Đảng CSVN phát động chống tham nhũng
khởi xướng từ Nguyễn Phú Trọng. Công cuộc này đã đưa nhiều đại gia và
quan chức phải vào nhà tù và tịch biên tài sản.
Cuộc
chiến được các báo chí cách mạng , những nhà báo gọi là cấp tiến, những
nhà đấu tranh tiếp tay truyền tải thông tin hàng ngày, hàng giờ trên
mạng xã hội. Khiến dân chúng náo nức chờ đợi và hả hê khi nhìn thấy
những quan chức, đại gia lần lượt vào tù.
Truyền
thông của những người đấu tranh chống chế độ CSVN độc tài, chủ quyền
của đất nước bị nhạt nhoà bởi ánh hào quang rực rỡ của trò chống tham
nhũng xuất phát từ Nguyễn Phú Trọng.
Rất
nhiều nhà báo được gọi là cấp tiến, những nhà dân chủ cấp tiến vỗ tay
tán thưởng công cuộc chống tham nhũng, thậm chí họ còn ca ngợi những kẻ
độc tài như Nguyễn Phú Trọng là người minh quân, vì dân, vì nước.
Vậy phải chăng chế độ cộng sản là tốt đẹp, chỉ có con người quan chức trong chế độ đó có vài người sai.?
Bộ
máy tuyên truyền của đảng CSVN đang định hướng cho người dân nghĩ như
vậy. Nhà báo Huy Đức là người đi đầu trong việc ngầm định hướng cho
người dân, đặc biệt giai cấp trí thức, trung lưu nghĩ rằng chế độ cộng
sản VN không sai, chỉ có vài cá nhân quan chức sai phạm, và đảng đang xử
lý những cá nhân đó.
Ngoài
Huy Đức ra có vô vàn nhà báo đều định hướng dư luận theo hướng như vậy.
Bọn nhà báo này thực hiện định hướng tuyên truyền cứu vớt uy tín của
chế độ, mặt khác chúng lợi dụng công cuộc thực chất là thanh trừng này
để trục lợi cho cá nhân, một dạng tống tiền theo kiểu mượn gió bẻ măng.
Đơn cử như trường hợp vợ chồng nhà Hoàng Hải Vân - Thu Uyên một mặt
chúng lên án những đại gia, quan chức cộng sản bị thanh trừng, như những
nhà báo dũng cảm vạch vòi tiêu cực. Nhưng mặt khác nếu có gì nguy hại
đến chế độ như người dân biểu tình, lập tức chúng đăng đàn dùng truyền
thông vùi dập họ, dựa trên chính cái uy tín mà chúng có từ việc đánh
quan chức. Song song như thế chúng vẫn tạo dựng được khối tài sản khổng
lồ mà người giỏi kinh doanh cũng phải mơ ước.
Dư luận đang bị nhầm lẫn giữa những người muốn thay đổi chế độ và những kẻ muốn cứu vãn chế độ và những kẻ trục lợi.
Những
người muốn thay đổi chế độ bằng truyền thông hầu hết đang lãnh những
mức án tù dài đằng đẵng với điều 258 hoặc đang bị cô lập, trấn áp.
Nhiều
người đấu tranh dân chủ bế tắc trong việc khai thác truyền thông tấn
công chế độ cộng sản, đành phải chọn lựa việc lợi dụng công cuộc chống
tham nhũng đả kích một số quan chức cộng sản ngã ngựa, qua đó chứng tỏ
mình vẫn đang tham gia công cuộc tranh đấu.
Chế độ cộng sản VN cũng nhìn nhận thấy cần phải có những vật tế thần để giải quyết được nhiều vấn đề tồn vong của chế độ.
Khi
mà nguồn tài nguyên cạn kiệt, dòng tiền vay của nước ngoài bị hạn chế.
Việc lôi nhau ra thịt để lấy phần là đương nhiên, nhưng khéo léo hơn nó
được che đậy dưới chiêu chống tham nhũng.
Chỉ
có bọn cơ hội hoặc định hướng cho đảng CSVN mới tung hô cuộc chống tham
nhũng nhằm mục đích bảo vệ chế độ. Hoặc những kẻ muốn thể hiện mình là
người phản biện, vạch cái sai này nọ của quan chức nhưng vẫn theo mạch
định hướng để được an toàn và vẫn được tiếng dũng cảm.
Lẽ
ra phải lợi dụng công cuộc thanh trừng của Cộng Sản để vạch cho người
dân thấy rõ bản chất của chế độ, thấy những kẻ tham nhũng bị xử chỉ là
sản phẩm do cơ chế của chế độ cộng sản sản sinh ra, thấy rằng những tên
tham nhũng kia biến đi là để cho những tên tham nhũng khác tinh vi hơn
xuất hiện.
Thì
một số người lại ca ngợi cuộc tham nhũng và đường lối của đảng CSVN để
lừa mị dân chúng tin vào chế độ , phải chăng họ vẫn còn ảo tưởng rằng
chỉ cần loại bỏ những người kẻ tham nhũng kia, đất nước này sẽ đổi mới
và tương lai sẽ sáng lạn hơn. Chế độ cộng sản VN đã từng có thời hầu hết
tất cả các quan chức đều liêm khiết, có những tướng tá, cán bộ cấp cao
sống thanh bạch....nhưng sự liêm khiết và thanh bạch trong quãng thời kỳ
ấy lại là thời kỳ khát máu với những cái như cải cách ruộng đất, nhân
văn giai phẩm và lệnh tập trung cải tạo và cải tạo tư sản.
Đất
nước cần một thể chế minh bạch, chứ không cần những tên vua độc tài và
đám quần thần tung hô ông ta là minh quân khi đem vài tên tham nhũng ra
xử.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)
Không có nhận xét nào