hoa Kỳ được cấp tốc dịch sang tiếng Việt, được đài thọ bởi các mạnh thường quân theo Tây học. Đối tượng thích sách này và tiêu thụ sách này chủ yếu là các sinh viên văn-sử-triết học và chính trị học tại Việt Nam. Những sách này được truyền miệng như một phong trào, cùng các sách triết học sử ngày càng nhiều trên kệ sách, dường như mỗi sinh viên trường Khoa học xã hội và nhân văn nào cũng có một vài cuốn để theo kịp bạn bè. Ấy vậy, các sách của chủ nghĩa Marx-Lenin thì bị thất sủng, ngậm ngùi nhìn các sách dân chủ phương Tây được lòng giới trí thức trẻ đang ngày càng Âu hóa. Mặc dù dùng đủ mọi biện pháp như xuất ngân khố quốc gia bao cấp cho các sinh viên khoa triết, hay giảm giá các sách chủ nghĩa Marx-Lenin đến mức gần như cho không, thì những sách phục vụ ý chí của đảng Cộng sản Việt Nam cũng ế hàng chỏng chơ trong kho. Còn các sách trong kệ sách Tinh hoa của giáo sư Chu Hảo, càng bị dập thì càng được gọi điện đặt mua nhiều hơn. Ghi nhận tại ký túc xá khu B, đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, do bán chạy, hết sách, nhiều bạn sinh viên đã phô-tô các đầu sách của giáo sư Chu Hảo và chuyền tay cho nhau.
Tại nhiều hiệu sách, chẳng hạn như nhà sách Khai Tâm, qua đợt càn quét vừa rồi lại có thêm nhiều đầu sách của nhà xuất bản Tri Thức bán chạy hơn. Nơi đây, trong nhà sách Khai Tâm ba tầng, có một tầng riêng để trưng bày phần lớn các tác phẩm của Tủ sách Tinh Hoa- một tủ sách mà giáo sư Chu Hảo dày công gây dựng cho sinh viên Việt Nam.
Trận chiến giữa hai vị giáo sư, một vị quyền lực cứng, một vị quyền lực mềm là Nguyễn Phú Trọng và Chu Hảo vẫn còn tiếp diễn, với kết quả sẽ rất khó lường.
Ngoài hai luồng tư tưởng kể trên, còn có một luồng tư tưởng được quảng bá rất mạnh thông qua những cuốn sách in ra và trưng trên các nhà sách hiện nay, đó là bộ sách triết lý An Vi của giáo sư triết khoa Lương Kim Định- trí thức nổi bật nhất và có sức ảnh hưởng độc đáo nhất của Sài Gòn trước 1975. Ba luồng tư tưởng, một của chủ nghĩa Marx muốn dành quyền toàn trị, một của phương Tây muốn thâu hấp văn hóa nhân loại, một dựa vào sức mạnh nội khởi từ bốn ngàn năm văn hiến, tất thảy đang tạo ra một cuộc đua tam mã vô cùng sôi động về văn hóa ở Việt Nam, giành giật nhau từng mỗi tâm hồn yêu triết học.
Kiều Phong
(VNTB)
Không có nhận xét nào